7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƠNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀ
4.5.2 Dư nợ cho vay/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng có hiệu quả.
Nhận xét trong 3 năm qua thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2007 bình quân 9,47 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2008 bình quân 8,94 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. điều này thể hiện vốn
huy động tham gia vào dư nợ ngày càng tăng, giá trị này càng gần 1 càng mang hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng, năm 2009 hệ số này là 8,8 tuy chưa đạt nhưng với sự nỗ lực của Ngân hàng con số này sẽ được cải thiện hơn nữa.
Sở dĩ vốn huy động tăng không tương xứng với tăng dư nợ là do điều kiện kinh tế của Huyện còn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nên Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ít, các doanh nghiệp, cá nhân có mở tài khoản phần lớn là dùng để thanh toán, bên cạnh đó lãi suất cũng là một vấn đề quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
4.5.3 Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua có sự biến động theo chiều hướng giảm: năm 2007 vịng quay vốn tín dụng là 0,89 vòng nhưng sang năm 2008 còn 0,88 vòng. Chỉ số này giảm có nhiều nhân tố khác nhau nhưng chủ yếu là do cơng tác thu hồi nợ năm 2008 gặp nhiều khó khăn do bà con trong huyện sản xuất không đạt hiệu quả nên khơng thanh tốn nợ đúng hạn. Nhưng đến năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 0,87 vịng. Ngun nhân là do trong năm Ngân hàng chưa có nhiều cải tiến trong cơng tác thu hồi nợ, đảm bảo được đồng vốn của Ngân hàng trong cho vay, xác định tương đối kỳ hạn trả nợ tương đối phù hợp với chu kỳ của từng đối tượng vay vốn trong điều kiện kinh tế hiện nay.
4.5.4 Hệ số thu nợ cho vay
Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được trơi chảy hơn.
Hệ số thu nợ tăng dần qua các năm: năm 2007 là 0.92 lần, năm 2008 là 0.93 lần, năm 2009 là 0.95 lần, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng được nhân viên tín dụng chú trọng hơn và cơng tác theo dõi món vay được thực hiện chuyên nghiệp hơn, thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo số tiền vay thu hồi được.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
5.1 NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN CỦA KIÊN LONG BANK AN BIÊN
Phòng giao dịch An Biên đi vào hoạt động đến nay đã được 4 năm nên thương hiệu của Ngân hàng chưa mạnh dẫn đến tình trạng huy động tiền gửi tiết kiệm, các sản phẩm dịch vụ còn tương đối thấp, các sản phẩm dịch vụ còn hạn chế nên lượng khách hàng chưa nhiều. Trong điều kiện Ngân hàng Kiên Long mở rộng thị trường trong phạm vi cả nước. Do đó, bên cạnh những thuận lợi cơ bản được thừa hưởng thì những khó khăn trở ngại gặp phải cũng khơng ít:
- Trong bối cảnh nhân sự thiếu, địa bàn còn xa lạ đối với cán bộ quản lý,… là những nguyên nhân tác động xun suốt trong q trình hoạt động của phịng
- Địa bàn hoạt động và đặt điểm của người nông dân nên khách hàng chủ yếu là vay sản xuất nơng nghiệp.
- Việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với các loại hình cho vay như cho vay trả góp, kinh doanh, thương nghiệp, dịch vụ…chưa phù hợp với quy mộ hoạt động của phòng.
- Công tác huy động và cho vay chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa bàn.
- Trang bị máy móc hiện đại chưa đủ, chưa phù hợp với q trình hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, các sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ thanh toán điện tử chưa được đưa vào hoạt động.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
5.2.1. Về huy động vốn
Trong hoạt động của Ngân hàng giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tạo vốn là giải pháp hàng đầu để Ngân hàng phát triển và để Ngân hàng phát triển và đảm bảo kinh doanh. Cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.
Cơng tác huy động vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là cơ sở để có được một Nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong q trình hoạt động. Ngồi ra, có được một Nguồn vốn đủ mạnh là cơ sở quyết định sự tăng trưởng hoạt động của Ngân hàng. Hầu hết tâm lý của người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào Ngân hàng mặc dù họ biết gửi tiền vào Ngân hàng họ sẽ có tiền lãi, thế nhưng họ lại có tâm lý khơng an tồn khi gửi tiền vào Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền bằng cách:
- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn.
- Mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể thu hút được một lượng tiền gởi thanh toán dồi dào.
- Chú trọng đến tiền gởi tiết kiệm, nhất là tiền gởi có kỳ hạn trên một năm để gia tăng vốn trung hạn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện nguyên tắc ưu tiên về lãi suất.
- Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời gian dài lãi suất cao hơn gửi món tiền nhỏ, nghĩa là trong cùng một thời gian gửi tiền với số tiền lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn gửi số tiền nhỏ.
- Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao. - Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên giao dịch phải năng động, sáng tạo, thân thiện tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng.
Ngoài ra Ngân hàng cịn có thể áp dụng các hình thức khuyến mãi như:
- Khen thưởng, tặng quà đối với khách hàng có lượng tiền gởi cao và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng.
- Áp dụng hình thức tiết kiệm trúng thưởng theo số thứ tự của sổ tiết kiệm sẽ tạo sự hấp dẫn và sôi động hơn.
5.2.2. Về hoạt động Tín dụng
Để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần chú trọng tăng doanh số cho vay để tăng mức vốn đầu tư của Ngân hàng vào nền kinh tế. Tuy
nhiên, bên cạnh việc tăng doanh số cho vay Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng tính hiệu quả của nó như:
- Ổn định và phát triển vững chắc, hiệu quả đối với hoạt động tín dụng, điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tăng dư nợ cho vay trung hạn sử dụng vào các mục đích như: xây dựng, sửa chữa nhà ở; thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, thủy lợi đồng phục vụ sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực nông thôn một cách bền vững.
