2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
2.1.1. Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Kinh doanh dịch vụ địi nợ có phạm vi hoạt động là các khoản nợ có đủ 02 yếu tố đó là: khoản nợ đó có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp và khoản nợ đó đã quá hạn
thanh toán32.Tuy nhiên nếu các khoản nợ đủ hai yếu tố như trên nhưng thuộc một
trong các khoản nợ sau đây thì sẽ khơng được thực hiện đó là : các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là Tổ chức Chính trị, Tổ chức Chính trị - xã hội, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác33. Với những quy định trên ta thấy:
Thứ nhất, với quy định này thì hầu như các khoản nợ phát sinh trong đời sống
xã hội, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đều thuộc phạm vị hoạt động của dịch vụ đòi nợ. Các khoản nợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được phép thực hiện có thể trong lĩnh vực Dân sự, Kinh doanh, Thương mại, … hoặc là các khoản nợ trong nước và nợ có yếu tố nước ngoài. Điều này đã tạo ra thị trường kinh doanh dịch vụ đòi nợ tương đối đa dạng. Đây là một điểm mới khác biệt so với các nước khác. Ví dụ như “ở Hoa Kỳ thì Bộ Luật Dân sự và Đạo luật về bảo vệ tín dụng và
tiêu dùng quy định dịch vụ địi nợ áp dụng cho các món nợ của các thể nhân, phục vụ mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình, quy định này khá hẹp so với nhu cầu thực tế xã hội”34. Hay như ở Hàn Quốc quy định “các khoản nợ mà chủ nợ là
các cá nhân thì chưa được phép thực hiện bởi dịch vụ đòi nợ”35.
Tuy nhiên, các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tồ án có hiệu lực pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ khơng được thực
32
Khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dich vụ đòi nợ. 33
Khoản 3 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dich vụ đòi nợ. 34
Nguyễn Ngọc Thạch (2006), “Góp ý dự thảo Nghị định kinh doanh dich vu đòi nợ”,
http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=923, truy cập ngày19/11/2013.
35
Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam (2011), “Kinh nghiệm quản lý dịch vụ đòi nợ tại Hàn Quốc, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/02/09/kinh-nghi%E1%BB%87m- qu%E1%BA%A3n-l-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-di-n%E1%BB%A3-t%E1%BA%A1i-hn- qu%E1%BB%91c/, [Truy cập ngày 16/11/2013].
hiện. Như vậy, vơ hình chung quy định này đã thu hẹp các khoản nợ mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện, đặc biệt là các khoản nợ phát sinh trong hợp đồng Kinh tế, Thương mại.
Thứ hai, như thế nào là khoản nợ hợp pháp ? căn cứ để xác định đó là khoản
nợ hợp pháp hay khơng thì Nghị định cũng như Thơng tư hướng dẫn khơng nhắc đến, do đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thường căn cứ vào các thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp, các tài liệu tự điều tra, thu thập được và vận dụng dụng kiến thức tổng hợp từ các quy định của pháp luật như Luật Dân sự, Tố tụng Dân sự, Luật Thương mại, … và các văn bản có liên quan để đánh giá, xác định tính hợp pháp của khoản nợ đó. Việc kết luận khoản nợ đó là hợp pháp hay khơng trong thực tiễn là một vấn đề phức tạp và thường là theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp là chính.
Thông thường, kết luận khoản nợ đó là hợp pháp các doanh nghiệp thường dựa vào quyết định do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Tịa án, Trọng tài ban hành (đối với các khoản nợ có tranh chấp) hoặc do kết quả làm việc giữa các bên (khách nợ và chủ nợ) thống nhất xác định trên cở sở các tài liệu, chứng cứ. Trong giao dịch dân sự, vay tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng vay, hợp đồng có thể là bằng miệng hay bằng văn bản, trong trường hợp bằng văn bản thì văn bản đó cần có xác nhận của người làm chứng, của chính quyền địa phương,… hay khơng thì mới xác định là hợp pháp, cịn trường hợp tin nhau là chính, tức giao kết bằng lời nói thì để xác định là hợp pháp là rất khó khăn, thực tiễn các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp thực hiện xử lý trong trường hợp này là tương đối lớn. Trong hoạt động kinh doanh thương mại thì vấn đề xác định là hợp pháp phức tạp hơn nhiều. Nếu khoản nợ đó phát sinh từ hợp đồng thương mại kinh tế, trong trường hợp có tranh chấp hợp đồng, thì thẩm quyền xác định khoản nợ đó là hợp pháp hay khơng phải phụ thuộc vào việc Tồ án hay Trọng tài xác định hợp đồng đó có vơ hiệu một phần hay vơ hiệu tồn bộ khơng. Khi đã xác định được là hợp đồng có hiệu lực thì khi đó mới phát sinh khoản nợ hợp pháp và đương nhiên khoản nợ đó thực hiện thơng qua các quyết định của Tồ án hoặc Trọng tài. Vậy cần phải có hướng dẫn để làm rõ vấn đề này.
Thứ ba, khoản nợ được phép thực hiện phải quá hạn thanh toán, nợ quá hạn
thanh toán là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy định này đã
vơ hình chung đã hạn chế, gây khó khăn trong cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ với dịch vụ đòi nợ của Luật sư, hạn chế việc cung ứng dịch vụ đòi nợ đối với khách hàng là các Ngân hàng, Tổ chức Tín dụng muốn địi các khoản nợ sớm trước thời hạn hoặc hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ do các ngân hàng thành lập. Vì theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010 thì mặc dù các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán theo như thoả thuận giữa Ngân hàng, Tổ chức tín dụng và người vay nhưng được thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện người vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc có đầy đủ các yếu tố, dấu hiệu cho thấy khoản nợ khơng thanh tốn
được thì tổ chức tín dụng có quyền thu hồi nợ sớm36
. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho các bộ phận địi nợ của các Ngân hàng, Tổ chức Tín dụng, các Luật sư cịn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải nhất thiết đợi đến hết thời gian theo thoả thuận mới được thực hiện cung ứng dịch vụ địi nợ mặc dù biết rằng có các yếu tố, dấu hiệu cho thấy khoản nợ cần thu hồi sớm để bảo tồn vốn. Đây chính là lý do mà trong thực tế các khoản nợ mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện thường các khoản nợ “khó địi”, do q thời hạn tương đối lâu, khách nợ đã có thời gian tẩu tán tài sản hoặc tìm cách lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ dẫn đến khả năng thu hồi nợ thấp.
Như vậy, quy định về phạm vi các khoản nợ mà các doanh nghiệp được cung ứng dịch vụ đòi nợ thực hiện theo quy định hiện hành, nhìn một cách tổng thể, thì có phạm vi rất rộng, nhưng khi phân tích kỹ các nội dung thì phạm vi đã bị thu hẹp đáng kể, chỉ tập trung ở các khoản nợ trong giao kết Dân sự là chủ yếu và các khoản nợ này khi tìm đến dịch vụ địi nợ chủ yếu là khó địi, q thời hạn tương đối lâu. Điều này đã thu hẹp thị trường của doanh nghiệp dịch vụ đòi nợ và làm cho chủ nợ chọn cá nhân, băng nhóm hoạt động mang tính chất “xã hội đen” để thực hiện. Vì thế dẫn đến hạn chế trong khuyến khích hoạt động địi nợ hợp pháp phát triển, khó đầy lùi hoạt động địi nợ vi phạm pháp luật. Do đó, cần có những bổ sung các quy định về phạm vi hoạt động dịch vụ đòi nợ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.