Phân tích Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại kiên long bank an biên, kiên giang (Trang 50 - 52)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI PGD AN BIÊN, KIÊNLONG

4.2.1 Phân tích Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng

Với chức năng làm trung gian tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng Kiên Long Huyên An Biên đã tập tung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong người dân, sử dụng để cho vay. Thông qua hoạt động này thì Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế Huyện, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhân dân trong Huyện ngày càng nhiều, địi hỏi Ngân hàng Kiên Long Huyện phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Nhân dân trong Huyện để họ sản xuất. Đồng thời, Ngân hàng Kiên Long Huyện phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung, Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2007 -2009 đều tăng, cho thấy rằng nguồn vốn của Ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay vốn cho nhân dân trong Huyện, cụ thể như sau:

Bảng 6: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Khoản mục 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Ngắn hạn 23.853 37.893 54.356 14.040 58,9 16.463 43,4 2. Trung – dài hạn 7.770 11.725 14.336 3.955 50,9 2.611 22,3

Tổng Dư nợ cho vay 31.623 49.263 68.692 17.640 55,8 19.429 39,4

Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Kiên long Huyện An Biên

Từ bảng số liệu về tình hình cho vay ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn qua các năm đều cao hơn so với tín dụng trung hạn. Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Đối với năm 2007, Tổng dư nợ đạt 31.623 triệu đồng sang năm 2008 đạt 49.263 triệu, tăng 17.640 triệu tương đương tăng 55,8 %. Sang năm 2009 Dư nợ cho vay là 68.692 triệu đồng tăng 39,4% so với năm 2008 và tăng 117% so với năm 2007.

Hình 5: Tình hình dư nợ cho vay qua 3 năm 2007-20090 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2007 2008 2009 Năm Đvt: Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn

Xét về tỷ trọng thì Dư nợ Ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, trên 79% trong khi đó thì cho vay dài hạn chỉ chiếm 21%, Hơn nữa, trong 3 năm thì Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn Dư nợ cho vay trung hạn, năm 2007 Dư nợ ngắn hạn là 23.853 triệu đồng sang năm 2009 là 54.356 triệu tăng 128% trong khi đó thì Dư nợ trung hạn tăng tương ứng chỉ 85%. Việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm sau cao hơn năm trước là do đa số người dân sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, với thời gian ngắn dễ dàng thu hồi vốn còn đối với cho vay trung hạn doanh số tăng chậm hơn là do qui mô nguồn vốn của Ngân hàng cịn khá nhỏ nên rất khó khăn cho việc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trung hạn của Huyện. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là một cơ cấu cho vay thích hợp của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác mở rộng cho vay, tranh thủ kịp thời các cơ hội đầu tư trung hạn nhằm mở rộng qui mô hoạt động của Ngân hàng. Theo xu hướng của nền kinh tế Huyện thì đầu tư trong ngắn hạn là mục tiêu chính của Ngân hàng, do đó việc tăng dư nợ ngắn hạn chứng tỏ Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia sản xuất, góp phần xố đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng dần mức sống của người dân trong Huyện. Việc giảm dư nợ trung hạn ở năm 2009 nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trung hạn giảm xuống.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại kiên long bank an biên, kiên giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)