2.1. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
2.1.5. Quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh
doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
- Quy định về kiểm tra, thanh tra
72 Minh Xuân, “Tăng công suất xử lý chất thải nguy hại”, http://www.sggp.org.vn/tang-cong-suat-xu-ly-chat- thai-nguy-hai-15834.html, truy cập ngày 20/01/2018.
73
Ái Vân, “Xử lý chất thải nguy hại tại TP.HCM – Chới với vì giá tăng phi mã”, https://baomoi .com/xu-ly- chat-thai-nguy-hai-tai-tphcm-choi-voi-vi-gia-tang-phi-ma/c/5349417.epi, truy cập ngày 20/01/2018.
74 Hương Giang, “Lẩn quẩn xử lý chất thải nguy hại”, http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201304/Luan- quan-xu-ly-chat-thai-nguy-hai-2231134/, truy cập ngày 10/3/2018.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra có vai trị quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động KDDVQLCTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, thanh tra hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định, điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có sự bất cập trong quy định pháp luật. Các quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực KDDVQLCTNH còn khá sơ sài. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT mới chỉ quy định về trách nhiệm kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý CTNH của Bộ trưởng Bộ TN&MT và Tổng cục Mơi trường75
. Ngồi ra, về căn cứ để thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT cũng chỉ quy định là các hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo các giấy phép đã được cấp76
. Từ các quy định trên, có thể thấy rằng, vấn đề kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động KDDVQLCTNH chưa được đề cập một cách cụ thể, các quy định trên về bản chất chỉ mang tính khái qt, có phần chưa rõ ràng. Các vấn đề về cách thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra đa số chỉ được quy định trong các văn bản mang tính chất nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như kế hoạch kiểm tra, báo cáo kiểm tra,… Các văn bản quy định về chức năng của các cơ quan thanh tra chuyên ngành như Thanh tra Sở TN&MT ở địa phương hoặc Thanh tra Bộ TN&MT77 hầu như cũng quy định mang tính chung chung.
Bên cạnh đó, do chịu sự ràng buộc của các thủ tục hành chính theo quy định của Luật Thanh tra (phải thông báo trước, chỉ làm việc trong giờ hành chính…), cùng với sự biến động mạnh về cơ cấu tổ chức theo Luật Thanh tra năm 2010 nên lực lượng càng thiếu và yếu không đáp ứng được yêu cầu nên cơng tác này đã gặp khơng ít khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế78. Sự đầu tư các trang thiết bị phương tiện khoa học kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra BVMT chưa đúng mức, đầy đủ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, sát sao mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường bức xúc nên chưa kịp thời phát hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong KDDVQLCTNH.
75 Xem khoản 2 Điều 13 Nghị định 38/2015/NĐ-CP
76 Điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 35 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. 77
Điều 10 Nghị định số 35/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 04 năm 2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
78 Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Một số quy định cần sửa đổi bổ sung trong Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội, tr.12.
- Quy định về xử lý vi phạm
Điều 160 Luật BVMT 2014 quy định: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về BVMT, gây ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”. Như vậy,
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra trên thực tế mà chủ thể có hành vi vi phạm sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi trái pháp luật, nếu có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý CTNH chủ yếu được quy định trong Nghị định số 155/2016/NĐ–CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. Mặc dù, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định số 155/2016/NĐ–CP được quy định cao hơn so với trước đây với mức xử phạt thấp nhất là 10.000.000 đồng và mức cao nhất là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, điều này phần nào ngăn chặn được các hành vi vi phạm trong lĩnh vực mơi trường nói chung và hoạt động quản lý CTNH nói riêng. Tuy nhiên, đối với các hành vi trái pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường trong hoạt động quản lý CTNH thì mức chế tài xử phạt chưa thật sự đủ sức răn đe và có phần chưa hợp lý, có thể kể đến như:
Hành vi “Khơng có đủ ít nhất 02 người đảm nhận quản lý, điều hành, hướng
dẫn về chun mơn, kỹ thuật có trình độ chun mơn thuộc chun ngành liên quan đến mơi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý CTNH theo quy định”
được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cho mỗi trường hợp. Theo quan điểm tác giả, mức xử phạt này có phần chưa đủ tính răn đe vì u cầu quan trọng của hoạt động quản lý CTNH là phải đảm bảo an tồn cho mơi trường, con người. Do đó, địi hỏi các cơ sở quản lý CTNH phải đáp ứng đầy đủ số lượng nhân sự có trình độ chun mơn theo quy định để quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn tại các cơ sở quản lý CTNH, nếu không đáp ứng được yêu cầu trên các cơ sở quản lý CTNH khó có thể hoạt động an tồn, hiệu quả, từ đó có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và chất lượng môi trường. Vì vậy, mức xử phạt nêu trên chưa thật sự phù hợp và đủ tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm.
Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán từ 5.000 kg CTNH trở lên cho tổ chức, cá nhân khơng có Giấy phép xử lý CTNH phù hợp được quy định tại khoản 8 Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng. Với khối lượng 5000 kg CTNH được chuyển giao, cho, mua, bán trái phép mà chỉ có mức phạt tiền tối đa là 250.000.000 đồng vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn triệt để được những hành vi vi phạm. Đơn cử như Công ty TNHH khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời BoViet đã chuyển giao 260 vỏ thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng có dung tích 1000 lít/thùng, tương đương 15.600 kg cho Công ty TNHH đầu tư Golden Star Việt Nam khơng có Giấy phép xử lý CTNH theo quy định. Với hành vi vi phạm này, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời Boviet bị xử phạt 440 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói, đây khơng phải là lần đầu bị xử phạt, trước đó, ngày 20/01/2015 Cơng ty này cũng đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký Quyết định số 84/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về BVMT với số tiền 290 triệu đồng về hành vi xả thải vượt quy chuẩn về chất thải79. Như vậy, có thể thấy một trong những lý do Công ty này tiếp tục vi phạm là do mức xử phạt được áp dụng còn thấp so với khoản lợi nhuận mang lại cho họ. Hay hành vi chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg CTNH trái quy định về BVMT được quy định tại khoản 8 Điều 23 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có mức phạt tiền cao nhất là 500.000.000 đồng, mức tiền phạt này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa hành vi vi phạm. Thực tế, hành vi trái pháp luật nêu trên trực tiếp gây tác động tiêu cực rất lớn đến mơi trường và đã có nhiều trường hợp ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân, chính vì vậy với mức phạt như vậy sẽ khơng đủ sức ngăn ngừa những hành vi vi phạm xảy ra, vì mức phạt là cịn thấp so với mức chi phí đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ, nhân lực để xử lý CTNH nên các chủ thể kinh doanh sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiết kiệm chi phí đầu tư. Điển hình như vụ Cơng ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện Formosa và Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh đã chôn 276 tấn chất thải công nghiệp độc hại của Formosa nhưng Công ty Kỳ Anh chỉ bị phạt 450 triệu đồng.80 Với khối lượng CTNH gấp vài chục lần so với con số
79 Doãn Hưng, “Hàng loại doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại tỉnh Bắc Giang”, https:// baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/hang-loat-doanh-nghiep-gay-o-nhiem-moi-truong-nghiem-trong-tai-tinh- bac-giang-bai-8-doanh-nghiep-nhan-hon-16-tan-chat-thai-nguy-hai-cua-cong-ty-boviet-bi-phat-400-trieu-don g-124 9796.html, truy cập ngày 08/03/2018.
80 Đức Hoàng, “Formosa Hà Tĩnh bị phạt 560 triệu đồng vì chơn CTNH”, http://vietnamfinance .vn/ formosa- ha-tinh-bi-phat-560-trieu-dong-vi-chon-chat-thai-nguy-hai-20171217093532635.htm, truy cập 20/03/2018.
3.000kg pháp luật điều chỉnh nhưng Công ty Kỳ Anh chỉ bị xử phạt 450.000.000 đồng thì có thể khẳng định rằng mức phạt trên là không đủ sức răn đe, bởi công việc xử lý 276 tấn chất thải trên sẽ tốn chi phí hơn rất nhiều.
