Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện trà cú (Trang 52 - 55)

- Nợ xấu ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2010, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng 11,75% làm giá các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm tăng chi phi sản xuất của bà con. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch hại trên cây trồng vật nuôi làm năng suất giảm nghiêm trọng, thêm vào đó giá bán các sản phẩm nông nghiệp lại thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất,… dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng trả nợ làm dư nợ xấu tăng 19,33% so với năm 2009. Sang năm 2011, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, nguồn thu của bà con cũng tăng lên làm cho người sản xuất có thái độ chủ động trong việc trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ ngay khi có dấu hiệu phải chuyển sang nợ quá hạn, trực tiếp điều cán bộ tín dụng đến từng hộ thẩm định và theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn nên nợ xấu trong năm bớt căng thẳng hơn giảm -42,07% so với năm 2010. Cùng với đà phát triển của năm 2011 thì nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2012 cũng đã giảm 33,03% so với cùng kỳ năm trước.

- Nợ xấu trung hạn: Tương tự với nợ xấu ngắn hạn, thì nợ xấu trung hạn cũng

nợ ngắn hạn nên nợ xấu của các khoản vay này thấp hơn nhiều so với nợ xấu ngắn hạn. Trong năm 2010, nợ xấu trung hạn đã tăng 65,25% so với năm 2009 do phần lớn các khoản vay trong này thường là vay cho xây dựng, mua sắm sửa chữa của các hộ sản xuất nông nghiệp, chỉ một phần nhỏ là để sản xuất, có thời hạn dài mà các khoản vay khơng vì mục đích sản xuất thì phụ thuộc hồn tồn vào thu nhập riêng của nông hộ mà mức thu nhập này trong bối cảnh kinh tế khó khăn và lạm phát cao nên không đủ để bù đắp những thiếu hụt khi có biến cố xảy ra. Đặc biệt, những món vay lớn đầu tư vào ngành nghề thủy sản thời gian qua không thu hồi được do giá cả thu mua cá ngun liệu ln dao động gây khó khăn cho người sản xuất, một số cơ sở sản xuất cịn bỏ nghề. Vì vậy họ khơng có khả năng trả nợ khi những khoản vay này đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, nợ xấu trung hạn đã được cải thiện trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đã được cải thiện. Cụ thể, nợ xấu năm 2011 đã giảm 13,84% so với năm 2010 và nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 đã giảm 48,97% so với 6 tháng đầu năm 2011. Ngồi những ngun nhân được đề cập ở trên, thì một nguyên nhân nữa là do cán bộ ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nên công tác thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn, từ đó kịp thời phát hiện các khoản vay sai mục đích nhằm xử lý thu hồi nợ, hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

4.2.2. Phân tích theo ngành nghề kinh tế

4.2.3.1. Doanh số cho vay

Trà Cú là một huyện nhỏ của tỉnh Trà Vinh nhưng rất đa dạng về ngành nghề kinh tế khác nhau. NNNN&PTNT Trà Cú đã tận dụng lợi thế này để cho vay tối đa đối với các ngành nghề kinh tế khác nhau như nông nghiệp, thủy sản, thương mại dịch vụ và ngành khác thuộc vùng nơng thơn, tuy có doanh nghiệp nhưng chỉ có quy mơ vừa và nhỏ với số lượng ít. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và đặc thù kinh tế chung của huyện chủ yếu là nông nghiệp nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Thông qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu vốn cho vay theo ngành nghề kinh doanh trong những năm qua có nhiều biến động. Trong đó, biến động nhiều nhất là ở lĩnh vực thương mại – dịch vụ.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 6T2011 6T2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh số cho vay 338.245 447.374 569.393 276.513 380.683 109.129 32,26 122.019 27,27 104.170 37,67 Nông nghiệp 176.696 128.682 139.768 72.391 84.419 -48.014 -27,17 11.086 8,62 12.028 16,62 Nuôi trồng thủy sản 50.012 28.022 20.276 12.552 16.113 -21.990 -43,97 -7.746 -27,64 3.561 28,37 Thương mại - dịch vụ 14.564 211.059 348.615 164.724 261.901 196.495 1349,18 137.556 65,17 97.177 58,99 Khác 96.973 79.611 60.734 26.846 18.250 -17.362 -17,90 -18.877 -23,71 -8.596 -32,02

- Lĩnh vực nông nghiệp: Đây là những khoản mà ngân hàng cho vay chủ yếu

để trồng mía, trồng lúa và chăn ni. Ta thấy trong ba năm qua doanh số cho vay ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nghề mà ngân hàng đầu tư, đây cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của ngân hàng là cho vay để sản xuất nơng nghiệp. Nhìn chung, doanh số cho vay nơng nghiệp có sự tăng giảm qua các năm. Trong năm 2010, doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp đã giảm 27,17% so với năm 2009, xuống còn 128.682 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nhưng ngân hàng và cả người dân vẫn e ngại khi cho vay và đi vay. Sang năm 2011, con số này tăng nhẹ với mức 8,62% so với năm 2010 và đạt 139.768 triệu đồng do năm 2011 nền kinh tế đã có dấu hiệu bình ổn, lãi suất cho vay bắt đầu giảm vào những tháng cuối năm (cụ thể là tháng 3 năm 2011 lãi suất cho vay từ 20-21%, nhưng đến tháng 9 năm 2011 thì đối với cho vay thông thường, lãi suất tối đa không quá 17%/năm, đối với một số đối tượng ưu tiên không vượt quá 16%/năm), hoạt động sản xuất trong huyện diễn ra mạnh mẽ.

Năm 2012, những chủ trương phát triển kinh tế mà các cấp lãnh đạo của huyện đã tiến hành, làm diện mạo của huyện có nhiều thay đổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nên doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 380.683 triệu đồng, tăng 37,67% so với cùng kỳ.

0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 ĐVT: Triệu đồng 2009 2010 2011 6T2011 6T2012 Năm Nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản Thương mại - dịch vụ Khác

Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện trà cú (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)