2.1. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
2.1.1. Quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, tức là tất cả các chủ thể từ cơ quan
nhà nước đến các tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do kinh doanh, giới hạn của quyền tự do đó là những gì pháp luật khơng cấm. Trên thực tế, đa phần các chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH hiện nay là các tổ chức kinh tế trong nước, như
45 An Dương, “Bất cập trong thu gom và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường”, http://moitruong. net.vn/bat-cap-trong-thu-gom-va-xu-ly-chat-thai-nguy-hai-gay-o-nhiem-moi-truong/, truy cập ngày 9/3/2018. 46 Nguyễn Thượng Hiền, Đỗ Tiến Đoàn, “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế nguy hại và đề xuất các giải pháp”, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/, truy cập ngày 06/03/2018.
47 Một vài trường hợp phải kể đến như: Công ty TNHH khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời BoViet chuyển giao 260 vỏ thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng có dung tích 1000 lít/thùng, tương đương 15.600 kg cho Công ty TNHH đầu tư Golden Star Việt Nam khơng có Giấy phép xử lý CTNH theo quy định; hay những sai phạm của công ty URENCO Hà Nội, công ty Tường Hựu, công ty TNHH Apple Film Đà Nẵng, Cơng ty Hydra Việt Nam có địa chỉ tại các khu cơng nghiệp trên TP. Đà Nẵng có hành vi chuyển giao CTNH cho tổ chức, cá nhân khơng có năng lực xử lý theo quy định.
48 Huyền Nga, “Tràn lan vi phạm về quản lý chất thải nguy hại”, http://cand.com.vn/Kinh-te/Tran-lan-vi- pham-ve-quan-ly-chat-thai-nguy-hai-183728/, truy cập ngày 06/03/2018.
vậy vấn đề đặt ra là có phải tất cả các chủ thể trong xã hội đều được phép cung ứng dịch vụ quản lý CTNH khơng hay chỉ có những chủ thể có tư cách pháp nhân mới được cung ứng. Căn cứ theo điểm a khoản 1 phụ lục 5.B.1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định một trong các loại giấy tờ phải có trong hồ sơ pháp lý để xin cấp giấy phép là Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương. Như vậy, quy định này cho thấy để được thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý CTNH đòi hỏi các chủ thể phải thành lập tổ chức kinh tế49. Việc hình thành tổ chức kinh tế là điều cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động KDDVQLCTNH được hiệu quả, bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý CTNH. Tuy nhiên, vẫn cần phải tính đến nét đặc thù trong quản lý CTNH đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, trên thực tế các chủ thể này rất khó ký được hợp đồng chuyển giao CTNH cho các đơn vị đủ điều kiện quản lý vì khối lượng CTNH của họ ít. Trong khi tại nhiều địa phương lượng “cầu” cao hơn “cung” nên các đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý CTNH không quan tâm đến việc cung ứng dịch vụ cho các chủ thể này vì chi phí lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận khơng cao. Việc phát sinh lượng CTNH lớn, đòi hỏi phải có lực lượng thu gom, vận chuyển, xử lý tương ứng với mức độ phát thải. Do đó, nếu chỉ trong chờ vào hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý CTNH của các doanh nghiệp tư nhân là rất khó để đáp ứng được nhu cầu xử lý CTNH trong điều kiện hiện nay, dẫn đến tình trạng ùn ứ CTNH, gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho môi trường và con người. Hiện nay, pháp luật chuyên ngành chưa có sự đa dạng, phân hóa về các loại chủ thể được phép tham gia vào hoạt động quản lý CTNH, chưa phát huy triệt để được các nguồn lực trong xã hội để phục vụ cho công tác quản lý CTNH. Các chủ thể được phép tham gia thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý CTNH đa phần là các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần hoặc Hợp tác xã cịn các chủ thể khác như Hộ kinh doanh thì vẫn chưa được phép tham gia cung ứng loại hình dịch vụ này. Đây là một điểm hạn chế rất lớn, bởi chủ thể này vẫn có khả năng thực hiện được các hoạt động quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có lượng CTNH phát sinh ít nếu như hộ kinh doanh
49 Khoản 16 Điều 3 LĐT 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
đáp ứng được các điều kiện, tất nhiên điều kiện này khơng có nghĩa là đồng nhất với các điều kiện doanh nghiệp lớn phải đáp ứng.