Ngồi bị xử phạt vi phạm hành chính, tùy vào mức độ vi phạm mà các chủ thể KDDVQLCTNH cịn phải chịu trách nhiệm hình sự. Về cơ bản hình phạt dành cho các tội danh trong hoạt động quản lý CTNH đáp ứng được yêu cầu ngăn ngừa hành vi phạm tội, tuy nhiên đối với một số hành vi phạm tội có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mức hình phạt được áp dụng vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, tại Điều 236 BLHS 2015 tội vi phạm các quy định về quản lý CTNH có mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000.000 đồng được áp dụng đối với các tội phạm tại khoản 2 Điều 236 BLHS 2015 và mức phạt tù cao nhất là 10 năm sẽ được áp dụng đối với tội phạm tại khoản 3 Điều 236 BLHS 2015. Theo tác giả, mức tiền phạt như vậy là chưa đủ mạnh để răn đe hành vi phạm tội vì ngoài việc trừng phạt hành vi phạm tội đó cịn là khoản chi phí để bù đắp những thiệt hại về môi trường do CTNH gây ra, nhất là trong những trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì con số chi phí này sẽ rất lớn nếu khơng được bù đắp thì sẽ gây thiệt hại lớn đến ngân sách nhà nước, thời gian, tiền bạc của nhân dân. Còn mức phạt tù tối đa 10 năm vẫn còn thấp, chưa thật sự đủ sức để ngăn chặn hành vi phạm tội đối với các tội phạm về mơi trường trong lĩnh vực quản lý CTNH đó là chưa kể ít khi nào Tòa án áp dụng mức phạt tối đa. Cụ thể, đơn cử như trường hợp người có thẩm quyền cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định pháp luật CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm từ 10.000 kilôgam trở lên nhưng chỉ bị phạt tù tối đa 10 năm thì thật sự cịn q thấp. Bởi với khối lượng CTNH nêu trên khi được cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật thì mức độ gây hại cho môi trường, con người là rất khủng khiếp và vô cùng lớn. Mặc khác, khi hậu quả xảy ra, việc khắc phục và phục hồi lại hiện trạng mơi trường sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian cơng sức, tiền bạc. Chính vì vậy, mức phạt được quy định như trên là còn thấp và chưa phù hợp.
Ngoài ra, trong trường hợp pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường do thực hiện hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường một khối lượng CTNH trái pháp luật thuộc trường hợp tại điểm d khoản 5 Điều 235 BLHS 2015 thì pháp nhân đó bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Quy định này giúp chấm dứt hoàn toàn việc phạm tội của pháp nhân, tuy nhiên, điều này sẽ gây ra khó khăn trong vấn đề yêu cầu pháp
nhân gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động KDDVQLCTNH phải bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu pháp nhân bồi thường thiệt hại là việc dân sự, nên việc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân sẽ tước đi cơ hội đòi bồi thường đối với các đối tượng bị thiệt hại, vì pháp nhân đó đã khơng cịn tồn tại81
. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để tự giải thể trước khi hành vi gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện, khi đó sẽ khó để xử lý hình sự và u cầu bồi thường thiệt hại đối với các chủ thể này vì tư cách pháp nhân khơng cịn tồn tại.
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng trách nhiệm hình sự, các chủ thể KDDVQLCTNH có hành vi vi phạm gây ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường của mình gây ra82. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề không hề đơn giản. Về cơ sở pháp lý, để xác định thiệt hại đối với mơi trường thì chỉ có Điều 602 BLDS 2015 và Nghị định số 03/2015/NĐ–CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại, tính tốn thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP. Việc chứng minh thiệt hại xảy ra rất phức tạp, vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn các phương pháp tính tốn thiệt hại một cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi. Luật BVMT 2014 đã nêu ra 03 mức độ thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối môi trường gây ra bao gồm: Có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng83, nhưng nội hàm của các mức độ này vẫn chưa được làm rõ một cách có cơ sở. Việc chứng minh hành vi trái pháp luật cũng không hề dễ, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện vẫn cịn thiếu nhiều gây khó khăn cho việc xác định hành vi vi phạm. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra rất phức tạp và trong một số trường hợp gần như không thể tách biệt
81
Bùi Xuân Phái, “Hoàn thiện các quy định về xử lý hình sự đối với pháp nhân trong lĩnh vực môi trường”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(316), kỳ 2, tháng 6/2016, tr.23.
82 Xem thêm khoản 3 Điều 164 Luật BVMT 2014. 83
được cặp hành vi – hậu quả tương ứng84. Bên cạnh đó, cịn có các thiệt hại khơng xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra trong khoảng thời