Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thả

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 64 - 120)

thải nguy hại

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Để khắc phục tình trạng khan hiếm chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH cũng như vấn đề ùn ứ CTNH tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ do không chuyển giao được CTNH pháp luật cần thiết phải thừa nhận sự đa dạng về chủ thể cung ứng dịch vụ dựa trên cơ sở phân hóa rõ ràng theo khối lượng CTNH cần quản lý. Bên cạnh các tổ chức kinh tế pháp luật cần thừa nhận hộ kinh doanh cũng được phép tham gia cung ứng dịch vụ quản lý CTNH cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mơ nhỏ, khối lượng CTNH phát sinh ít. Cũng giống như các tổ chức kinh tế, để được cung ứng dịch vụ quản lý CTNH, hộ kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự và phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, các điều kiện này phải tinh giảm hơn so với các tổ chức kinh tế khác, điều này sẽ được phân tích ở phần 2.2.2. Hơn nữa để đảm bảo an tồn, hiệu quả, tránh tình trạng lách luật cần phải quy định rõ hộ kinh doanh chỉ được phép ký hợp đồng dịch vụ quản lý CTNH với chủ nguồn thải có khối lượng CTNH phát sinh không quá 600kg/năm. Quy định này đảm bảo được quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể là hộ kinh doanh, góp phần phát huy được các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động quản lý CTNH, đảm bảo hiệu quả, an toàn trong hoạt động quản lý CTNH tại các cơ sở có quy mơ nhỏ.

Đồng thời, pháp luật cần phải quy định rõ, các đơn vị dịch vụ cơng ích của nhà nước phải có trách nhiệm ký hợp đồng nhận chuyển giao CTNH với các chủ nguồn thải CTNH kể cả các chủ nguồn thải có khối lượng CTNH ít và khơng thể ký được hợp đồng chuyển giao do khơng có chủ thể cung ứng dịch vụ hoặc có nhưng khơng tiếp nhận. Khi quy định bắt buộc các đơn vị dịch vụ cơng ích của nhà nước phải tham gia cung ứng dịch vụ quản lý CTNH cho các đối tượng nêu trên sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý CTNH, tránh được tình trạng ùn ứ CTNH, hạn chế gian dối trong hoạt động quản lý CTNH, phát huy được vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động BVMT thông qua việc đầu tư vào các cơ sở dịch vụ cơng ích để thực hiện dịch vụ quản lý CTNH.

Hơn nữa, nhà nước cần phải tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nguồn lực đầu tư nước ngồi. Các nhà đầu tư nước ngồi sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH ở Việt

Nam hiện nay. Khi thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách thơng qua các cơng cụ thuế, phí. Để thu hút được các nhà đầu tư nước ngồi địi chúng ta phải mạnh dạn mở cửa hơn nữa đối với các phân ngành dịch vụ môi trường. Cụ thể tại biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, đối với dịch vụ xử lý rác thải cần bỏ đi sự hạn chế tiếp cận thị trường, cho phép cơng ty nước ngồi được phép thực hiện thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình, trong đó có rác thải nguy hại. Khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép trực tiếp thu gom rác thải nguy hại từ các hộ gia đình sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ứ động CTNH tại các hộ gia đình. Ngồi ra, cần phải tạo được mơi trường kinh doanh thơng thống, xây dựng và phát triển được cơ chế thị trường cho dịch vụ môi trường, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, đơn giản trong thủ tục cấp phép, quy định cụ thể hóa các chính sách ưu đãi đặc biệt là các ưu đãi về thuế, xây dựng hệ thống quản lý hành chính đơn giản, tinh gọn. Khi các vấn đề trên được đảm bảo sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào hoạt động KDDVQLCTNH tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, để thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý CTNH cần thiết phải thừa nhận dịch vụ quản lý CTNH là dịch vụ cơng ích giống như dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn. Để làm được điều này cần phải quy định điều chỉnh lại Danh mục sản phẩm, dịch vụ cơng ích trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH vào danh mục và đưa loại hình dịch vụ này vào nhóm các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thực hiện theo phương thức đấu thầu tại danh mục B trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP. Bởi:

Thứ nhất, khi đưa dịch vụ thu gon, vận chuyển, xử lý CTNH vào danh mục

sản phẩm, dịch vụ cơng ích sẽ buộc nhà nước phải tham gia đầu tư để hình thành nên các chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH dưới dạng các đơn vị dịch vụ cơng ích của nhà nước giống như dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn. Với sự tham gia của nhà nước kết hợp cùng sự đầu tư từ các nguồn lực tư nhân sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý CTNH. Tuy nhiên, để sự hỗ trợ của nhà nước được hiệu quả, Nghị định số 130/2013/NĐ-CP phải quy định rõ nhà nước chỉ đầu tư vốn ban đầu để hình thành tài sản phục vụ mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích và các chủ thể cung ứng dịch vụ phải tự bù đắp chi phí phát sinh

trong q trình thực hiện. Việc quy định như vậy sẽ tránh sự ỷ lại, hạn chế gánh nặng ngân sách nhà nước, tạo được sự công bằng giữa các chủ thể kinh doanh dịch vụ quản lý đối với các loại chất thải.

Thứ hai, khi đưa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH vào nhóm các

sản phẩm, dịch vụ cơng ích thực hiện theo phương thức đấu thầu sẽ tạo ra hiệu quả trong việc lựa chọn chủ thể cung ứng dịch vụ quản lý CTNH. Thơng qua hình thức đấu thầu sẽ giúp các chủ nguồn thải và các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ quản lý CTNH có thể lựa chọn được chủ thể cung cấp dịch vụ có năng lực, vừa chất lượng, hiệu quả, vừa mang lại giá cả hợp lý nhất, tránh được tình trạng mơ hồ, khơng đánh giá được thực lực của các chủ thể cung ứng. Đồng thời, thông qua cơ chế đấu thầu còn tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể KDDVQLCTNH. Chủ thể nào có năng lực, đáp ứng đầy đủ điều kiện, giá cả hợp lý thì sẽ được chọn để thực hiện dịch vụ, chủ thể nào khơng đáp ứng được thì sẽ bị loại.

Ngoài ra, để thu hút đầu tư từ các chủ thể kinh doanh, khắc phục sự bất bình đẳng trong hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý các loại chất thải, tạo cơ sở pháp lý tốt hơn cho các cơ sở cung ứng dịch vụ quản lý CTNH có vốn tư nhân, theo tác giả cần phải điều chỉnh lại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP theo hướng quy định tăng thêm sự ưu đãi, hỗ trợ cho dịch vụ quản lý CTNH thay vì chỉ mới quy định một loại hình thức ưu đãi cho vay vốn lãi suất ưu đãi để huy động vốn đầu tư như hiện nay87. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP cần quy định bổ sung thêm các hình thức ưu đãi, hỗ trợ mà các chủ thể KDDVQLCTNH được hưởng như: Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng. Khi tăng thêm các hình thức ưu đãi, hỗ trợ như vậy sẽ thu hút được nhiều chủ thể tham gia đầu tư kinh doanh loại hình dịch vụ quản lý CTNH, giúp các chủ thể kinh doanh có thể an tâm cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất có thể.

2.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại

Để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt các cơ sở quản lý CTNH, thu hút, khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư vào hoạt động quản lý CTNH pháp luật cần phải có sự quy định phân hóa về các điều kiện kinh doanh cho phù hợp với từng loại chủ

87

thể, tránh tình trạng áp dụng cào bằng chung cho tất cả các chủ thể như hiện nay. Cụ thể, đối với các tổ chức kinh tế có quy mơ lớn, với khối lượng CTNH phải xử lý nhiều thì bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định như hiện tại. Còn đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ quản lý CTNH có quy mơ nhỏ, lượng CTNH xử lý ít, tính chất nguy hại đơn giản thì cần phải quy định các điều kiện kinh doanh theo hướng loại bỏ bớt những điều kiện khơng cần thiết. Ví dụ như thay vì phải có báo cáo ĐTM các cơ sở cung ứng dịch vụ quản lý CTNH nhỏ lẻ chỉ cần có đăng ký kế hoạch BVMT, trong kế hoạch BVMT có nội dung về quản lý CTNH là đã đáp ứng được yêu cầu. Hoặc về nhân sự quản lý, điều hành do quy mô nhỏ, khối lượng CTNH ít nên chỉ cần u cầu có trình độ chun mơn thuộc chun ngành có liên quan đến hóa học hoặc mơi trường là đủ mà khơng cần bắt buộc phải có chứng chỉ quản lý CTNH. Khi loại bỏ bớt được những điều kiện kinh doanh khơng cần thiết dành cho các chủ thể có quy mơ vừa và nhỏ sẽ giúp các chủ thể này có thể tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý CTNH, tạo sự công bằng giữa các chủ thể khi tham gia vào hoạt động KDDVQLCTNH.