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia cam kết dịch vụ môi trường trong WTO được quy định tại Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), trong đó có dịch vụ xử lý rác thải bao gồm rác thải nguy hại. Theo biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, đối với dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402) về cơ bản Việt Nam cam kết không hạn chế các vấn đề tiếp cận thị trường, không hạn chế đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với phương thức cung cấp hiện diện thương mại, Việt Nam vẫn còn hạn chế tiếp cận thị trường trong trường hợp đảm bảo phúc lợi công cộng, các công ty nước ngồi khơng được thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình. Họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ tại các điểm thu gom rác thải do chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chỉ định. Điều này tạo rào cản, làm mất khả năng thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tại các hộ gia đình của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các hộ gia đình là rất lớn. Bện cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia các cam kết dịch vụ môi trường khác như: Cam kết dịch vụ môi trường trong Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN) nằm ở gói cam kết thứ 8 theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), cam kết dịch vụ môi trường trong Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), cam kết dịch vụ môi trường trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, với sự hạn chế môi trường kinh doanh, cơ chế thị trường hàng hóa và dịch vụ mơi trường chưa phát triển, các thủ tục về cấp phép đối với dịch vụ mơi trường chưa rõ ràng minh bạch, chính sách ưu đãi cịn chung chung, hệ thống quản lý hành chính phức tạp đã làm hoạt động đầu tư vào dịch vụ quản lý CTNH tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngồi cịn rất hạn chế. Điều này làm mất đi một nguồn lực đáng kể trong hoạt động quản lý CTNH tại Việt Nam, trong khi nhu cầu về vấn đề này hiện nay là rất lớn.
Hơn nữa, so với chất thải rắn, nếu muốn thực hiện dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn các chủ thể phải vượt qua giai đoạn đấu thầu để lựa chọn50, còn đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chỉ cần đáp ứng các điều kiện và được cấp giấy phép thì sẽ được cung ứng mà khơng cần phải thơng qua một cơ chế lựa chọn nào. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ cho chủ nguồn thải
50 Khoản 6 Danh mục B Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích.
mà cịn đối với cộng đồng, xã hội vì có những trường hợp chủ thể khi được cấp phép nhưng thực chất họ không thực hiện việc quản lý CTNH mà chỉ lấy giấy phép được cấp làm căn cứ để ký khống các hợp đồng tiếp nhận quản lý CTNH với chủ nguồn thải CTNH nhằm thu lợi bất chính.
Ngồi ra, các quy định về ưu đãi dành cho chủ thể KDDVQLCTNH còn chưa tương xứng. Theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cơng ích (gọi tắt
là Nghị định số 130/2013/NĐ-CP) dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
khơng được xem là dịch vụ cơng ích. Thiết nghĩ, CTNH là một loại chất thải có khả năng gây nguy hiểm cao cho con người và môi trường, việc thực hiện các hoạt động quản lý CTNH rất cần thiết, nó khơng chỉ phục vụ lợi ích kinh tế cho các chủ thể cung ứng mà còn mang lại nhiều giá trị quan trọng trong việc BVMT, sức khỏe cộng đồng. So với dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, để được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đòi hỏi các chủ thể cung ứng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khắc khe, phải tốn rất nhiều thời gian, cơng sức, chi phí để đầu tư. Điều này hạn chế nhiều đến khả năng tham gia đầu tư vào loại hình dịch vụ này của các chủ thể, bởi ngồi u cầu khắc khe thì hầu như mức độ ưu đãi, hỗ trợ mà các chủ thể KDDVQLCTNH được hưởng từ nhà nước ít hơn so với dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn. Bên cạnh đó, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP cũng chỉ mới đưa ra hình thức ưu đãi về vấn đề vay vốn ban đầu đối với hoạt động xử lý CTNH, đồng xử lý CTNH51, trong khi đó tầm quan trọng của dịch vụ quản lý CTNH không thua kém so với dịch vụ quản lý chất thải rắn, đây sẽ là một bất công lớn nếu như xem dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH không phải là dịch vụ cơng ích và khơng nhận được nhiều sự ưu đãi từ nhà nước. Nếu không khắc phục vấn đề này trong quy định pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm các chủ thể tham gia đầu tư kinh doanh vào loại hình dịch vụ này.