Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 34 - 39)

1.3. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

1.3.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất

lý chất thải nguy hại

Pháp luật về KDDVQLCTNH là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ quản lý CTNH và mối quan hệ giữa các chủ thể này với các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý CTNH. Các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động KDDVQLCTNH là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý CTNH, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mơi trường nói chung và dịch vụ quản lý CTNH nói riêng. Hiện nay, pháp luật về KDDVQLCTNH vẫn chưa được cụ thể hóa thành một hệ thống pháp luật riêng biệt mà vẫn còn chủ yếu nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp 2013, BLDS 2015, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, LTM 2005, LDN 2014, LĐT 2014 sửa đổi bổ sung năm 2016, Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành36… Mặc dù, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng giữa các quy định đều có mối quan hệ tác động biện chứng hổ trợ cho nhau góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động KDDVQLCTNH. Cụ thể:

Đầu tiên có thể kể đến Hiến pháp 2013, tại Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định:“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật

không cấm”. Có thể nói đây là cơ sở hiến định về quyền tự do kinh doanh của các

36 Trần Linh Huân (2018), “Xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số đặc biệt kỳ 1 tháng 06/2018, tr142.

chủ thể trong xã hội, dựa vào đó để xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về hoạt động KDDVQLCTNH.

Tiếp đến, Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Nghị định số 60/2016/NĐ- CP, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT… Đây là những văn bản chuyên ngành rất quan trọng điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực hoạt động dịch vụ môi trường, trong đó có dịch vụ quản lý CTNH. Các văn bản này quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể các vấn đề về trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH, các vấn đề pháp lý về nội dung quản lý CTNH, các điều kiện cơ sở xử lý CTNH cần đáp ứng, trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện hoạt động quản lý CTNH, đưa ra danh mục CTNH và các yêu cầu kỹ thuật quy trình quản lý CTNH... Các văn bản nêu trên, mặc dù không trực tiếp nhắc đến hoạt động KDDVQLCTNH nhưng đã đưa ra các quy định có liên quan để điều chỉnh hoạt động này, từ đó giúp các chủ thể nắm rõ được các vấn đề pháp lý cần phải tuân thủ, thực hiện khi tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ đặc biệt này.

Ngoài ra, LDN 2014 và LĐT 2014 sửa đổi, bổ sung 2016 cũng quy định các vấn đề về chủ thể kinh doanh, điều kiện và phạm vi hoạt động ngành nghề dịch vụ có liên quan đến hoạt động quản lý CTNH. Trong đó, LDN 2014 giúp xác định các loại hình doanh nghiệp mà chủ thể cung ứng dịch vụ có thể hình thành. Ngồi ra, LDN 2014 còn quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải: “Đáp ứng đủ điều kiện

kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”37. Tùy theo ngành, nghề cụ thể mà pháp luật yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh khác nhau, điều kiện này được thể hiện thông qua giấy phép hay giấy chứng nhận. Còn LĐT 2014 giúp xác định được điều kiện và phạm vi hoạt động của các loại hình dịch vụ, tùy theo ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có các điều kiện kinh doanh khác nhau được quy định cụ thể. Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý CTNH thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện38. Các chủ thể muốn tham gia thực hiện hoạt động

37

Khoản 1 Điều 8 LDN 2014.

38 Mục 232 Phụ lục IV danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

KDDVQLCTNH cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì mới được phép thực hiện.

Bên cạnh đó, BLDS 2015 và LTM 2005 cũng đóng vai trị nền tảng quan trọng trong việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng KDDVQLCTNH. BLDS 2015 đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ, súc tích về hợp đồng cung ứng dịch vụ39, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên và những vấn đề liên quan đến hợp đồng40. Đáng lưu ý là BLDS 2015 có quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, cách thức trả tiền dịch vụ41. Nếu BLDS 2015 được xem là văn bản chung nhất quy định các vấn đề về thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó có các loại hình dịch vụ, kể cả dịch vụ quản lý CTNH thì LTM 2005 quy định chi tiết hơn về hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ là bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể42. Bên cạnh đó, nếu như BLDS 2015 chỉ mới đề cập phải hoàn thành nghĩa vụ mà khơng nói rõ thời hạn bao lâu43 thì LTM 2015 đã quy định cụ thể về thời hạn phải hoàn thành nghĩa vụ, cụ thể: “Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn hồn

thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hồn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hồn thành dịch vụ”. Có thể nói, hai văn

bản pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý tiền đề quan trọng để áp dụng điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trong hoạt động KDDVQLCTNH, từ đó góp phần giúp các bên thực hiện tốt và đảm bảo được quyền lợi của mình trong hoạt động KDDVQLCTNH.

