Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Khoản mục 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Nông nghiệp 247 474 593 227 91,79 119 25,24 2. Tiêu dùng 47 68 66 21 44,74 -2 -3,03 Tổng Nợ quá hạn 294 542 659 248 84,26 117 21,59
Từ Bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn tăng dần qua các năm:
- Năm 2007 nợ quá hạn cho vay Nông nghiệp là 247 triệu đồng và cho vay tiêu dùng là 47 triệu đồng.
- Năm 2008 nợ quá hạn tăng lên: Nợ quá hạn trong cho vay Nông nghiệp tăng lên 474 triệu đồng, tức tăng 227 triệu đồng, tăng 91,79 %. Khi đó Tiêu dùng tăng 21 triệu. Chính Nợ q hạn trong nơng nghiệp tăng cao nên dẫn đến Tổng Nợ quá hạn trong năm 2008 tăng đột biến, một mặt cũng do điều kiện kinh tế - xã hội năm 2008 khó khăn và Dư nợ cho vay trong Nơng nghiệp tăng trưởng cao.
- Năm 2009 Nợ quá hạn trong cho vay nông nghiệp tăng 117 triệu đồng so với năm 2008, tăng 25,24%, và Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng giảm xuống còn 66 triệu, tức giảm 3,03%.
Nợ quá hạn Năm 2009 tăng chậm lại cho thấy công tác thu nợ thuận lợi, dư nợ mặc dù tăng năm trước đó đã tăng cao nhưng dư nợ chuyển nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần về sau. Tuy nhiên với nợ quá hạn 659 triệu đồng vào năm 2009 vẫn cịn cao, cần có biện pháp để giảm thiểu tối đa con số này xuống mức thấp nhất có thể được.
Sở dĩ nợ quá hạn tăng chậm lại nhiều như thế là do sự nổ lực trong công việc của các cán bộ tín dụng trong việc thu nợ cũng như việc tìm ra biện pháp nhằm tránh việc chuyển dư nợ trong hạn sang nợ quá hạn thông qua công tác thẩm định, theo dõi món tiền cho vay, cũng như lựa chọn khách hàng vay đã phần nào góp phần giảm nợ quá hạn.
Nợ quá hạn còn thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng, để thực hiện được điều này đòi hỏi năng lực của cán bộ tín dụng khơng ngừng được nâng cao.
4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƠNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới đó là lợi nhuận, nhất là trong thời kỳ hiện nay vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó mà Ngân hàng Kiên Long Huyện An Biên ln tìm mọi cách để tối đa hố lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư của mình mà yếu tố quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng vốn, nếu sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả thì lợi nhuận đem lại sẽ cao. Vì thế mà chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu liên quan,
để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long Huyện An Biên trong những năm qua đã phấn đấu đạt được.
Thực tế hiện nay cho thấy các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại các ngân hàng là hầu hết giống nhau. Để cạnh tranh nhằm giữ được khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, Ngân hàng Kiên Long Bank An Biên đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho Ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính qua 3 năm: 2007, 2008, 2009 như sau:
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA KIÊN LONG BANK AN BIÊN NĂM 2007-2009
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009
1. Tổng dư nợ Triệu 31.623 49.263 68.692
2. Tổng doanh số thu nợ Triệu 25.836 40.396 55.984
3. Dư nợ bình quân Triệu 29.903 45.815 65. 257
4. Nợ quá hạn Triệu 294 542 659 5.Tổng vốn huy động Triệu 3.340 4.509 7.079 6. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 0,93 1,10 0,96 7. Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,89 0,88 0,87 8. Dư nợ / Tổng vốn huy động Lần 9,4 8,94 8,50 9. Hệ số thu nợ Lần 0,92 0,93 0,95
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Kiên long Huyện An Biên
4.5.1 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét cơng tác tín dụng tại Ngân hàng, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng cao, dư nợ cho vay lớn mà nợ quá hạn nhỏ thì rủi ro thấp. Ngân hàng sẽ linh hoạt trong việc sử dụng Nguồn vốn của mình sao cho đạt hiệu quả cao dẫn đến làm tăng vòng quay vốn tín dụng. Ngân hàng Kiên Long đặc biệt ở chỗ chấp nhận nợ quá hạn tăng với mức độ thấp miễn sao lãi từ nghiệp vụ cho vay tăng cao nhiều lần so với nợ quá hạn, nợ quá hạn tăng chỉ là con số nhỏ.
Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5 % và ở mức 2 % thì được xem là bình thường.
- Năm 2007, tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ là 0,93 %. - Năm 2008, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ là 1,1 %. - Năm 2009, tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ là 0,96 %.
Qua 3 năm hoạt động cho thấy tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ thấp ở năm 2007 (chưa quá 1%), từ đó cho thấy cơng tác thu hồi nợ đạt hiệu quả, điều đó cũng cho thấy rủi ro tín dụng thấp. Sang năm 2008 thì Nợ quá hạn/tổng dư nợ là 1,1 %, nguyên nhân làm cho tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ tăng lên là do người dân chưa thích ứng kịp thời với những chuyển đổi của nền kinh tế, việc sử dụng vốn vay mặc dù có đem lại hiệu quả nhưng cũng khơng thể nào hạn chế được tối đa những rủi ro khách quan như: khủng hoảng kinh tế - xã hội, thiên tai, dịch bệnh,... đây là những nguyên nhân mà chúng ta không thể nào khắc phục triệt dể được trong nền kinh tế, tuy nhiên với tỷ lệ nợ quá hạn /Tổng dư nợ là 1,1 % cũng không phải là quá cao, mặc dù dư nợ ngày càng tăng cũng đồng nghĩa doanh số cho vay tăng thế nhưng dư nợ chuyển nợ quá hạn lại giảm dần cho thấy quá trình theo dõi nợ chặc chẽ của cán bộ tín dụng đã góp tích cực vào việc thu nợ khách hàng. điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng đem lại hiệu quả. Tuy nhiên không dừng lại ở đây mà Ngân hàng cần phải tiếp tục duy trì tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ ổn định hoặc cao hơn nhưng không vượt quá mức qui định của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo nợ quá hạn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
4.5.2 Dư nợ cho vay / Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng có hiệu quả.
Nhận xét trong 3 năm qua thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2007 bình quân 9,47 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2008 bình quân 8,94 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. điều này thể hiện vốn
huy động tham gia vào dư nợ ngày càng tăng, giá trị này càng gần 1 càng mang hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng, năm 2009 hệ số này là 8,8 tuy chưa đạt nhưng với sự nỗ lực của Ngân hàng con số này sẽ được cải thiện hơn nữa.
Sở dĩ vốn huy động tăng không tương xứng với tăng dư nợ là do điều kiện kinh tế của Huyện cịn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nên Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ít, các doanh nghiệp, cá nhân có mở tài khoản phần lớn là dùng để thanh toán, bên cạnh đó lãi suất cũng là một vấn đề quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
4.5.3 Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua có sự biến động theo chiều hướng giảm: năm 2007 vịng quay vốn tín dụng là 0,89 vòng nhưng sang năm 2008 còn 0,88 vòng. Chỉ số này giảm có nhiều nhân tố khác nhau nhưng chủ yếu là do công tác thu hồi nợ năm 2008 gặp nhiều khó khăn do bà con trong huyện sản xuất không đạt hiệu quả nên khơng thanh tốn nợ đúng hạn. Nhưng đến năm 2009 vịng quay vốn tín dụng là 0,87 vòng. Nguyên nhân là do trong năm Ngân hàng chưa có nhiều cải tiến trong cơng tác thu hồi nợ, đảm bảo được đồng vốn của Ngân hàng trong cho vay, xác định tương đối kỳ hạn trả nợ tương đối phù hợp với chu kỳ của từng đối tượng vay vốn trong điều kiện kinh tế hiện nay.
4.5.4 Hệ số thu nợ cho vay
Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được trơi chảy hơn.
