Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 42 - 49)

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2.1.5. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2.1.5.1. Nội dung kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Nghị định 104/2007/NĐ-CP thừa nhận 03 nội dung kinh doanh dịch vụ đòi nợ là:

65

Điều 4 Chương 2 Thông tư số 33/2010/TT-BCA, quy định cụ thể điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

“1. Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc

thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.

2. Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ. 3. Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ. 4. Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.”66.

Với quy định về phạm vi nội dung kinh doanh dịch vụ địi nợ như trên, có một số vấn đề phát sinh:

Thứ nhất, với nội dung phạm vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định như trên

là quá hẹp cho một ngành nghề cung ứng dịch vụ, quy định đã bỏ bớt một số nội dung trong hoạt động đòi nợ.

Như ta đã biết, địi nợ là cả một q trình với một chuỗi các hoạt động khác nhau và tuân theo một quy trình nhất định. Từ khâu tiếp xúc khách hàng, điều tra xác minh khoản nợ, nhận uỷ quyền của khách hàng, khoanh các khoản nợ, đàm pháp trả nợ, đến giai đoạn khởi kiện, tố cáo, xét xử, thi hành án. Vì nếu khách hàng đã ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện địi nợ thì doanh nghiệp đó được phép tham gia tất cả các khâu theo sự ủy quyền của chủ nợ hoặc khách nợ nếu cần.

Bản chất của những khoản nợ mà các chủ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đòi nợ thực hiện thường đa phần là các khoản nợ khó địi, bởi lẽ nếu dễ địi thì chủ nợ hoặc khách nợ đã nhờ các bộ phận hoặc cán bộ pháp lý thực hiện. Những quy định hẹp và cịn mang tính chung chung như trên vơ tình đã tạo ra những rào cản trong hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, có nhiều lợi nhuận sẽ nghĩ ra các cách lách luật để hoạt động, do đó địi hỏi cần mở rộng nội dung kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đồng thời quy định chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể các nội dung hoạt động đòi nợ.

Thứ hai, trong nội dung kinh doanh dịch vụ địi nợ có hoạt động:“Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ, biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ” 67

. Hoạt động tư vấn pháp luật là một nội dung thuộc dịch vụ pháp lý, mặc dù ở đây chỉ là tư vấn pháp luật liên quan đến hoạt động đòi nợ, vậy điều này có dẫn đến mâu thuẫn với nguyên tắc thứ 2 tại Điều 4 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP là khơng được kinh doanh ngành nghề khác ngồi dịch vụ không? Hoặc nếu cho phép thì cá nhân, doanh nghiệp cần thiết phải có các chứng chỉ đặc thù của dịch vụ pháp

66

Điều 6 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ địi nợ 67

lý khơng ? Đây là một vấn đề mà pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần quan tâm làm rõ.

Thứ ba, để tránh phức tạp, khó quản lý và phát sinh những tiêu cực trong hoạt

động, doanh nghiệp chỉ có quyền cung ứng dịch vụ địi nợ mà vấn đề mua bán nợ vẫn chưa được đề cập, trong khi mua bán nợ cũng chính là một hình thức để xử lý nợ. Đối chiếu với các quy định của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các Doanh nghiệp (DATC) hoặc các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), ta thấy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ gặp nhiều hạn chế hơn hẳn, việc này đã làm cho sự cạnh tranh trong việc xử lý nợ giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ địi nợ và DATC, VAMC thì lợi thế ln nghiêng về các

DATC, VAMC do có phạm vi hoạt động rộng hơn68, quyền hạn nhiều hơn, … điều

này dẫn đến mất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh hoạt động cung ứng dịch vụ xử lý nợ nói chung.

Vậy, để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh, Pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần mở rộng phạm vi nội dung hoạt động kinh dịch vụ đòi nợ của doanh nghiệp.