Đối với vấn đề xử lý các hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hoạt động KDDVQLCTNH, tùy vào từng loại chủ thể với các mức độ vi phạm, thiệt hại mà có thể sẽ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý và mức bồi thường khác nhau. Vấn đề xử lý vi phạm và bồi thường thiệt trong hoạt động KDDVQLCTNH được điều chỉnh trong một số văn bản như Luật Cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, BLDS 2015, Nghị định số

39 Điều 513 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cung ứng

dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ”. 40 Xem Điều 514, 512, 513, 514, 515, 516, 517, 518, 519, 520, 521 BLDS 2015. 41 Xem Điều 519, 520 BLDS 2015. 42 Xem Điều 74 LTM 2005. 43 Xem Điều 373 BLDS 2015.

03/2015/NĐ-CP... Cụ thể, tại Điều 78, Điều 79 Luật Cán bộ, Công chức 2008 quy định các hình thức kỷ luật đối với các đối tượng là cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm trong hoạt động KDDVQLCTNH. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động KDDVQLCTNH sẽ được điều chỉnh bởi Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Nghị định này quy định về việc xác định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý CTNH và các hoạt động liên quan đến KDDVQLCTNH. Còn các hành vi được xem là tội phạm sẽ được điều chỉnh bởi BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, văn bản này quy định trách nhiệm hình sự, xác định các tội danh đối với tội phạm mơi trường, trong đó có các tội danh liên quan đến CTNH được quy định tại Chương XIX như tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm về quy định quản lý CTNH (Điều 236), tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239). Bên cạnh xử phạt cịn có vấn đề bồi thường thiệt hại, hiện nay cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động KDDVQLCTNH được xác định theo Điều 602 BLDS 2015 và Nghị định số 03/2015/NĐ-CP. Các văn bản pháp lý nêu trên góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh hoạt động KDDVQLCTNH của các chủ thể theo hướng tích cực và đạt được hiệu quả cao.

Ở góc độ Cơng ước quốc tế, ngày 10 tháng 6 năm 1995 Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng. Công ước này được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người và mơi trường trước tác động có hại từ việc sản sinh và quản lý khơng hợp lý CTNH và các chất thải khác bằng một hệ thống các biện pháp kiểm sốt nghiêm ngặt q trình vận chuyển và tiêu hủy các chất đó. Ở Việt Nam việc vận chuyển CTNH sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó có Cơng ước Basel mà Việt Nam đã tham gia và ký kết, điều này cũng chi phối đến hoạt động KDDVQLCTNH trong đó có hoạt động vận chuyển.

Như vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện tại đã xây dựng được các quy định để điều chỉnh chung cho hoạt động KDDVQLCTNH, tạo cơ sở vững chắc và thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật trong thực tế.44

44 Trần Linh Huân (2018), “Xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số đặc biệt kỳ 1 tháng 06/2018, tr144.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những phân tích trong Chương 1, có thể đưa ra những kết luận sau:

1. Chất thải nguy hại là một dạng chất thải có khả năng gây nguy hiểm cao cho con người và môi trường do xuất phát từ đặc tính độc hại của chúng, vì vậy quản lý chất thải nguy hại là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Thực hiện tốt công tác quản lý chất thải nguy hại sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường được hiệu quả. 2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại là một hệ quả tất yếu

của nhu cầu xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải nguy hại khi họ khơng có khả năng quản lý đạt u cầu, vừa tạo được lợi nhuận cho các chủ thể thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Qua đó, góp phần tạo được động lực phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

3. Để hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại được đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả thì sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về hoạt động này đóng vai trị quan trọng đặc biệt và không thể thiếu. Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại vừa ràng buộc được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, vừa duy trì được các quy luật cung cầu của thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện để các chủ thể cùng tham gia vào hoạt động cung ứng và sử dụng loại dịch vụ hữu ích này. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động quản lý chất thải nguy hại, trong đó có hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại chưa được cụ thể hóa thành một hệ thống pháp luật riêng biệt mà còn quy định rời rạc trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại là điều rất cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)