- Chú trọng hơn việc đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khai thác tốt tiềm năng tín dụng trên địa bàn hoạt động.
- Củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động để dảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong kinh doanh, tận dụng điều kiện thuận lợi trong công tác cho vay để giảm chi phí cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Từng bước đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng phong phú trên địa bàn hoạt động
- Mở rộng cho vay, bảo lãnh các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ
Để thực hiện được những yêu cầu trên thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực của cán bộ tín dụng khi xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng, kiểm tra tình hình nguồn vốn để cho vay. Cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất những thông tin về khách hàng của mình, quản lý khách hàng để kịp thời xử lý những rủi ro nếu có. Do vậy việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng theo học các lớp tập huấn về trình độ nghiệp vụ, trao đổi về khả năng xử lý các nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
5.2.3 Giải quyết nợ quá hạn
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ quá hạn là một vấn đề ảnh hưởng không riêng đối với Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới những mặt khác của nền kinh tế, do đó địi hỏi Ngân hàng phải quan tâm thích đáng nhằm đảm bảo thu hồi được các khoản nợ vay quá hạn, cụ thể như:
- Tổ chức thu hồi dần các khoản vay: đối với các khoản nợ qúa hạn mà khách hàng chưa thanh tốn được thì cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và cùng với họ tìm ra biện pháp thu hồi nợ, khuyến khích khách hàng trả dần món nợ, tạo điều kiện cho khách hàng duy trì quá trình sản xuất kinh doanh mà vẫn trả được nợ vay cho Ngân hàng. Từ đó cán bộ Tín dụng sẽ đưa ra phương án trả nợ cho khách hàng dựa vào khả năng sản xuất kinh doanh của họ.
- Thanh lý tài sản: Biện pháp này áp dụng khi khách hàng khơng có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng, lúc này Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Đây là biện pháp cuối cùng để giúp Ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên do thời gian phát mãi khá lâu, thủ tục pháp lý rồm rà sẽ làm ứ đọng Nguồn vốn của Ngân hàng.
- Thành lập công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tại Ngân hàng chính. Khi Ngân hàng gặp phải những khoản tín dụng nhiều rủi ro kết hợp nhiều lợi nhuận, Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng cách mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh rủi ro, hay bán rủi ro. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối Ngân hàng sẽ mất khách hàng, vì thế cần thực hiện: mua bảo hiểm cho vay, cho vay đồng tài trợ, bán rủi ro: đối với khoản cho vay lớn rủi ro cao Ngân hàng nên bán cho Ngân hàng lớn khác hay cho Ngân hàng chính hay cơng ty bảo hiểm để hưởng hoa hồng.
5.2.4. Một số giải pháp khác 5.2.4.1. Marketing 5.2.4.1. Marketing
a) Tìm kiếm khách hàng
Muốn đẩy mạnh phát triển tín dụng vấn đề chính yếu là phải có khách hàng và thu hút được khách hàng. Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách Ngân hàng nghiên cứu nền kinh tế của tỉnh, chun sâu vào các xí nghiệp, cơng ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuất,… để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển đồng thời đầu tư vào các nghành, các dự án có tính khả thi cao.
Khi nắm bắt được tình hình điều kiện kinh tế của các tổ chức có nhu cầu từ đó Ngân hàng có yêu cầu hỗ trợ. Ngoài ra, Ngân hàng nên liên kết, tham mưu cho cấp uỷ chính quyền vừa nắm bắt chủ trương, định hướng, vừa phối hợp giúp tỉnh kêu gọi vốn liên doanh, liên kết cùng nhau hỗ trợ cho các cơng trình lớn, dự án lớn cần nhiều vốn.
b) Thu hút khách hàng
Khi đã xác định được các tổ chức kinh doanh cần hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc Ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách lợi ích của Ngân hàng đối với tổ chức cần vốn so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng. Có các giải pháp sau:
- Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều trước
tiên họ quan tâm chính tiền lãi họ phải trả do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
- Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các Ngân hàng khác do đó muốn cạnh tranh tốt địi hỏi Ngân hàng không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỷ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm sốt và đổi mới cơng nghệ Ngân hàng tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
c) Nhân viên
Nền kinh tế Việt nam thực sự đã hồ mình vào dịng chảy nền kinh tế thị trường, vì vậy vấn đề vốn cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh hay nói cách khác về khả năng cạnh tranh mang tính cấp thiết, mà nhu cầu vốn được đáp ứng kịp thời đó chính là vay tại các Ngân hàng, đó cũng là lý do để hoạt động Ngân hàng trong những năm gần đây phát triển mạnh hơn.
Hệ thống Ngân hàng phát triển với số lượng ngày càng tăng, vấn đề cạnh tranh giữa các Ngân hàng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất, để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo trong công việc hơn hẳn các Ngân hàng khác để thu hút khách hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi:
- Ngồi chun mơn nghiệp vụ Ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các
lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
- Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp
trong và ngồi đơn vị cơng tác.
- Tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.
- Bên cạnh cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng.
d) Công nghệ ngân hàng
Thực hiện chiến lược hiện đại hố và phát triển hạ tầng cơng nghệ thông tin: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mơ hình ngân hàng hiện đại. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật với dự án Core Banking được khẩn trương tiến hành nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: phát triển hệ thống giao dịch tự động, xây dựng mạng thanh toán điện tử, xây dựng hệ thống dịch vụ Phone Banking, Internet Banking…
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN