Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước, Bộ Cơng an liên tục xử lý những đối tượng địi nợ theo kiểu “xã hội đen”, các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật, gây phức tạp về ANTT. Trong khâu đòi nợ, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), vừa công bố kết quả khảo sát nhỏ của cơ quan này đối với các doanh nghiệp trong hội thảo “Luật Thi hành án dân sự
- Từ góc nhìn doanh nghiệp”. Theo khảo sát, tỷ lệ thành công khi thuê “xã hội đen”
thu hồi nợ đạt đến 90% và thời gian chỉ từ 15 đến 30 ngày, trong khi đó nếu sử dụng phương án khởi kiện tại tòa và cơ quan thi hành án tiến hành, thì hiệu quả thu hồi chỉ khoản 50% và thời gian tương đối dài113. Mặt khác, khi sử dụng phương án khởi kiện tại tòa án và cơ quan thi hành án thực hiện thu nợ, chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20 - 30% khoản nợ, nhưng chưa kể các khoản chi phí khơng chính thức khác. Cịn nếu sử dụng “xã hội đen”, chi phí bỏ ra chiếm khoản 40 - 70% khoản nợ và khơng có chi phí phụ nào. Với phương án thu nợ khác là thuê các dịch vụ thu nợ hợp pháp, thì thời gian trung bình khoản 60 - 90 ngày, tỷ lệ thành công 70 - 80%. Khi khảo sát nhanh các doanh nghiệp với câu hỏi về sự lựa chọn 1 trong 3 phương án thu hồi nợ trên, phương án khởi kiện ra tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án chỉ thu được gần 30% lựa chọn.114
Qua đó cho thấy nhu cầu xử lý nợ của doanh nghiệp, cá nhân nói riêng, của xã hội nói chung ngày càng cao, cần có những người, những doanh nghiệp giải quyết nợ một cách chuyên nghiệp và hợp pháp. Việc ghi nhận kinh doanh dịch vụ địi nợ là một loại hình kinh doanh theo Nghị định 104/2007/NĐ-CP là một điều đáng nghi nhận và đánh dấu bước ngoặc phát triển của dịch vụ này. Chúng ta cần nhận thức rằng nền kinh tế nước ta phát triển chưa thật ổn định, còn nhiều hạn chế nhất là trong cách tổ chức, quản lý những ngành nghề mới phát sinh như kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Là một loại hình dịch vụ mới, bước đầu mới gia nhập vào thị trường, có
113
Phải trải qua các hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục đặc biệt tại tịa; sau đó tiếp tục
thực hiện thi hành án, nên thời gian thường là kéo dài. 114
Văn Chương - Phạm Hạnh (2014), “Đòi nợ, “xã hội đen” lấn lướt thi hành án”,
http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nghiep/doi-no-xa-hoi-den-lan-luot-thi-hanh- an-a23939.html#.UyLDQM7XK1s, [Truy cập ngày 20/7/2014].
nhiều điều phức tạp mà ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành cho nên Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ hiện nay còn nhiều bất cập. Trước yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý, định hướng cho hoạt động của ngành nghề này, chúng ta cần có tư duy lập pháp về hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ rõ ràng. Nếu xem nó là một ngành dịch vụ cần quản lý chặt thì đưa vào dịch vụ kinh doanh có điều kiện, nếu xác định là một ngành nghề nguy hiểm, xâm phạm đến An ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội thì đưa vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, tuy nhiên việc này cần phải có cơ sở pháp lý và nghiên cứu thực tiễn rõ ràng, cụ thể và cần nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần hành lang pháp lý đủ mạnh, chặt chẽ và tương xứng với tiềm năng của một ngành nghề theo nhu cầu của xã hội chứ không phải cách xác định như hiện nay. Do đó, việc xây dựng, hồn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ cần căn cứ vào tình hình, thực tế điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, vào các quy định khác của pháp luật trong từng thời kỳ nhằm tạo sự đồng bộ, có tình thực tiễn cao.
Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần đảm bảo các tiêu chí sau: đáp ứng nhu cầu chính đáng về việc cần sử dụng dịch vụ đòi nợ để giải quyết các khoản nợ của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế; tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ đòi nợ được thực hiện đúng pháp luật, hạn chế tối đa các phần tử xấu, tội phạm lợi dụng danh nghĩa dịch vụ đòi nợ để hoạt động; ngăn chặn, hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng địi nợ thuê bất hợp pháp; góp phần vào việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu trong nền kinh tế, từ đó có tác dụng tích cực cho sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của đất nước; hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ địi nợ cần đáp ứng cơng tác quản lý xã hội, đưa xã hội phát triển một cách lành mạnh, nhưng cũng cần triệt để tuân thủ các quy định, nguyên tắc chung trong lập pháp.
Mặt khác, để đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ địi nợ vào khn khổ và hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, về phương diện pháp lý và thực tiễn thi hành cần đòi hỏi một sự cải cách đồng bộ của hệ thống các quy phạm pháp luật, không chỉ đơn thuần trong phạm vị một văn bản pháp quy. Tuy nhiên, thay đổi cả một hệ thống các quy phạm pháp luật thường phức tạp, mất nhiều thời gian và cơng sức, do đó biện pháp đơn giản là xây dựng các quy phạm mới tương thích, đồng bộ gắn thêm vào hệ thống đó đồng thời điều chỉnh bổ sung các quy định đã có.