Đối với địa điểm cơ sở xử lý CTNH, để đảm bảo khoảng cách an tồn cho mơi trường và con người, theo tác giả cần phải bổ sung lại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP như sau: “Địa điểm của cơ sở xử lý CTNH (trừ trường hợp

cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý CTNH) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu là 10 km2”. Con số 10 km2

theo tác giả là một khoảng cách tối thiểu đủ để giữ mức độ an toàn cơ bản cho các khu dân cư. Việc đưa thêm nội dung “phải đảm bảo khoảng

cách an toàn tối thiểu là 10 km2” vào quy định nêu trên sẽ tạo cơ sở pháp lý nền tảng để các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào đó xây dựng được một khoảng cách an tồn, phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương dựa trên mức quy định tối thiểu.

Về khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH, để khắc phục tình trạng mơ hồ và xác định được các yêu cầu“theo quy định về xây dựng” mà các khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển cần phải đáp ứng tại khoản 2 mục III Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP. Theo tác giả, Bộ TN&MT cần phải liên tịch với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định hướng dẫn các vấn đề pháp lý liên quan đến các yêu cầu cụ thể về xây dựng trong hoạt động quản lý CTNH nói chung và xây dựng các khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH nói riêng. Khi

ban hành được văn bản pháp luật quy định hướng dẫn cụ thể vấn đề nêu trên sẽ đảm bảo tính khả thi và tránh được sự khó khăn trong cơng tác áp dụng pháp luật trên thực tế.

Về phương tiện vận chuyển CTNH, để khắc phục các vấn đề khó khăn trong việc áp dụng và thực thi pháp luật trên thực tế liên quan đến vấn đề sử dụng các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển CTNH phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Giải pháp cho vấn đề này là Bộ TN&MT phải xem xét, tính tốn, đánh giá để ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể “các yêu cầu về

an toàn kỹ thuật và BVMT tương tự như các phương tiện vận chuyển hàng hóa cùng loại” được quy định tại mục 4.1 Phụ lục 2(B) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP. Cụ thể, Bộ TN&MT có thể tham khảo Thơng tư số 70/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trên cơ sở của Thơng tư này, Bộ TN&MT có thể tự mình hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và BVMT đối với các phương tiện vận chuyển CTNH. Văn bản quy định hướng dẫn này phải cụ thể, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn để có thể áp dụng được trên thực tế. Khi được ban hành, văn bản hướng dẫn sẽ có vai trị rất quan trọng trong việc giúp các chủ thể có liên quan có thể tự chủ động xác định, tuân thủ và kiểm tra được các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và BVMT đối với phương tiện vận chuyển CTNH, từ đó góp phần phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động KDDVQLCTNH. Ngoài ra, sau khi được cấp phép các phương tiện này cần phải được kiểm tra chất lượng định kỳ một năm hai lần, có dán tem kiểm định ở đầu xe nhằm tránh hiện tượng khi xin cấp phép xe đạt chuẩn chất lượng nhưng khi đi vào hoạt động thì là xe kém chất lượng.

Về nhân sự, để đáp ứng được yêu cầu quản lý và đảm bảo đủ số lượng, trình độ chuyên môn trong công tác quản lý CTNH tại các trạm trung chuyển CTNH. Theo tác giả cần phải sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015 theo hướng: “Một trạm trung chuyển CTNH phải có ít nhất 02 (hai) người đảm

nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chun mơn thuộc chun ngành liên quan đến mơi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý CTNH theo quy định”. Việc quy định như vậy sẽ đáp ứng

được nguồn nhân lực đủ về số lượng, vững về trình độ chun mơn để thực hiện việc điều hành, quản lý, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật tại các trạm trung chuyển

CTNH được hiệu quả. Đồng thời, để khắc phục tình trạng vẫn cịn lỏng lẻo, chưa đáp ứng về mặt chất lượng trong việc quy định các yêu cầu đối với đội ngũ vận hành và lái xe. Theo tác giả cần phải sửa đổi, bổ sung lại điểm d khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP theo hướng: “Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào

tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị, kinh nghiệm chun mơn và bằng cấp hoặc chứng chỉ theo yêu cầu”. Quy định

như vậy sẽ loại bỏ những đối tượng khơng có kinh nghiệm, chun mơn, nghiệp vụ, sàng lọc và chọn ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng công việc.

Về giấy phép, để khắc phục những vấn đề bất cập về mặt từ ngữ như đã phân tích, theo tác giả khoản 24 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP cần được sửa đổi lại như sau: “Giấy phép quản lý CTNH là giấy phép cấp cho chủ thể quản lý CTNH

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại (Trang 64 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)