Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 49)

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2.1.6. Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Kinh doanh dịch vụ là một lĩnh vực kinh doanh mới nhưng những hoạt động tự phát của nó trước đó thì đã xuất hiện với những hình thức trá hình, gây phức tạp về ANTT và nhức nhối trong dư luận xã hội, do đó vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh này rất được quan tâm. Theo Nghị định 104/2007/NĐ-CP thì

81

Công ty TNHH Dịch Vụ Thu Nợ TaiGa, Giới Thiệu Dịch Vụ http://thunotaiga.com/index.php?option=com_content&view=article&id=11&Itemid=7, [truy cập ngày 25/3/2014].

82

http://doinosonglong.com/post.aspx?menu=dich-vu&tieude=Bang-Phi-Dich-Vu, truy cập ngày 25/3/2014 http://doinosonglong.com/post.aspx?menu=dich-vu&tieude=Bang-bieu-phi-cong-tac, [truy cập ngày 25/3/2014].

cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm các cơ quan sau: Bộ tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan đăng ký kinh

doanh83. Mặt khác thì Bộ cơng an (cụ thể là Cục Cảnh sát QLHC và TTXH), Công

an các tỉnh, thành phố (cụ thể Phòng Cảnh sát QLHC và TTXH) là đơn vị cũng thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo Nghị định 72/2009/NĐ-CP.

Trong đó Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, với những trách nhiệm và quyền hạn chính như: “Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm

quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ”84. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm “thực

hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất”85

. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm “tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng

ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho doanh nghiệp khi hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 13, Điều 14 và Điều 16 Nghị định 104/2007/ND-CP; báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ đòi nợ (hoặc việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh)”86

. Ngồi ra cơ quan Cơng an cấp Bộ, cấp Tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ về nội dung điều kiện ANTT trong suốt quá trình hoạt động87.

Nghị định 104/2007/ND-CP và Nghị định 72/2009/ND-CP đã quy định rõ trách nhiệm quản lý kinh doanh dịch vụ đòi nợ của các cơ quan nhưng chưa có sự thống nhất giữa 02 văn bản này. Cụ thể:

83

Chương IV Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

84

Điều 18 Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 85

Điều 19 Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 86

Điều 20 Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 87

Điều 1 Nghị định 72/2009/ND-CP quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trong Nghị định 104/2007/ND-CP, văn bản chuyên biệt quy định về kinh doanh dịch vụ địi nợ, khơng có điều khoản nào quy định trách nhiệm của cơ quan Công an trong quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng lại quy định trong Nghị định 72/2009/ND-CP. Chính điều này thể hiện sự thiếu thống nhất giữa 02 văn bản.

Thực tiễn hoạt động quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ta thấy dịch vụ này cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có các hoạt động vi phạm ANTT nên UBND các địa phương hầu như đã giao quyền chủ trì, quản lý hoạt động dịch vụ địi nợ cho cơ quan Công an. Ở Tp.Hồ Chí Minh, UBND thành phố đã ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành tham gia quản lý trong đó cơ quan Cơng an chủ trì trong việc phối hợp với Sở, Ngành và UBND quận, huyện có liên quan để tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và giám sát việc chấp hành quy định các điều kiện về

ANTT88. Đây chính là bước cụ thể hóa trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh

dịch vụ đòi nợ của các cơ quan Nhà nước tại Tp. Hồ Chí Minh.

Như vậy để đảm bảo tính thống nhất, tính thực tiễn trong các văn bản pháp luật về kinh doanh dịch vụ địi nợ cần có sự rà sốt, kiểm tra và đánh giá về nhiệm vụ cũng như mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý đối với dịch vụ đòi nợ.

2.1.7. Xử lý vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ địi nợ

Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định một số hành hành vi vi phạm có tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ, hình thức phạt, mức phạt và chủ thể có quyền phạt VPHC đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; các hành vi vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ khơng được quy định trong Nghị định104/2007/ND-CP thì xử lý theo các quy định hiện hành khác của pháp luật89.

Theo đó, các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ được chia thành 03 nhóm chính: hành vi vi phạm về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hành vi vi phạm quy định về yêu cầu nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ. Với các hình thức xử lý hành chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, ngoài ra doanh

88

Khoản 1 Điều 9 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2012 của UBND thành phố).

89

nghiệp cịn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung là thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC về đăng ký kinh

doanh và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện đúng các quy định

trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Mức phạt tiền tối đa của các hành vi vi phạm là 70 triệu đồng. Các quy định về xử lý VPHC này có một số điểm bất cập sau:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý để quy định việc xử lý VPHC trong vi phạm pháp

luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ của Nghị định 104/2007/NĐ-CP là Pháp lệnh Xử lý VPHC ngày 02/7/2002, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay thì Pháp lệnh Xử lý VPHC đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Xử lý VPHC 2012 có hiệu lực từ ngày 01/7/201390. Do đó cần xác định lại cơ sở pháp lý để quy định nội dung xử lý VPHC trong hoạt động kinh doanh dịch vụ này cho phù hợp.

Thứ hai, chính do khơng đảm bảo về cơ sở pháp lý dẫn đến việc quy định một số

nội dung hiện chưa phù hợp với quy định về Luật Xử lý VPHC 2012. Như quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm lần đầu việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tái vi phạm việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ.91

Tuy nhiên trong Luật Xử lý VPHC 2012, tại phần nguyên tắc, có quy định “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức

bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”92. Điều này đã dẫn đến sự không phù hợp giữa nội dung số tiền xử phạt giữa cá nhân và tổ chức của Nghị định 104/2007/NĐ-CP với nguyên tắc xử lý VPHC của Luật Xử lý VPHC năm 2012.

