Sự cần thiết của pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 26 - 29)

1.3. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

1.3.1. Sự cần thiết của pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy

hại

1.3.1. Sự cần thiết của pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại nguy hại

So với chất thải thông thường, CTNH vô cùng nguy hiểm bởi chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.27

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, CTNH phát sinh ngày càng nhiều, theo báo cáo của Sở TN&MT các tỉnh, thành phố, lượng CTNH phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800 ngàn tấn/năm.28 Với lượng CTNH ngày càng gia tăng đã hủy hoại nghiêm trọng chất lượng mơi trường, đe dọa tính mạng, sức khỏe con người. Tuy nhiên, với thành phần phức tạp, đặc tính nguy hiểm cao nên không phải chủ thể nào khi phát sinh CTNH cũng có khả năng tự xử lý được vì vậy buộc họ phải sử dụng dịch vụ quản lý CTNH do các chủ thể KDDVQLCTNH cung cấp để quản lý CTNH đạt yêu cầu theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ quản lý CTNH thường có tâm lý muốn đạt được lợi nhuận tối đa nên hay cố tình vi phạm pháp luật29, điển hình như vụ Cơng ty Cổ phần Sonadezi Long Thành chưa được cấp giấy phép vận chuyển và hành nghề xử lý CTNH, song trong gần 10 năm Công ty này vẫn đứng ra thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý 5.316 tấn CTNH cho nhiều doanh nghiệp và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thu lợi hàng tỷ đồng30; hay vụ Công ty TNHH Xử lý môi trường sạch Việt Nam ký hợp đồng với

27 Khoản 13 Điều 3 Luật BVMT 2014.

28 Thông tấn xã Việt Nam, Mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 800.000 ngàn tấn chất thải nguy hại, http://w ww.quantracmoitruong.gov.vn/VN/TINTRANGCHU_Content/tabid/330/cat/115/nfriend/3747688/language/ vi-VN/Default.aspx, truy cập ngày 15/05/2018.

29

Đào Minh Khoa, “57 tháng tù cho nhóm bị cáo đổ CTNH ra môi trường”, http://cand.com.vn/Ban-tin- 113/57-thang-tu-cho-nhom-bi-cao-do-chat-thai-nguy-hai-ra-moi-truong-491478/, truy cập ngày 18/05/2018. 30 Hồi Nam, “Sonadezi đã làm gì với 5.316 tấn chất thải nguy hại?”, http://www.sggp.org.vn/sonadezi-da- lam-gi-voi-5316-tan-chat-thai-nguy-hai-136734.html, truy cập ngày 08/03/2018.

Nhà máy nhiệt điện Hậu Giang để xử lý CTNH trong quá trình vận hành nhà máy, tuy nhiên, sau khi lấy số dầu thải máy biến thế điện tại Nhà máy nhiệt điện Hậu Giang, thay vì chở về Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên để xử lý theo hợp đồng xử lý CTNH thì Cơng ty TNHH Xử lý mơi trường sạch Việt Nam lại đem về Quận Cái Răng để thuê người dân xử lý CTNH, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.31 Tất cả những vấn đề trên không chỉ gây nguy hiểm cho con người mà cịn có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề an ninh môi trường trong hoạt động quản lý CTNH. Vì vậy, các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động KDDVQLCTNH có vai trị đặc biệt quan trọng, được xem là điều kiện cốt lõi để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong hoạt động KDDVQLCTNH. Thông qua các quy định pháp luật sẽ quy định rõ ràng, cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mang tính ràng buộc của các chủ thể có liên quan đến hoạt động quản lý CTNH như chủ nguồn thải CTNH, chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH, các cơ quan quản lý nhà nước. Khi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể được thể chế hóa buộc các chủ thể phải thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động KDDVQLCTNH. Nếu các chủ thể này không tuân thủ và thực hiện đúng theo trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài như bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự, khắc phục hậu quả… Với việc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi, các chủ thể buộc thay vì thực hiện các hành vi tiêu cực, bất chấp mọi thủ đoạn gian lận gây thiệt hại lợi ích của các chủ thể khác, làm ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của nền kinh tế sẽ phải tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình theo chiều hướng tích cực, tự giác tuân thủ đúng theo các yêu cầu của pháp luật nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Điều này vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả BVMT vừa tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất giúp cho các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ quản lý CTNH có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.

Bên cạnh đó, thơng qua các quy tắc xử sự chung điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động KDDVQLCTNH, pháp luật về KDDVQLCTNH đã cụ thể hóa các quy định từ các văn bản nguồn như LTM 2005, LDN 2014, LĐT 2014,

31 Mai Trâm, “Làm rõ vụ xử lý trái phép chất thải nguy hại từ nhiệt điện Hậu Giang”, https://thanh nien.vn/thoi-su/lam-ro-vu-xu-ly-trai-phep-chat-thai-nguy-hai-tu-nhiet-dien-hau-giang-958877.html, truy cập 30/6/2018.

Luật BVMT 2014, Công ước Basel, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO… thành các yêu cầu về KDDVQLCTNH một cách minh bạch, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong nước và xu hướng hội nhập quốc tế. Qua đó khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh được quyền tự do lựa chọn mơ hình hoạt động phù hợp với năng lực, nhu cầu xã hội, thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng mà còn giúp nhà nước duy trì được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể KDDVQLCTNH, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể và xã hội.

Ở góc độ khác, pháp luật điều chỉnh về hoạt động KDDVQLCTNH cịn góp phần đảm bảo thực hiện các yêu cầu trong xu hướng hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ môi trường. Song song với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc mở cửa thị trường và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ mơi trường nói riêng là một vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu trong các hoạt động đàm phán thương mại song phương, đa phương, cũng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế. Rõ nét nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ môi trường ở năm phân ngành trong WTO bao gồm: Dịch vụ xử lý nước thải; dịch vụ xử lý rác thải; dịch vụ làm sạch khí thải; dịch vụ xử lý tiếng ồn và dịch vụ đánh giá tác động của môi trường32. Do vậy, việc xây dựng chính sách và cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ mơi trường, trong đó có dịch vụ quản lý CTNH đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết ở Việt Nam.

Tóm lại, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, ln có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý CTNH. Với đặc điểm mang tính quy phạm phổ biến, được thể hiện dưới hình thức xác định và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước nên pháp luật về KDDVQLCTNH có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động KDDVQLCTNH. Qua đó, góp phần đưa hoạt động KDDVQLCTNH đi theo một trật tự nhất định, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể liên quan trong quá trình kinh doanh và sử dụng dịch vụ quản lý CTNH. Nếu khơng có pháp luật, việc quản lý CTNH cũng như việc KDDVQLCTNH sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn cho các chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng

32 “Cam kết chung về dịch vụ của Việt Nam trong WTO”, http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-chung- ve-dich-vu-cua-viet-nam-trong-wto, truy cập ngày 10/03/2018.

dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, xa hơn là sẽ làm cho chất lượng môi trường không được đảm bảo, cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)