2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
2.1.2. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải tuân thủ bốn nguyên tắc tại Điều 4 của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, trong đó có một số vấn đề cần quan tâm:
36
Thứ nhất, quy định “Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ” 37. Nguyên tắc này đã cụ thể hoá phạm vi chủ thể tham gia đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ là các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện tại, để giảm thiểu thủ tục hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp38. Do đó, quy định này
chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ tên gọi giấy đăng ký kinh doanh hay giấy đăng ký doanh nghiệp, cần sửa đổi lại theo hướng Giấy đăng ký doanh nghiệp cho thống nhất.
Thứ hai, theo quy định của BLDS 2005 thì quyền địi nợ là một quyền tài sản,
do đó chủ nợ được phép thực hiện uỷ quyền cho cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm dân sự thay mình địi nợ và cá nhân nhận uỷ quyền có thể được hưởng lợi ích nhất định gọi là chi phí thực hiện uỷ quyền. Trong trường hợp này, xét về mặt kinh doanh, thì cá nhân đó đã thực hiện đủ các dấu hiệu của hoạt động cung ứng dịch vụ đòi nợ, vậy chiếu theo quy định của BLDS 2005 thì cá nhân này vẫn thực hiện được dịch vụ đòi nợ qua việc uỷ quyền. Điều này đã dẫn đến chưa thống nhất giữa nguyên tắc chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ giữa Nghị định và quy định của BLDS 2005.
Trong thực tế các văn phịng Luật sư, cơng ty Luật hoạt động theo Luật Luật sư từ trước đến nay đều thực hiện tư vấn và trực tiếp tham gia việc thu hồi nợ theo yêu cầu của khách hàng (thông qua việc uỷ quyền). Các cơng ty Luật, văn phịng Luật sư hiện nay vẫn đại diện cho thân chủ thực hiện đòi nợ và được hưởng thù lao thông qua hợp đồng uỷ quyền, tư vấn pháp luật liên quan đến đòi nợ. Nếu đối chiếu những nội dung công việc mà Luật sư thực hiện với nội dung dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định này thì phần lớn nội dung cơng việc là giống nhau. Theo tơi đây cũng chính là một hình thức của cung ứng dịch vụ địi nợ.
Vậy đối với văn phịng Luật sư, cơng ty Luật khi tiến hành hoạt động thu hồi nợ có phải đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ và hoạt động theo Nghị định
37
Khoản 1, Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dich vu đòi nợ. 38
Khoản 2, điều 3, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
104/2007/NĐ-CP này không? Nếu như cho phép hoạt động mà không cần đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ như trong thực tiễn thì, trong trường hợp này, các văn phịng Luật sư, cơng ty Luật đã vi phạm nguyên tắc này. Nếu cho phép đăng ký kinh doanh thì lại vi phạm ngun tắc về kinh doanh địi nợ khơng được kinh doanh các ngành nghề khác, cụ thể ở đây là tư vấn pháp luật. Như vậy quy định của nguyên tắc này đã và đang áp dụng trong thực tế cịn có điểm chưa thống nhất, chưa phù hợp cần phải có sự điều chỉnh.
Thứ ba, “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ khơng được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngồi dịch vụ địi nợ”39
. Với quy định này, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tập trung trong cung ứng dịch vụ địi nợ, khơng tham gia kinh doanh các ngành nghề khác (chuyên doanh). Điều này có vẻ mâu thuẫn với các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước, là tự do trong hoạt động kinh doanh, tự do lựa chọn loại hình kinh doanh miễn là Pháp luật khơng cấm, không ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, khơng phương hại đến đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc. Đồng ý rằng kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và liên quan nhiều đến ANTT nên phải đảm bảo các điều kiện nhất định, nhưng nếu hạn chế Doanh nghiệp chỉ thực hiện mỗi hoạt động dịch vụ địi nợ thì vơ hình chung đã hạn chế quyền lợi được tham gia kinh doanh các lĩnh vực khác để tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ cũng khơng chắc đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắc này, đã có trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ sử dụng vốn góp của mình để đầu tư ngành nghề khác như trường hợp C.ty cổ phần đòi nợ Song Bảo, số 79 đường 270 Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP.Hồ Chí Minh đã góp vốn tham gia kinh doanh vào C.ty TNHH dịch vụ Tư vấn Song Bảo40.
Như phân tích ở trên, các cơng ty Luật, văn phịng Luật sư ngồi việc được cung ứng dịch vụ đòi nợ qua hoạt động ủy quyền còn được thực hiện tư vấn pháp luật trên các lĩnh vực, trong khi đó doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ và tư vấn pháp luật liên quan đến địi nợ, ngồi ra không được thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác hoặc dịch vụ khác, điều này dẫn đến bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
39
Khoản 2, Điều 4, Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dich vu đòi nợ. 40
UBND TP Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của
Như vậy, nguyên tắc này đã thể hiện sự thiếu nhất quán, hạn chế đến quyền tự do kinh doanh, quyền đa dạng các loại hình kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và có sự phân biệt đối xử giữa các ngành nghề với nhau.
Thứ tư, để đảm bảo lành mạnh trong hoạt động cung ứng dịch vụ đòi nợ, các
nhà làm luật đưa ra nguyên tắc tiếp theo là “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi
nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật”41. Đây là một nguyên tắc hết sức cần thiết để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đòi nợ, tuy nhiên nguyên tắc này đã dùng thuật ngữ chưa thống nhất, chưa rõ nghĩa và nội hàm còn chung chung.
Về phần sử dụng thuật ngữ, trong thuật ngữ của Nghị định 104/2007/NĐ-CP đa số dùng cụm từ “đòi nợ” nhưng sang phần nguyên tắc này lại là “biện pháp xử lý
nợ”, nội hàm của hai khái niệm này là hồn tồn khác nhau. Địi nợ ta có thể hiểu là
nói cho người khác biết là phải trả hoặc trả lại khoản nợ thuộc quyền của mình42, cịn biện pháp xử lý nợ nội hàm rộng hơn nhiều, đòi nợ chỉ là một phần trong biện pháp xử lý nợ. Phải chăng ý nhà làm luật muốn đề cập đến cụm từ “biện pháp đòi
nợ”? Việc sử dụng chưa chính xác thuật ngữ pháp lý có thể dẫn đến sự hiểu lầm,
khó thực hiện trong thực tế.
Về phần nội dung nguyên tắc, ta hiểu như thế nào là “các biện pháp xử lý nợ
phù hợp với quy định của pháp luật”? Việc chỉ quy định chung chung các biệp pháp
đòi nợ như hiện nay là quá rộng, không khoanh vùng được các biện pháp cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều cách thức để thực hiện hợp đồng dịch vụ địi nợ miễn là khơng trái pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi đó thì cũng chính điều này đã dẫn đến tình trạng không xác định được khung pháp lý cụ thể để điều chỉnh các biện pháp xử lý nợ, đòi nợ của doanh nghiệp, cũng như việc xử lý các vi phạm (nếu có) của các cơ quan quản lý.
Tóm lại, việc đưa ra các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên cần đảm bảo việc sử dụng thuật ngữ chính xác, quy định cụ thể, chi tiết và thống nhất đồng thời đảm bảo các nguyên tắc được tuân thủ triệt để trong thực tiễn.
41
Khoản 3 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 42