Thứ ba, về thẩm quyền xử phạt VPHC, trong Nghị định 104/2007/ND-CP quy

định Chủ tịch UBND các cấp; Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính; Chánh Thanh tra Sở Tài chính; Chánh Thanh tra Bộ Tài chính được xử phạt VPHC đối với những hành vi vi phạm quy định tại Điều 23, Điều 24 và Điều 25 của Nghị định 104/2007/ND-CP. Trong thực tiễn hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ địi nợ thì bộ phận Thanh tra của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện nhiều chức năng trong lĩnh vực tài chính, không đủ lực lượng để thực hiện chức

90

Điều 141 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 91

Khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 92

năng kiểm tra, xử phạt và đa phần là do lực lượng Công an đảm nhận như trường hợp của Tp. Hồ Chí Minh là một ví dụ.

Mặt khác, Nghị định 72/2009/ND-CP quy định thẩm quyền xử phạt VPHC của cơ quan Cơng an trong q trình quản lý kinh doanh dịch vụ địi nợ khi có các vi phạm về điều kiện ANTT, đối chiếu với những quy định này thì giữa Nghị định 104/2007/ND-CP và Nghị định 72/2009/ND-CP thì cịn thiếu thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an trong công tác xử lý các VPHC đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Do đó trong thời gian qua, khi tiến hành kiểm tra điều kiện về ANTT, cơ quan Công an khi phát hiện vi phạm liên quan đến kinh doanh dịch vụ địi nợ đã khơng đủ thẩm quyền để phạt kịp thời các vi phạm, phải đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết. Dẫn đến hạn chế trong việc răn đe, xử lý các vi phạm.

Thứ tư, ngồi các hình thức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền và áp dụng các biện

pháp khắc phục hậu quả, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ có hành vi vi phạm cịn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật về xử lý VPHC về đăng ký kinh

doanh93. Trong thực tiễn xử phạt VPHC đối với một số doanh nghiệp cho thấy nếu

tước quyền sử dụng giấy phép sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp, cũng như việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Mặt khác trong Luật Xử lý VPHC có quy định hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có

thời hạn94. Vậy để đảm bảo tuân thủ Luật Xử lý VPHC cũng như tạo điều kiện cho

doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động, khắc phục các sai phạm thì Nghị định 104/2007/ND-CP cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Tóm lại, cơ sở pháp lý hiện hành quy định về xử lý VPHC trong hoạt động

kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn thiếu thống nhất, các quy định về xử phạt VPHC trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ thiếu sự đồng bộ, thống nhất với các quy định tại các văn bản pháp luật khác và cần bổ sung một số nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tính đến trước khi ban hành Nghị định 104/2007/NĐ-CP có khoản 70 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lĩnh vực địi nợ, thu hồi nợ, ngồi ra cũng cịn khơng ít văn phịng Luật sư, cơng ty

93

Khoản 4 Điều 22 Nghị định 104/2007/ND-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 94

Luật cũng cung cấp dịch vụ này95, khi Nghị định 104/2007/NĐ-CP được ban hành thì theo số thống kê thì hiện trên cả nước có 127 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ96

trong đó có một số lượng nhất định doanh nghiệp, chi nhánh đã phải tạm ngưng hoạt động để chuẩn hoá các điều kiện hoặc là tiến hành giải thể do vi phạm các quy định về điều kiện; mặt khác thông qua các quy định này đã định hướng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ từng bước đi vào hoạt động trong khn khổ pháp lý. 13 5 103 1 1 1 2 1 0 20 40 60 80 100 120 Doanh nghiệp 13 5 103 1 1 1 2 1 Tp. Hồ Chí Minh Tp. Hải Phịng Tp. Hà Nội Tỉnh Hải Dương Tỉnh Khánh Hòa Tỉnh An Giang Tỉnh Tiền Giang Tỉnh Sóc Trăng

Hình 1. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch nợ trên cả nước (đến năm 2011)

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính năng động trên phạm vi cả nước. Việc xuất hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ trong giao dịch Dân sự, Kinh tế, Thương mại là điều tất yếu của nhu cầu thị trường. Hiện trên địa bàn có 19 doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó có 10 doanh nghiệp, 01 chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và 01 Chi

95

Thời báo Kinh tế (2006), “Hành lang pháp lý cho dịch vụ đòi nợ”,

http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_preview_recurrent_news?p_p age_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2Fcttk& p_itemid=2255735&p_siteid=33&p_persid=&p_language=vi, [Truy cập ngày 15/6/2012].

96

Bộ Tài chính (2012), Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ”, Số liệu tính đến

nhánh trực thuộc doanh nghiệp có trụ sở tỉnh đăng ký hoạt động, 03 Chi nhánh thuộc doanh nghiệp thành phố và 04 Văn phòng đại diện thuộc doanh nghiệp ở tỉnh.97

Thực hiện Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ địi nợ, Thơng tư số 110/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong đó có kinh doanh dịch vụ địi nợ. UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 về quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó đã quy định về cơ chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ trên đại bàn. Phân cơng cơ quan chủ trì thực hiện phối hợp là Cơng an thành phố. Các cơ quan phối hợp là Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện và các đơn vị có liên quan.

Trong quá trình quản lý kinh doanh dịch vụ địi nợ, có một số vụ việc vi phạm trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ như sau:

- Vụ việc công ty cổ phần thu nợ Song Long

Cơng ty cổ phần thu nợ Song Long có Giấy phép kinh doanh số 0310968111, cấp ngày 05/07/2011, với hoạt động chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Hoạt động dịch vụ địi nợ)98.Trong q trình hoạt động của mình, nhìn chung, cơng ty Song Long thực hiện nghiêm túc quy định của pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)