Nội dung Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số chuyển tiền Tỷ đồng VNĐ 630 812 1.046
Doanh số chi trả kiều hối Triệu USD 2,4 3,0 3,75
Doanh số thu đổi ngoại tệ Triệu USD 6,3 6,4 6,5
Thanh toán thẻ séc Triệu USD 0,018 0,035 0,068
Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính của Kiênlong bank năm 2007, 2008,2009
Doanh số hoạt động dịch vụ qua các năm cịn q thấp và có tăng nhưng tỷ lệ tăng là không cao. Nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu về dịch vụ không đạt mức cao là do: sự cạnh tranh của các Ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt; Ngân hàng Nhà nước mới cho phép Ngân hàng Kiên Long được kinh doanh ngoại hối trong quý IV năm 2008, trước đó Ngân hàng chỉ được làm đại lý đối với các loại hình dịch vụ thanh tốn bằng ngoại tệ nên hoạt động trong lĩnh vực này cịn gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh họat động dịch vụ, Ngân hàng Kiên Long đã liên kết với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Phương Nam, Cơng ty EDEN để phát triển các dịch vụ như: Thanh toán thẻ, séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ và các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản của khác hàng vv... Ngoài ra trong quý IV năm 2008 Ngân hàng Kiên Long phát triển các
sản phẩm dịch vụ mới như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối.Tuy tỷ trọng thu nhập từ các loại hình dịch vụ chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ hàng năm khá cao (trên 40%). Điều này giúp Ngân hàng vừa nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ vừa giúp cho Ngân hàng có điều kiện tiếp cận với cơng nghệ Ngân hàng hiện đại.
3.2.4 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long trong năm 2007-2009 Bảng 4: TÌNH HÌNH KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2007-2009 Bảng 4: TÌNH HÌNH KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tăng trưởng 2007/2008(%) Tăng trưởng 2008/2009(%) Tổng tài sản 2.200 2.939 6.879 34 134 Vốn điều lệ 580 1.000 2.000 72 100
Dư nợ cho vay 1.351 2.195 4.874 62 122
Vốn huy động 1.528 1.845 6.286 21 241
Lãi trước thuế 74.803 50.654 120.086 -32 135
Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính của Kiênlong bank năm 2007, 2008,2009
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm, Kết quả họat động kinh doanh như sau:
- Tổng thu nhập năm 2008 đạt 374.412 triệu đồng, tăng 86,79% so với năm 2007.
- Tổng chi phí năm 2008 là 323.758 triệu đồng, tăng 157,68% so với năm 2007.
Năm 2008 Lợi nhuận trước thuế đạt 50.654 triệu đồng, nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 41% cho giai đoạn 2007-2009. Lợi nhuân năm 2008 giảm 32,3% so với năm 2007 là do chính sách thắt chặt tiền tệ và những khó khăn thanh khoản trong Quý II và Quý III năm 2008 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuân năm 2008 giảm so với năm 2007
Vượt lên những khó khăn, Ngân hàng Kiên long ln chủ động và vươn lên để hồn thành vượt mức kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Kết quả Ngân hàng thể hiện qua các chỉ số tăng trưởng một cách ấn tượng: Tổng tài sản đạt 2.939 tỷ đồng năm 2008, tăng 33.54% so với năm 2007. Vốn điều lệ tăng từ 580 tỷ đồng năm 2007 lên 1.000 tỷ đồng năm 2008 và 2.000 tỷ đồng. lợi nhuận trước thuế thực tế đều tăng so với kế hoạch đã đề ra, các hoạt động huy động, tín dụng
tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong năm 2008 đạt 1.845 tỷ đồng, tăng 20,66% so với năm 2007. Trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm bằng VND đạt 1.543 tỷ đồng tăng 90,95% so với cuối tháng 12 năm 2007 và đạt 106, 37% so với kế hoạch đề ra. Dư nợ tín dụng đạt 2.195 tỷ đồng, hồn thành 115% kế hoạch 2008, tăng 62% so với thực hiện năm 2007. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế… đều tăng trưởng khả quan và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ này.
Năm 2009, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng ít nhiều đến kinh doanh nhưng với sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cùng với sự quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống Ngân hàng Kiên Long đã đạt được một số kết quả: Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là 6.286 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch (kế hoạch năm 2009 là 4.635 tỷ đồng) và 241% so với năm 2008; tổng dư nợ cho vay là 4.874 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch đề ra ( kế hoạch năm 2009 là 4.575 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế đạt 120,086 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2009 và tăng 135% so với năm 2008.
Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an tồn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,66%, thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Về phát triển mạng lưới, năm 2008, Ngân hàng Kiên Long đã khai trương thêm 23 đơn vị, nâng tổng số các chi nhánh và Phòng giao dịch của Ngân hàng lên 44 đơn vị hoạt động trên phạm vi cả nước. Phấn đấu trong năm 2010 Kiên Long sẽ có 100 chi nhánh và Phịng giao dịch hoạt động trên tồn quốc, Đáng chú ý là trong năm qua, Ngân hàng Kiên Long đã tăng cường đội ngũ lãnh đạo; nhiều cán bộ- nhân viên được đào tạo, việc quy hoạch, bổ nhiệm đều đựơc phát huy, từ đó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt mà còn là cơ sở vững chắc để Ngân hàng phát triển lâu dài. Ngoài ra, năm 2008 cũng là năm Ngân hàng Kiên Long đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ; phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinh tế.
Năm 2009, Đây là một năm hết sức khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu và trong nước. Song, với chiến lược phát triển ngân hàng đúng đắn và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển, hội đồng quản trị, Ban Điều hành cùng tập thể cán bộ nhân viên quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu là trở thành Ngân hàng đa năng, hiện đại.
Tiếp tục mở rộng các hoạt động liên kết, hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để dần nâng cao về tiềm lực tài chính. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, mở rộng mạng lưới chi nhánh, Phòng giao dịch ở các tỉnh trọng điểm, đặc biệt khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long- những nơi có tiềm năng phát triển và phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu “Kiênlong Bank” trở thành thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Phát triển và phong phú hóa hệ thống sản phẩm dịch vụ hướng về từng phân khúc khách hàng nhằm cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ đa tiện ích và văn minh; đồng thời nâng cao năng lực rủi ro qua việc dự phòng nhiều kịch bản linh hoạt để thích ứng với các biến động kinh tế.
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA KIÊN LONG BANK
3.3.2 Những thuận lợi
Ngân hàng Kiên Long có địa bàn truyền thống là Tỉnh Kiên Giang và mạng lưới hoạt động sâu, rộng phủ khắp tỉnh Kiên Giang và các tỉnh khác với 17 Chi nhánh và 44 Phòng giao dịch khắp các tỉnh thành. Ngân hàng Kiên Long đã thiết lập được mối quan hệ với các hệ thống các khách hàng. Ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm. Với thâm niên hoạt động của mình, ngân hàng Kiên Long rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng.
Ngân hàng Kiên Long có đội ngũ khách hàng khá đông đảo, cho vay hàng năm trên 150 ngàn lượt hộ, và đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. Nguồn nhân lực hiện tại của
Ngân hàng Kiên Long có điểm mạnh là trẻ, nhiệt tình trong cơng việc, ham học hỏi và nâng cao trình độ. Từ đó có thể đảm đương về nghiệp vụ, năng lực chăm sóc khách hàng và trình độ quản lý. Ln hướng tới giá trị cốt lõi: nguồn nhân lực Kiênlong Bank là yếu tố chính để đưa Kiênlong Bank phát triển trong thời kỳ hội nhập.
Cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp có tập trung, ln mang lại giá trị gia tăng đối với khách hàng là cá thể tại mỗi địa bàn hoạt động trên toàn quốc. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung có chiều hướng tích cực, lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng trưởng với tỷ lệ ổn định. Năm 2009, tín dụng tại ngân hàng Kiên Long tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, Chất lượng tín dụng (theo quy chuẩn của Ngân hàng nhà nước) thì tại Ngân hàng Kiên long vẫn ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu thấp (1,66%). Yếu tố chính làm nên tăng trưởng tín dụng năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cùng lúc đó chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khố khiến nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao.
Được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối thì Bộ phận Thanh tốn quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ (TTQT & KDNT) chính thức đi vào hoạt động năm 2008 và mọi dịch vụ nhanh chóng được triển khai như: chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống Western Union, dich vụ mua bán giao ngay (spot), dịch vụ mua bán có kỳ hạn (forward), option, thanh tốn trả trước, trả sau, tín dụng thư …[13]
3.3.2 Những khó khăn
Thứ nhất, về nhân sự. Ngân hàng Kiên long vẫn đang thiếu nhân sự có năng lực, cả ở cấp quản lý, điều hành lẫn các cán bộ tác nghiệp trực tiếp. Trước mắt, tình trạng cạnh tranh thu hút nhân tài giữa các ngân hàng vẫn đang diễn ra khiến cho chi phí lương bổng trong ngành tăng cao. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo huấn luyện kỹ năng (cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) mà hầu như mỗi ngân hàng có tầm cỡ đều phải cố gắng tự đài thọ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt nhịp được với những biến động khôn lường của nền kinh tế và có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng ngày càng khó tính hơn. Về lâu dài, tình trạng khan hiếm nhân sự cấp cao có thể khiến cho các ngân hàng Việt Nam phải thuê mướn chuyên viên nước ngoài cộng tác. Chi phí nhân sự tăng lên sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động và khả năng mở rộng mạng lưới của hệ thống Ngân hàng Kiên long trong trước mắt.