2.1.5.2. Các biện pháp đòi nợ trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều 7 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định những biện pháp mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể áp dụng khi đại diện cho chủ nợ hoặc khách nợ, đó là:

“Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;

Thông báo việc địi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thơng tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ.” 69

Các biện pháp đòi nợ trong hoạt động dịch vụ địi nợ có một số nội dung chúng ta cần làm rõ, cụ thể là:

68

Điều 9, Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước (2013), “Những nội dung cơ bản của Nghị định 53 và cơ chế xử lý nợ xấu của VAMC”, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Nhung-noi-dung-co-ban-cua-Nghi- dinh-53-va-co-che-xu-ly-no-xau-cua-VAMC/25928.tctc. [Truy cập ngày 29/8/2014]

69

Thứ nhất, các qui định biện pháp đòi nợ trên cịn mang tính chung chung. Cụm

từ “áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp” cịn q chung, thiếu tính cụ thể. Để thực hiện các cơng việc địi nợ của mình, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp thích hợp khác nhau miễn là pháp luật khơng cấm. Chính việc quy định mở này dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật trong địi nợ nhưng cơ quan quản lý khó kiểm sốt và xử lý. Điều này làm cho hoạt động địi nợ thiếu tính minh bạch và rõ ràng. Trong thực tế doanh nghiệp địi nợ đưa số lượng đơng nhân viên đến doanh nghiệp của khách nợ

với băng rơn, khẩu hiệu gây mất ANTT70

để địi nợ như trường hợp công ty Tai ga

địi nợ cơng ty quảng cáo Quốc tế71

; nhân viên mặt trang phục không lịch sự gặp khách nợ; tiếp xúc với thân nhân, gia đình các con nợ nhằm gây áp lực với khách nợ; hoặc tụ tập đông người, cản trở hoạt động kinh doanh của khách nợ hoặc có biểu hiện thực hiện các hành vi uy hiếp tinh thần như gọi điện, nhắn tin vào ban

đêm72, … trong các trường hợp này thì ranh giới giữa vi phạm pháp luật hay không

vi phạm là một vấn đề cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Do đó cần có những quy định chi tiết về nội dung này.

Thứ hai, muốn xử lý được khoản nợ theo hợp đồng thì công tác xác minh

khoản nợ, tài sản của khách nợ là quan trọng nhất, đây cũng là yếu tố quyết định để biết có thể thu hồi nợ được hay không. Trong thực tiễn, các nhân viên, doanh nghiệp thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến khách nợ, khoản nợ để phục vụ hoạt động đòi nợ, như trường hợp sau:

"Chúng tơi thường liên hệ với chính quyền địa phương, cơng an khu vực

để nắm rõ mọi mặt về con nợ, đến ngân hàng để kiểm tra số tiền trong tài khoản, liên hệ với phịng thơng tin môi trường nhà đất xác minh bất động sản con nợ đang có… nếu con nợ tẩu tán tài sản thì nhờ chính quyền can thiệp, phong tỏa khơng cho chuyển dịch, nhờ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ngăn chặn xuất ngoại những trường hợp bỏ trốn ra nước ngồi…", ơng S, một

người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đòi nợ thuê cho biết. Nhưng bằng

70

Điểm b khoản 1 điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

71

UBND TP.Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 104/2007/NĐ-

CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

72

Báo diễn đàn doanh nghiệp (2007), “Dịch vụ địi nợ: nghề khó nhưng thu nhập cao”,

cách nào lấy được thông tin tài khoản cá nhân, doanh nghiệp trong ngân hàng vì đây là thơng tin thuộc dạng bí mật; tương tự việc ngăn chặn xuất ngoại chỉ cơ quan chức năng mới yêu cầu sao cơng ty thu hồi nợ làm được… thì ơng S. chỉ trả lời chung chung: "Chúng tôi gửi thông báo đến ngân hàng thông tin về

khoản nợ của khách, đề nghị ngân hàng phối hợp, còn quyền quyết định thuộc về ngân hàng. Đối với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng vậy, cơng ty có văn bản kèm toàn bộ chứng từ xác nhận nợ cho đơn vị này nhờ họ phối hợp, giúp đỡ…"73.

