Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ và thực tiễn thi hành định, cũng như định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, tác giả đưa ra các kiến nghị cụ thể sau:
Thứ nhất, xác định rõ nhóm ngành cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Trước đây, dịch vụ đòi nợ chưa được xác định là dịch vụ kinh doanh có điều kiện bởi vì Nghị định 104/2007/NĐ-CP ra đời vào năm 2007, sau Nghị định 59/2006/NĐ-CP, nhưng khi Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 59/2006/NĐ-CP, được ban hành thì cũng khơng bổ sung dịch vụ này vào là một thiếu sót. Do đó cần bổ sung dịch vụ địi nợ vào danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2009/ND-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 59/2006/NĐ-CP.
Hiện tại, theo ghi nhận của Bộ Tài chính thì kinh doanh dịch vụ đòi nợ được được xếp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc nhóm Dịch vụ Tài chính chưa được xếp vào đâu115, trong thực tiễn khi các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh xếp vào nhóm ngành “Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
thanh tốn, tín dụng”116, với mã nhóm ngành là 8291 – 82910117
. Nếu so sánh về nội dung hoạt động giữa kinh doanh dịch vụ đòi nợ và hoạt động Dịch vụ hỗ trợ thanh tốn, tín dụng118 thì phần lớn là tương ứng với nhau, do đó việc xác định kinh doanh dịch vụ địi nợ vào nhóm ngành này trong thực tiễn là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại các văn bản pháp luật điều chỉnh kinh doanh dịch vụ địi nợ chưa có quy định thống nhất trong việc xác định chính xác về nhóm ngành, loại hình dịch vụ này. Do
115
Công văn số 10872/BTC-PC ngày 06/8/2014, Phụ lục 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong phạm vi quản lý của Bộ tài chính, http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van-10872-BTC-
PC-2014-danh-muc-nganh-nghe-cam-dau-tu-kinh-doanh-va-dau-tu-kinh-doanh-co-dieu-kien- vb242987.aspx, [Truy cập ngày 10/10/2014].
116
Cơng Ty Cổ phần dịch vụ đòi nợ Hùng Minh, http://www.thongtincongty.com/doanh- nghiep.php?id=0312564749#ixzz3EMPgJWRa; Cơng ty cổ phần địi nợ An Khang, http://www.thongtincongty.com/doanh-nghiep.php?id=0312439025#ixzz3EMPb1DIk. Truy cập
ngày 25/9/2014 117
8291 – 82910: Hệ thống ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Qui định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
118
Nhóm ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thanh tốn, tín dụng gồm: Các hoạt động thu hồi những khoản bồi thường và chuyển tiền thu hồi cho khách hàng, như dịch vụ thu hồi hối phiếu hoặc nợ; các hoạt động thu thập thơng tin, như lịch sử tín dụng hoặc lao động trong kinh doanh, cung cấp thông tin cho các thể chế tài chính, những người bán lẻ và những người khác có yêu cầu đánh giá triển vọng của cá nhân và các công việc kinh doanh.
vậy cần bổ sung nội dung này để làm cơ sở cho công tác xây dựng pháp luật và định hướng công tác quản lý.
Vậy, cần quy định kinh doanh dịch vụ địi nợ là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và bổ sung vào nhóm ngành Dịch vụ hỗ trợ thanh tốn, tín dụng trong trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số khái niệm, thuật ngữ và phạm vi điều chỉnh tại
Nghị định 104/2007/NĐ-CP
Hiện tại Pháp luật kinh doanh dịch vụ địi nợ có đưa ra một số thuật ngữ, khái niệm nhưng vẫn chưa thể hiện hết phạm vi hoạt động, bản chất của dịch vụ đòi nợ, chưa đảm bảo tính pháp lý, tính lơgic và thống nhất với các khái niệm, quy định pháp luật khác, đồng thời để tạo cơ sở pháp lý cho các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này thì cần phải thống nhất cách hiểu một số khái niệm, định nghĩa
riêng về dịch vụ địi nợ. Do đó cần sửa đổi, bổ sung một số khái niệm, thuật ngữ,
quy định đã được đưa ra trong Nghị định 104/2007/NĐ-CP, cụ thể là:
- Sửa đổi tên ngành nghề “Dịch vụ đòi nợ” thành “Dịch vụ xử lý nợ”. Vì đối
chiếu khái niệm “Dịch vụ đòi nợ” với nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ119
ta thấy khái niệm này chưa bao hàm hết những nội dung đó. Khái niệm “Dịch vụ địi nợ” chỉ thể hiện được một khía cạnh thực hiện các hoạt động địi nợ, trong khi đó xử lý nợ là một chuỗi các hoạt động khác nhau từ việc đại diện chủ nợ hoạc khách nợ để xác định các khoản nợ, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin xác định các khoản nợ, tài sản của con nợ, tư vấn quy trình thủ tục xử lý nợ, trực tiếp tiến hành thu hồi nợ, kể cả đại diện tranh tụng tại tòa án … với các hoạt động, quy trình khác nhau như vậy rõ ràng khái niệm “Dịch vụ địi nợ” khơng thể bao hàm hết được. Do đó, nên thay bằng khái niệm “Dịch vụ xử lý nợ”, vì khái niệm này có nội hàm rộng hơn, trong đó bao gồm tồn bộ các nội dung hoạt động của dịch vụ đòi nợ. Hơn nữa khái niệm“Dịch vụ xử lý nợ” còn là một khái niệm mang tính khoa học pháp lý và phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này.
