Quy định về giá cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 55 - 57)

2.1. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

2.1.4. Quy định về giá cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Hiện nay chỉ có loại hình cung ứng dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được pháp luật quy định về việc xác định chi phí đầu tư ban đầu và từ đó đưa ra việc xác định giá trị của dịch vụ mà các chủ thể có liên quan đang thụ hưởng. Cịn mức giá dịch vụ quản lý CTNH pháp luật vẫn chưa quy định do đó đa phần là do các chủ thể tự thỏa thuận xác định giá dịch vụ dẫn đến các mức giá dịch vụ này không giống nhau. Đơn cử như mức giá dịch vụ xử lý CTNH được đưa ra tại Điều 2 trong Hợp đồng kinh tế thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH giữa Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM68

khác với mức giá được đưa ra trong Hợp đồng xử lý CTNH giữa Công ty Cổ phần Môi

67 Xem Điều 9 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. 68

trường Xanh Việt Nam và Công ty TNHH Việt Nam Top Vision Industries.69 Thực tế có thể thấy rằng, giá dịch vụ quản lý CTNH không thể sử dụng mức giá giống với mức giá được xác định đối với các loại chất thải thơng thường khác vì CTNH có chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí này khơng chỉ là các khoản đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực mà còn bao gồm cả chi phí đầu tư vào việc xin Giấy phép xử lý CTNH.70 Vì vậy, nếu khơng có quy định về mức giá dịch vụ quản lý CTNH sẽ tạo ra lỗ hỏng trong việc xác định thỏa thuận mức giá dịch vụ giữa chủ thể sử dụng và chủ thể cung ứng, làm cho giá dịch vụ dao động giữa các chủ thể có sự khác biệt quá lớn, điều này có thể dẫn đến sự tiêu cực trong việc xác định giá dịch vụ và gây nên hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể tham gia KDDVQLCTNH. Trên thực tế, do khơng có các quy định cụ thể về xác định mức giá dịch vụ quản lý CTNH nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này đã sẵn sàng hạ giá thành ở mức thấp nhất để thu gom CTNH nhằm có đầu vào. Tuy nhiên, khi hạ giá thành với mức thấp, các doanh nghiệp này chỉ giữ lại rác thải có thể tái chế, sử dụng, cịn đối với loại rác khơng giá trị thì lén lút chơn lấp hoặc đổ thẳng ra môi trường. Một số trường hợp điển hình cho vấn đề này như Công ty TNHH Tân Phát Tài, công ty này được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH từ năm 2007. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, cơng ty đã thuê hẳn 10.000m2 đất của một công ty khác để đào hố chôn lấp bùn thải nguy hại. Ngoài ra, qua kiểm tra, cơng ty này cịn thu gom hơn 1.000 tấn CTNH không được phép tiêu hủy và hơn 6.000 tấn CTNH không nằm trong giấy phép xử lý của doanh nghiệp này. Hay như trường hợp của Công ty TNHH Một thành viên Cấp thốt nước Mơi trường Bình Dương khi bị thanh tra đã phát hiện khơng có khả năng xử lý gần 8.000 tấn chất thải rắn nguy hại đã thu gom về bãi rác. Điều đáng nói, trong khi năng lực có hạn với hai lị đốt rác với cơng suất chỉ có thể xử lý hơn 20 tấn/ngày đêm, công ty này vẫn mạnh dạn “gánh” thêm CTNH từ Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM về xử lý.71 Thực tế trên không chỉ gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường cung ứng các dịch vụ về môi trường, gây thiệt hại cho các chủ thể cung ứng dịch vụ chân chính khác mà sâu xa hơn nó cịn để lại những hệ quả nguy hiểm

69 Xem Phụ lục 6.

70 Trần Linh Huân (2018), “Giá cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại dưới góc độ pháp luật mơi trường”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 04/2018(679), tr.66.

71 “Xử lý tái chế chất thải khó cho doanh nghiệp làm thật”, http://moitruongcongnghiepxanh.vn/tin-cong-ty/

xu-ly-tai-che-chat-thai-kho-cho-doanh-nghiep-%E2%80%9Clam-that%E2%80%9D/, truy cập ngày

cho môi trường do việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH không đúng yêu cầu. Mặc khác, có những địa phương do số lượng các chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH vẫn còn khá khiêm tốn dẫn đến tình trạng “cầu” nhiều hơn “cung” nên đã dẫn đến hệ quả các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này đã “thét giá” lên rất cao. Đơn cử như ở TP.HCM, có những thời điểm doanh nghiệp bị buộc phải trả chi phí thu gom và xử lý lên đến 40 triệu đồng/tấn CTNH thay vì từ 2,5 - 12 triệu đồng/tấn chất thải.72 Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi mức giá tăng cao, các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ khơng có nhiều sự lựa chọn nên buộc phải chấp nhận hoặc tìm cách lách luật bằng cách ký khống hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý CTNH và trả cho họ một số tiền theo thỏa thuận nhưng không hề chuyển giao bất kỳ CTNH nào hoặc chuyển giao lấy lệ, khi có đồn thanh tra, kiểm tra mơi trường đến kiểm tra chỉ cần đơn vị xuất trình được chứng từ và hợp đồng chứng minh có chuyển giao CTNH là an tồn.73 Hoặc có trường hợp doanh nghiệp lén thải bỏ ra ngồi mơi trường hoặc trộn lẫn CTNH vào chất thải công nghiệp không nguy hại hoặc chất thải sinh hoạt để phải trả chi phí chuyển giao như chất thải thông thường, khoảng 1/10 giá thành chuyển giao CTNH. Lý giải cho thực trạng trên, như vị đại diện của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 chia sẻ: “Hiện nay, mỗi cơ sở xử lý CTNH chào một giá, có nơi giá rất thấp, có nơi giá rất cao và mong muốn nhà nước sớm ban hành giá sàn xử lý CTNH và tên các doanh nghiệp có uy tín để dễ dàng chọn lựa, tránh trường hợp chịu liên đới khi ký phải hợp đồng với các cơ sở thu gom, xử lý làm ăn khơng đàng hồng”.74

Từ thực tế bất cập nêu trên, do đó cần phải có các quy định điều chỉnh thống nhất về mức giá dịch vụ quản lý CTNH để làm cơ sở xác định giá cho các chủ thể tham gia vào quan hệ cung cầu loại hình dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)