7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI PGD AN BIÊN, KIÊNLONG
4.2.2 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng cho vay
Bảng 7: HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Khoản mục 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Nông nghiệp 26.563 43.071 61.812 16.507 62,1 18.738 43,5 2. Tiêu dùng 5.060 6.192 6.880 1.133 22,4 688 11,1
Tổng Dư nợ cho vay 31.623 49.263 68.692 17.640 55,8 19.429 39,4
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Kiên long Huyện An Biên
Hình 6: Tỷ trọng cho vay trung bình theo đối tượng cho vay
Tiêu dùng, 13%
Nông nghiệp, 87%
Nông nghiệp Tiêu dùng
Từ số liệu thực tế của Ngân hàng Kiên Long Huyện An Biên, ta thấy rằng nguồn vốn cho vay của ngân hàng có doanh số cho vay qua 3 năm đều biến động, thực trạng doanh số cho vay tăng theo từng ngành nghề, cụ thể là dư nợ cho vay trong nông nghiệp năm 2007 đạt 26.563 triệu đồng, sang năm 2008 doanh số cho vay có chiều hướng tăng, đạt 43.071 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 16.507 triệu, tương đương tăng 62 %.
Trong năm 2007, cho vay ngành nông nghiệp là 26.563 triệu, chiếm 84 % tổng doanh số cho vay. Nắm bắt tình hình thực tế trên, Ngân hàng đã tăng cường việc cho vay và đạt tỷ lệ cao hơn so với năm 2007, cụ thể là 43.071 triệu trong năm 2008, và năm 2009 là 61.812 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2009 dư nợ cho vay xét về mặt tuyệt đối thì tăng 18.738 triệu đồng nhưng xét về mặt tương đối thì tăng 43,5% thấp hơn năm 2008 18,5%.
Doanh số cho vay Nông nghiệp và Tiêu dùng đều tăng qua các năm. Trong đó tỷ trọng cho vay Nơng nghiệp ngày càng tăng cũng là điều dễ hiểu bởi vì hơn 80% dân số Huyện sản xuất nông nghiệp, An Biên lại là địa bàn rộng, số lượng ngân hàng hoạt động ở đây cịn ít tạo điều kiện cho phòng giao dịch thu hút khách hàng vay vốn, do vậy dư nợ cho vay tăng nhanh, mặc khác uy tín cũng như mức lãi suất cho vay ở Ngân hàng Kiên long thấp hơn các Ngân hàng khác, cộng vào đó là sự hướng dẫn tận tình của cán bộ tín dụng về hồ sơ vay đã góp phần tăng doanh số cho vay.
Hộ sản xuất ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn, hiểu được điều này, Ngân hàng đã tiếp tục mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Tình hình cho vay đối với tiêu dùng đều tăng trưởng nhanh qua các năm, trong năm 2007 cho vay tiêu dùng đạt 5.060 triệu đồng đến năm 2009 là 6.880 triệu tăng 36% so với năm 2007.
Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay Nông nghiệp và tiêu dùng ngày càng cao là do: uy tín sẵn có của Ngân hàng Kiên Long (Hội sở), khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác...chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại Ngân hàng.
Về mặt số lượng Ngân hàng đã phát huy việc đầu tư cho vay, đảm bảo an tồn tín dụng, tránh bớt những rủi ro, yêu cầu về tính chính xác trong khách hàng về điều kiện cho vay cao. Do đó địi hỏi cán bộ tín dụng phải tích cực hơn trong công tác, xem xét dự án vay và tài sản thế chấp, ngừng cho vay đối với hộ còn tồn đọng nợ quá hạn để tập trung thu nợ, tránh làm cho nguồn vốn Ngân hàng bị ứ đọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải đa dạng trong cơ cấu đầu tư, một mặt vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ có khả năng và nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, chuyển qua cho vay trung hạn nhằm giúp đỡ nhiều hộ gặp khó khăn như : thiên tai, hộ nghèo có được nguồn vốn trong thời gian tương đối để tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh, cải tạo kinh tế gia đình, nâng dần mức sống của bà con trong Huyện, giảm bớt số lượng người thất nghiệp và nạn cho vay “nóng” ở nơng thơn hiện nay.