Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Khoản mục 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Vốn huy động tại địa
phương 3.340 5.509 8.079 2.169 64,94 2.570 46,65
+ Tiền gửi có kỳ hạn 2.739 4.683 6.786 1,944 70,97 2.104 44,93
+ Tiền gửi không kỳ hạn 601 826 1.293 225 37,45 466 56,43
Hình 4: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2007-20090 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2007 2008 2009 Năm Đvt: Triệu đồng Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi khơng kỳ hạn
Nhìn chung các khoản mục trong vốn huy động điều tăng về số tuyệt đối lẫn tương đối, Tổng vốn huy động năm 2008 là 5.509 triệu đồng, tăng 2.169 triệu so với năm 2007 và năm 2009 là 8.079 triệu đồng tăng 2.570 triệu đồng so với năm 2008.
Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng với tốc độ chậm hơn tiền gửi không kỳ hạn cho thấy người dân đã phần nào bớt đi tâm lý không an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng, để ngày càng có nhiều người gửi tiền vào Ngân hàng dưới hình thức TG tiết kiệm Ngân hàng cần có những chính sách huy động hợp lý.
Tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 đạt 826 triệu đồng, tăng 225 triệu hay tăng 15 % so với năm 2007. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 không cao, nguyên nhân là do giá cả vật tư, hàng hố, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng nhanh, để phát triển sản xuất kinh doanh, người dân phải đầu tư một số vốn tương đối khá cao, do đó việc rút dần số tiền nhàn rỗi để phục vụ sản xuất là một việc làm thích đáng. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan như: khủng hoảng kinh tế tồn cầu, dịch bệnh ni trồng thuỷ sản cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi có kỳ hạn ở năm 2008 đạt 4.683 triệu đồng, tăng 1.944 triệu tương đương với tăng 71 % so với năm 2007, và năm 2009 tăng 2.104 triệu đồng tương ứng 44,93% so với năm 2008. Đây là một điều rất đáng quan tâm, tốc độ tăng trưởng của loại tiền này thật nhanh chóng, chứng tỏ người dân đã đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn,
với lãi suất tương đối ổn định ở mức cao đã thu hút khá đông khách hàng gửi tiền, một mặt giúp cho khách hàng thu được một lượng tiền lãi ổn định, mặt khác đảm bảo cho họ thật sự an tâm về đồng vốn, dễ dàng nhận được cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định.
Nhìn chung, với phương thức huy động vốn thích hợp như: có nhiều hình thức trả lãi, thời hạn rất thuận tiện cho người thừa vốn dễ dàng lựa chọn hình thức để gửi tiền vào Ngân hàng. Nhờ đó mà Ngân hàng đã thu hút được một phần vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, cụ thể là loại tiền gửi có kỳ hạn rất có hiệu quả. Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa các tiềm năng huy động vốn để ổn định Nguồn vốn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong công tác huy động của Ngân hàng, tạo được vị thế, sự tin cậy của người dân trong Huyện an toàn và hiệu quả khi gửi tiền vào Ngân hàng.
Với nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay, trong 3 năm phân tích thì phần trăm hồn thành kế hoạch huy động của ngân hàng khá thấp, năm 2007 là 48% đến năm 2008 là 59%, bên cạnh đó vốn vay Ngân hàng cấp trên chiếm 83 % gấp 5 lần so với vốn huy động chỉ chiếm 17 %. Điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng còn thấp. Nguyên nhân là do đời sống của đa số hộ dân chưa thật sự ổn định, thu nhập thấp, bên cạnh đó việc đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân để tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng là rất khó. Do vậy Ngân hàng Kiên long An Biên cần phải phát huy hết tiềm năng huy động của mình. Cụ thể là Ngân hàng khơng nên chỉ quan tâm đến những nguồn vốn lớn mà cịn phải huy động cả những món nhỏ trên địa bàn Huyện. Tận dụng các quỹ của các cơ sở và các khoản tiền thừa nhàn rỗi của các hộ dân. Nếu làm được điều này thì cơ cấu vốn sẽ đa dạng hơn và hạn chế được việc đi vay của Ngân hàng cấp trên.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN, KIÊN LONG BANK
4.2.1 Phân tích Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng
Với chức năng làm trung gian tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng Kiên Long Huyên An Biên đã tập tung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong người dân, sử dụng để cho vay. Thông qua hoạt động này thì Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế Huyện, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhân dân trong Huyện ngày càng nhiều, đòi hỏi Ngân hàng Kiên Long Huyện phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Nhân dân trong Huyện để họ sản xuất. Đồng thời, Ngân hàng Kiên Long Huyện phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung, Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2007 -2009 đều tăng, cho thấy rằng nguồn vốn của Ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay vốn cho nhân dân trong Huyện, cụ thể như sau: