2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
2.1.3. Chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Chủ thể kinh doanh có thể được hiểu gồm các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã làm thủ tục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Pháp luật về doanh nghiệp. Trong Nghị định 104/2007/NĐ-CP không quy định rõ về chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên tắc thứ nhất thì ta thấy chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ43.
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”44
. Do vậy chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Điều này cũng tương tự như qui định của pháp luật Hàn Quốc không cho phép các cá nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chỉ các cơng ty dịch vụ địi nợ
được cấp phép hoạt động mới được phép cung ứng dịch vụ đòi nợ45.
Căn cứ vào Nghị định 104/2007/NĐ-CP thì hiện nay doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ bao gồm các loại hình sau: Cơng ty cổ phần, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và từ hai thành viên trở lên)46
. Như vậy chúng ta chỉ có hai loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ địi nợ, cịn loại hình doanh nghiệp tư nhân và cơng ty hợp doanh có được phép tham gia cung ứng dịch vụ địi nợ khơng thì khơng thấy Nghị định 104/2007/NĐ-CP đề cập đến. Điều này là chưa phù hợp với thực tiễn và qui định chung Luật Doanh nghiệp 2005, khi đã thành lập và đăng ký doanh nghiệp thì đương nhiên doanh nghiệp đó được phép kinh doanh những gì mà pháp luật khơng cấm.
Mặt khác, nếu như đa dạng loại hình doanh nghiệp thì sẽ góp phần đa dạng hố nhà cung cấp dịch vụ và tạo thuận lợi cho khách hàng có quyền lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tốt nhất, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước là đảm bảo tự do kinh doanh,
43
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP 44
Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 45
Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam (2011), “Kinh nghiệm quản lý dịch vụ đòi nợ tại Hàn Quốc, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/02/09/kinh-nghi%E1%BB%87m- qu%E1%BA%A3n-l-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-di-n%E1%BB%A3-t%E1%BA%A1i-hn- qu%E1%BB%91c/, [Truy cập ngày 16/11/2013].
phát triển kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Người Việt Nam, cá nhân người nước ngoài, tổ chức có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại Việt Nam47
. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định pháp luật cũng quy định cấm một số đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nghị định 104/2007/NĐ-CP khơng có quy định rõ ràng về đối tượng bị cấm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ. Vì vậy ta căn cứ vào Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định những cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam để xem xét. Nếu khơng thuộc bảy nhóm đối tượng quy định tại điều Điều 13 của Luật Doanh nghiệp thì các cá nhân, tổ chức khác đều có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Mặt khác, trên cơ sở Luật doanh nghiệp, Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định cụ thể thêm năm nhóm tổ chức, cá nhân khơng được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT48, trong đó có kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Việc căn cứ vào bảy nhóm đối tượng trong Luật Doanh nghiệp 2005 và năm nhóm đối tượng của Nghị định 72/2009/NĐ-CP là phù hợp và cấn thiết. Vì cung ứng dịch vụ địi nợ là dịch vụ kinh doanh có điều kiện đặc thù, liên quan nhiều đến ANTT và để tránh “các thế lực xã hội đen” núp bóng doanh nghiệp thực hiện địi nợ. Bên cạnh đó cần thiết quy định thêm một số đối tượng đặc thù riêng không được tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi trong kinh doanh dịch vụ địi nợ thì yếu tố con người được xác định có tầm quan trọng, nhất là dịch vụ địi nợ. Điều này cũng tương tự như pháp luật về kinh doanh dịch vụ địi nợ của Hàn Quốc có quy định “cổ đông sáng lập Công ty
dịch vụ địi nợ phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng về tài chính, có hoạt động kinh doanh tốt, đúng pháp luật và có uy tín xã hội tốt”49.
Vậy việc quy định chủ thể kinh doanh là các cá nhân, các doanh nghiệp tham gia thành lập, quản lý, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là cần thiết, phù hợp tuy nhiên cần
47
Điểm b Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 48
Điều 3 Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
49
Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam (2011), “Kinh nghiệm quản lý dịch vụ đòi nợ tại Hàn Quốc, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/02/09/kinh-nghi%E1%BB%87m- qu%E1%BA%A3n-l-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-di-n%E1%BB%A3-t%E1%BA%A1i-hn- qu%E1%BB%91c/, [Truy cập ngày 16/11/2013].
đa dạng chủ thể kinh doanh và quy định thêm một số đối tượng đặc thù riêng không được tham gia thành lập, quản lý, kinh doanh dịch vụ đòi nợ để hạn chế các đối tượng xấu núp bóng doanh nghiệp thực hiện địi nợ.