Thứ hai, về chính sách. Việc Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với nạn lạm phát đang rình rập nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng cũng như tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đang có nguy cơ gia tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Ngân hàng Kiên long. Khi nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, nguồn tiền gửi tiết kiệm của khu vực dân cư giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng khiến cho thanh khoản của các ngân hàng sẽ khơng cịn dồi dào như trước. Không những thế, nguy cơ không trả được nợ của các đối tượng thụ hưởng các khoản tín dụng được hỗ trợ lãi suất, nếu có, cũng sẽ xuất hiện vào năm tới. Đây là điểm Ngân hàng Kiên long cần hết sức lưu tâm trong năm 2010.
Thứ ba, về vốn. Áp lực tăng vốn điều lệ đối với các NHTM cổ phần trong năm 2010 là không nhỏ. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn điều lệ áp dụng cho các NHTM cổ phần đến cuối năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, trong tổng số 39 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến ngày 17/12/2009), có tới 29 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng với 20 ngân hàng có số vốn dưới 2.000 tỷ đồng, trong đó 11 ngân hàng có số vốn đúng 1.000 tỷ đồng, riêng Ngân hàng Kiên long có mức vốn điều 2.000 tỷ đồng (năm 2009) nhưng Trong khi đó, chỉ cịn 1 năm nữa cho các ngân hàng vươn tới “mốc” 3.000 tỷ đồng, điều này quả thực gian nan đối với khơng ít ngân hàng nói chung và Ngân hàng Kiên Long nói riêng. Căng thẳng lo vốn từ năm 2008 đến nay sẽ chuyển tiếp sang năm 2010. Đối với NHTM cổ phần Kiên Long không những phải chịu áp lực phải tăng vốn và chạy đua với thời gian. Mặc khác, Ngân hàng Kiên Long lại phải chạy đua với chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định thương hiệu của mình trong bước phát triển mới. Tăng vốn là cần thiết nhưng phải tính tốn hết sức thận trọng bởi quy mơ vốn lớn lại có thể dẫn tới hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp, do vậy, kế hoạch tăng vốn phải gắn liền với chiến lược phát triển hợp lý.
Thứ tư, về cạnh tranh. Rõ ràng, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi các ngân hàng Kiên Long không chỉ phải cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác mà cả với các ngân hàng ngoại. Cho đến nay đã có 5 ngân hàng con 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là HSBC, Standard Chartered, ANZ, Hong Leong và Shinhan nhưng số lượng ngân hàng ngoại chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 5 khi mà các phân tích về triển vọng về khu vực tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng tích cực. Khơng chỉ phải cạnh tranh nội ngành, các ngân hàng Kiên Long còn phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản trong việc thu hút vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản vì hiện nay tiền gửi vẫn là nguồn vốn huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn tín dụng của các ngân hàng.
Thách thức càng nhiều, nỗ lực càng phải lớn hơn để khơng chỉ tồn tại mà cịn phải phát triển. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao là bài học mn thuở, ln được các ngân hàng nói đến nhưng các ngân hàng cũng rất khó bỏ qua những “khoản lợi nhuận cao” này. Vì thế, thận trọng ln là cần thiết, không nên lấy ngắn nuôi dài, không nên lấy tiền thực để nuôi các tài sản ảo, không nên cho vay dựa trên các quan hệ thân hữu, không nên mù quáng theo đuổi lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Có thể thấy, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 là sự pha trộn giữa các mảng màu sáng tối, nhưng có thể khẳng định mảng sáng của khu vực ngân hàng, nhất là những tháng cuối năm đã làm cho bức tranh này ngày càng ngả sang màu sáng. Song để giữ được gam màu tươi này trong năm 2010 và những năm tiếp theo là không dễ dàng nên chỉ những nỗ lực của các NHTM thơi chưa đủ mà cần và rất cần có sự tỉnh táo và thận trọng của các các cơ quan quản lý nhà nước, sự chắc chắn của các doanh nghiệp, sự sáng suốt và ủng hộ của người dân cũng như sự minh bạch của thị trường.
3.3.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới
3.3.3.1 Tăng nhanh vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính: Năm
2009, Ngân hàng Kiên Long tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và phấn đấu đạt