Hệ số thu nợ tăng dần qua các năm: năm 2007 là 0.92 lần, năm 2008 là 0.93 lần, năm 2009 là 0.95 lần, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng được nhân viên tín dụng chú trọng hơn và cơng tác theo dõi món vay được thực hiện chuyên nghiệp hơn, thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo số tiền vay thu hồi được.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
5.1 NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN CỦA KIÊN LONG BANK AN BIÊN
Phòng giao dịch An Biên đi vào hoạt động đến nay đã được 4 năm nên thương hiệu của Ngân hàng chưa mạnh dẫn đến tình trạng huy động tiền gửi tiết kiệm, các sản phẩm dịch vụ còn tương đối thấp, các sản phẩm dịch vụ còn hạn chế nên lượng khách hàng chưa nhiều. Trong điều kiện Ngân hàng Kiên Long mở rộng thị trường trong phạm vi cả nước. Do đó, bên cạnh những thuận lợi cơ bản được thừa hưởng thì những khó khăn trở ngại gặp phải cũng khơng ít:
- Trong bối cảnh nhân sự thiếu, địa bàn còn xa lạ đối với cán bộ quản lý,… là những nguyên nhân tác động xuyên suốt trong q trình hoạt động của phịng
- Địa bàn hoạt động và đặt điểm của người nông dân nên khách hàng chủ yếu là vay sản xuất nông nghiệp.
- Việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với các loại hình cho vay như cho vay trả góp, kinh doanh, thương nghiệp, dịch vụ…chưa phù hợp với quy mộ hoạt động của phòng.
- Công tác huy động và cho vay chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa bàn.
- Trang bị máy móc hiện đại chưa đủ, chưa phù hợp với q trình hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, các sản phẩm cơng nghệ cao, dịch vụ thanh tốn điện tử chưa được đưa vào hoạt động.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
5.2.1. Về huy động vốn
Trong hoạt động của Ngân hàng giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tạo vốn là giải pháp hàng đầu để Ngân hàng phát triển và để Ngân hàng phát triển và đảm bảo kinh doanh. Cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.
Cơng tác huy động vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là cơ sở để có được một Nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngồi ra, có được một Nguồn vốn đủ mạnh là cơ sở quyết định sự tăng trưởng hoạt động của Ngân hàng. Hầu hết tâm lý của người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào Ngân hàng mặc dù họ biết gửi tiền vào Ngân hàng họ sẽ có tiền lãi, thế nhưng họ lại có tâm lý khơng an tồn khi gửi tiền vào Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền bằng cách:
- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn.
- Mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể thu hút được một lượng tiền gởi thanh toán dồi dào.
- Chú trọng đến tiền gởi tiết kiệm, nhất là tiền gởi có kỳ hạn trên một năm để gia tăng vốn trung hạn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện nguyên tắc ưu tiên về lãi suất.
- Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời gian dài lãi suất cao hơn gửi món tiền nhỏ, nghĩa là trong cùng một thời gian gửi tiền với số tiền lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn gửi số tiền nhỏ.
- Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao. - Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên giao dịch phải năng động, sáng tạo, thân thiện tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng.
Ngoài ra Ngân hàng cịn có thể áp dụng các hình thức khuyến mãi như:
- Khen thưởng, tặng quà đối với khách hàng có lượng tiền gởi cao và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng.
- Áp dụng hình thức tiết kiệm trúng thưởng theo số thứ tự của sổ tiết kiệm sẽ tạo sự hấp dẫn và sơi động hơn.
5.2.2. Về hoạt động Tín dụng
Để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần chú trọng tăng doanh số cho vay để tăng mức vốn đầu tư của Ngân hàng vào nền kinh tế. Tuy
nhiên, bên cạnh việc tăng doanh số cho vay Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng tính hiệu quả của nó như:
- Ổn định và phát triển vững chắc, hiệu quả đối với hoạt động tín dụng, điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tăng dư nợ cho vay trung hạn sử dụng vào các mục đích như: xây dựng, sửa chữa nhà ở; thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, thủy lợi đồng phục vụ sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực nông thôn một cách bền vững.
- Chú trọng hơn việc đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khai thác tốt tiềm năng tín dụng trên địa bàn hoạt động.
- Củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động để dảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong kinh doanh, tận dụng điều kiện thuận lợi trong công tác cho vay để giảm chi phí cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Từng bước đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng phong phú trên địa bàn hoạt động
- Mở rộng cho vay, bảo lãnh các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ
Để thực hiện được những yêu cầu trên thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực của cán bộ tín dụng khi xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng, kiểm tra