- Mở rộng phạm vi các khoản nợ được phép kinh doanh sang các khoản nợ chưa q hạn thanh tốn nhưng có dấu hiệu cần thu hồi sớm như quy định của Luật các Tổ chức tín dụng. Việc mở rộng này nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đối xử công bằng của Nhà nước trong quy định hoạt động của công ty quản lý tài sản
119
của các tổ chức tín dụng (VAMC) hoặc các công ty công ty xử lý nợ của doanh nghiệp (DATC) và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ. Mặt khác chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ nợ kịp thời trong việc thu hồi các khoản nợ, bảo toàn được nguồn vốn và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuận lợi trong công việc, thu được lợi nhuận.
- Bỏ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ khơng được xử lý “các
khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tịa án có hiệu lực pháp luật”
thay bằng quy định “các khoản nợ đang thực hiện theo quyết định thi hành án”. Vì cơ hội và khả năng sử dụng dịch vụ đòi nợ trước khi hết thời hiệu thi hành án dân sự là hoàn toàn thực tế. Bản án, quyết định của Toà án chậm nhất phải được chuyển giao cho cơ quan thi hành án trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trong khi đó thời hiệu để yêu cầu thi hành án là 3 năm . Như vậy, trừ trường hợp đối với bản án, quyết định phải thi hành ngay thì theo quy định của pháp luật những bản án, quyết định khác (mặc dù đã có hiệu lực pháp luật và đã được
chuyển cho cơ quan thi hành án để xử lý) người được thi hành vẫn còn thời hạn 3
năm để nộp đơn yêu cầu thi hành án. Việc tạo cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở giai đoạn này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đòi nợ và Cơ quan thi hành án, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề tồn đọng án, giảm tải cho hoạt động của cơ quan thi hành án của Nhà nước. Bên cạnh đó bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cũng là cơ sở để khẳng định đây là khoản nợ hợp pháp mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được phép thực hiện.
Trên cơ sở đó, bổ sung, điều chỉnh Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ xử lý nợ quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đầy đủ các yếu tố:
- Là khoản nợ có đủ căn cứ hợp pháp;
- Đã quá hạn thanh toán hoặc chưa q hạn thanh tốn nhưng đủ có đủ căn cứ cho rằng các khoản nợ khơng thanh tốn được hoặc bên có nghĩa vụ trả nợ có tình lừa gạt người cho vay.
3. Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này gồm: các khoản nợ đang thực hiện theo quyết định thi hành án, …. ”.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung Điều 4 về nguyên tắc kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Khi dịch vụ đòi nợ đã thực sự phát triển và hoạt động theo khn khổ pháp luật thì nên bỏ nguyên tắc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được phép chuyên doanh (không được kinh doanh những ngành nghề khác). Hiện nay quy định nguyên tắc chuyên doanh là không nhất quán với chủ trương doanh nghiệp tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Bên cạnh đó, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ với số vốn tăng lên, huy động vốn cổ phần, có thể tham gia đầu tư vào hoạt động của chủ nợ và khách nợ, thuê mượn tài sản để trừ nợ, đồng thời doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng có liên quan đến khoản nợ, chỉ ra những yếu kém của quản trị kinh doanh và sử dụng ngườn nhân lực ở doanh nghiệp để các bên có thể trả hết nợ, tiếp tục hợp tác với chất lượng kinh doanh tốt hơn … sẽ góp phần nâng cao doanh thu cho các doanh nghiệp và phát huy hết lợi thế về nhân lực, trình độ chun mơn, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bổ sung thêm cụm từ “Hợp đồng dịch vụ xử lý nợ” để thống nhất với các quy định của BLDS 2005 và LTM 2005 cũng như Nghị định 72/2009/NĐ-CP như đã phân tích ở nội dung hợp đồng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại mục “2.1.4.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Vậy, nguyên tắc tại Khoản 4 Điều 4 sửa đổi như sau: “Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ xử lý nợ
1. Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ xử lý nợ mới được phép hoạt động dịch vụ xử lý nợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xử lý nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
3.Hoạt động dịch vụ xử lý nợ được thực hiện theo Hợp đồng uỷ quyền và Hợp đồng dịch vụ xử lý nợ được ký kết giữa chủ nợ hoặc bên có nghĩa vụ trả nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xử lý nợ trong phạm vi uỷ quyền phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.
Thứ tư, sửa đổi về điều kiện kinh doanh dịch vụ xử lý nợ
Việc thừa nhận kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động, pháp luật của nước ta cũng như pháp luật của các nước khác. Tuy nhiên với các quy định về điều kiện
này, chúng ta cần sửa đổi để hạn chế các quy định gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định mang tính chất cấm đốn hành chính:
- Điều kiện về vốn: Tại các nước phát triển, dịch vụ đòi nợ được quy định trong Bộ Luật Dân sự chứ không phải Luật về ngân hàng hoặc các Tổ chức tín dụng và nó được gọi là “Debt Colletion Service”120, điều này lý giải dịch vụ này không phải là một loại hình Tổ chức tín dụng, do đó việc quy định điều kiện về vốn pháp định đối với nó là một vấn đề khơng cần thiết và thể hiện sự thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ với các doanh nghiệp kinh doanh khác. Mặt khác, như đã phân tích nội dung điều kiện về vốn121, khơng có cơ sở nào khẳng định kinh doanh dịch vụ địi nợ cần thiết phải có số vốn đó. Do đó ta cần bỏ quy định điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Điều kiện về tiêu chuẩn người quản lý, giám đốc chi nhánh và người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ đưa ra các điều kiện đối với người quản lý, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp là cần thiết và phù hợp, đúng với tính chất nhạy cảm của ngành nghề này, góp phần phịng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, về mặt
thuật ngữ cần sửa đổi cụm từ “Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự” quy định tại
Khoản 1 Điều 14 và Khoản 2 Điều 15 thành “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” cho thống nhất về thuật ngữ với quy định của BLDS 2005.
- Mặt khác cần bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 4 Điều 15 là “khơng có tiền án, tiền sự” và hướng dẫn thực hiện cần quy định cụ thể trong hồ sơ khi đăng ký kinh doanh các người quản lý, quản lý, giám đốc chi nhánh và người lao động phải có phiếu lý lịch tư pháp, trong đó thể hiện rõ khơng có tiền án, tiền sự và chưa có lịch sử từng vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, hình sự. Điều này tương tự quy định của pháp luật Hàn Quốc về kinh doanh dịch vụ đòi nợ: “Các cá nhân trong bộ máy lãnh đạo của Cơng ty dịch vụ địi nợ phải là người có
đủ năng lực pháp luật, năng lực chun mơn và có lịch sử cá nhân tốt, đặc biệt là chưa từng quá hạn trong việc trả nợ vay.”122. Việc quy định này nhằm hạn chế thấp nhất đối tượng xấu núp bóng doanh nghiệp để địi nợ th.
120
Tạm dịch “Dịch vụ thu hồi nợ”. 121
Xem thêm mục 2.1.3 Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Chương II Thực trạng pháp luật kinh doanh dịch vụ địi nợ
122
Cổng thơng tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam (2011), “Kinh nghiệm quản lý dịch vụ đòi nợ tại Hàn Quốc, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/02/09/kinh-nghi%E1%BB%87m-
- Về người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Sửa quy định tại Điều 15 về trình độ chun mơn của người lao động, chỉ áp dụng trình độ chun mơn về học vấn đối với nhân viên trực tiếp thu hồi nợ và tư vấn cho khác hành, cịn những người lao động khác thì khơng cần thiết đạt các quy định đó. Như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tuyển dụng lao động phù hợp với quy mô, tổ chức của doanh nghiệp.
Cụ thể kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa lại Điều 15 như sau:
“Điều 15. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với nhân viên tư vấn, trực tiếp thu hồi nợ
…
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, cơng an.
4. Khơng có tiền án, tiền sự.”
- Về điều kiện về ANTT:
Trong thời gian vừa quan, hoạt động kinh doanh này nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến ANTT, tình trạng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật không phải là hiếm gặp, do đó việc quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT theo Nghị định 72/2009/NĐ-CP là hợp lý và cần thiết. Cần bổ sung kinh doanh dịch vụ địi nợ thuộc ngóm ngành kinh doanh có điều kiện về ANTT để đảm bảo thống nhất giữa Nghị định 104/2007/NĐ-CP và Nghị định 72/2009/NĐ-CP. Vậy ta cần bổ