Như vậy, để đảm bảo thực hiện thu hồi nợ, các doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động thu thập thông tin liên quan đến nhân thân khách nợ, đến khoản nợ, tính chất hoạt động này cũng tương tự hoạt động điều tra, thám tử. Trong khi đó, pháp luật của nước ta nghiêm cấm hoạt động điều tra, thám tử dưới mọi hình thức 74

. Nếu như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện điều tra sẽ dẫn đến vi phạm quyền về bí mật đời tư được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Do đó để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động mà không vi phạm ta cần có quy định cụ thể về vấn đề này.

Vậy, để đảm bảo cho công tác quản lý và việc thực hiện các biện pháp đòi nợ đúng pháp luật, các nhà làm luật cần tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, học tập các quy định của các nước khác về một số biện pháp trong địi nợ để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong quy định các biệp pháp đòi nợ.

2.1.5.3. Hợp đồng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một loại hình kinh doanh dịch vụ, theo quy định một cách chung nhất tại Chương III mục 1, LTM 2005 và quy định

73

Lê Nga – Đàm Huy- Hoàng Tuấn – Quang Hiển (2009), Đòi nợ thuê, Báo Thanh Niên,

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200920/20090514002332.aspx, [Truy cập 25/8/2013].

74

Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì “Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của tổ chức, cá nhân” là dịch vụ cấm kinh doanh. Tại điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định

102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cũng quy định “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân” là ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Ngay cả các công ty kinh

doanh dịch vụ bảo vệ (thành lập theo Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ) cũng bị cấm “Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra,

thám tử tư dưới mọi hình thức”. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm các tổ chức,

tại mục 7, Chương XVIII của BLDS 2005 về Hợp đồng dịch vụ thì cung ứng dịch vụ địi nợ phải có hợp đồng là phù hợp với quy định chung của pháp luật. Trong Nghị định 104/2007/NĐ-CP khơng có điều khoản chi tiết nào quy định về vấn đề HĐDV đòi nợ mà chỉ quy định: “Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng

ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”75. Mặt khác tại Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 72/2009/NĐ-CP có quy định: “Phải nộp cho cơ quan Công

an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT hợp đồng dịch vụ đòi nợ (bản sao) trước khi thực hiện hợp đồng”76

. Căn cứ theo các quy định trên thì dẫn đến cách hiểu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ cần có HĐDV và HĐUQ.

Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thơng dụng, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện cơng việc cho bên th dịch vụ, cịn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. HĐDV đòi nợ xác định quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ đòi nợ. 77

Còn Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng dân sự thơng dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên ủy quyền, cịn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. HĐUQ phải được lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có cơng chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thì HĐUQ có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập ủy quyền. Bên ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.78

Tuy nhiên Nghị định 104/2007/NĐ-CP khơng hề đề cập đến HĐDV đòi nợ mà chỉ đề cập đến HĐUQ được ký kết giữa khách hàng với doanh nghiệp. Nếu như hoạt động dịch vụ đòi nợ được thực hiện chỉ trên HĐUQ thì khơng có cơ sở để phân biệt giữa kinh doanh dịch vụ đòi nợ và ủy quyền trong BLDS 2005. Theo của Điều 581 BLDS 2005 thì hoạt động ủy quyền thì chúng ta có thể ủy quyền cho cá nhân

75

Khoản 4, Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 76

Điểm o Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

77

Viện khoa học pháp lý, Từ điển pháp lý, NXB Từ điển bách khoa – NXB Tư pháp, tr.391. 78

đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để thực hiện việc này mà không cần là một doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Vậy một trong những nội dung làm căn cứ phân biệt giữa hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và đòi nợ theo ủy quyền theo BLDS 2005 đó chính là HĐDV, rất tiếc điều này

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)