Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 35 - 42)

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2.1.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, do đặc thù của một số ngành nghề kinh doanh nên pháp luật có quy định thêm điều kiện kinh doanh ở một số ngành nghề nhất định. Chính phủ ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh

doanh50. Điều kiện kinh doanh được hiểu là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc

phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, đươc thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Hiện tại điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ được thể hiện chủ yếu trên các mặt: Điều kiện về vốn pháp định; điều kiện về tiêu chuẩn của người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp, người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ và điều kiện về ANTT.

2.1.4.1. Điều kiện về vốn

Đứng trên quan điểm của khoa học kinh tế chính trị thì vốn được hiểu là tư bản bất biến, bao gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất. Vốn có một vai trị hết sức quan trọng, là điều kiện khơng thể thiếu để thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, chẳng hạn như vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn vay... Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định, như: kinh doanh bất động sản phải có vốn 6 tỷ đồng51, Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng52, Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng53, … và kinh doanh dịch vụ địi nợ cần phải có vốn pháp định là 2 tỷ đồng54, đồng thời phải

50

Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005. 51

Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

52

Điều 3 Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. 53

Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng

54

duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

Vốn pháp định có ý nghĩa là điều kiện vật chất tối thiểu cần có để kinh doanh ngành nghề nhất định. Việc quy định điều kiện về vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ địi nợ có nhiều vấn đề cần phân tích, làm sáng tỏ. Trước hết các nhà xây dựng luật chưa giải thích được tại sao doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần có số lượng vốn pháp định là 2 tỷ đồng? ít hơn hay nhiều hơn có được khơng? Quan trọng là mục đích duy trì và sử dụng số vốn này là gì? ... Tất cả chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ do Bộ tài chính là cơ quan chủ trì, tham mưu xây dựng hành lang pháp lý để quản lý nhưng bản thân ngành nghề này hiện tại chưa có một cơ sở lý luận và thực tiễn nào khẳng định là một dịch vụ Tài chính ngân hàng và cũng không phải là một hình thức Tổ chức tín dụng. Do đó, về lý mà nói thì khơng cần phải có nguồn vốn pháp định lớn như vậy để tránh rủi ro. Nếu nói việc duy trì số vốn trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng thì hiện tại chưa có qui định pháp lý cụ thể về dịch vụ đòi nợ ràng buộc doanh nghiệp phải sử dụng số vốn này đền bù thiệt hại cho khách hàng khi không thực hiện được hợp đồng hoặc thực hiện sai hợp đồng dịch vụ hoặc nói số vốn này nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp thì cũng chưa thỏa đáng. Vì một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với nội dung công việc chủ yếu là thực hiện các cơng việc địi nợ và tư vấn pháp luật liên quan đến địi nợ thì khơng nhất thiết phải có điều kiện cơ sở vật chất, vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng. Nếu như lo ngại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ chiếm dụng hoặc không trả tiền, tài sản cho chủ nợ sau khi nhận được tiền, tài sản từ khách nợ thì chúng ta có rất nhiều cách thức, biện pháp để hạn chế những trường hợp đó. Chính quy định về số vốn này đã làm hạn chế, cản trở những cá nhân, tổ chức vừa và nhỏ khơng có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng thực sự có điều kiện, kinh nghiệm và khả năng muốn tham gia vào kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Chưa kể đến việc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ phải duy trì vốn pháp định suốt quá trình kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp mất khả năng, lợi thế linh hoạt về sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, qua kết quả thống kê về tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại thành phố Hà Nội khi quy định về vốn này có hiệu lực thì có 56/103 tổng số doanh nghiệp ( hơn ½ tổng số doanh nghiệp) không đáp ứng đủ điều kiện về vốn

phải ngừng hoạt động55. Cịn tại Tp.Hồ Chí Minh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ đã “xé rào” các quy định này hoặc lách luật để sử dụng số vốn điều lệ vào kinh doanh hoặc tham gia kinh doanh lĩnh vực khác như trường hợp Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Song Bảo (Số 79 đường Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8) sau khi đăng ký kinh doanh đã sử dụng vốn pháp định này góp vốn đầu tư kinh doanh lĩnh vực khác56; Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Xuyên Việt đã thuê dịch vụ để làm giấy xác định vốn pháp định giả nhằm đăng ký kinh doanh…

Có thể nói, quy định về vốn pháp định này chủ yếu nhằm mục đích hạn chế bớt những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đòi nợ, hạn chế các hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng khơng lành mạnh, mang tính chất “xã hội đen” tham gia vào thị trường là chủ yếu. Vì vậy cần xem xét lại quy định về số vốn pháp định khi thành lập và duy trì số vốn này suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ về tính hợp lý trong thực tiễn.

2.1.4.2. Điều kiện về tiêu chuẩn người quản lý, giám đốc chi nhánh và người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ

a. Điều kiện, tiêu chuẩn người quản lý, giám đốc chi nhánh

Nghị định 104/2007/NĐ-CP khơng nói rõ người quản lý của doanh nghiệp dịch vụ đòi nợ là các chức danh nào, tuy nhiên căn cứ vào Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 và chủ thể tiến hành kinh doanh dịch vụ địi nợ57 thì ta có thể làm rõ người quản lý, giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm: Chủ sở hữu doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định; Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh và người đại diện theo pháp luật cơ sở kinh doanh58

. Những cá nhân này khi tham gia quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn tại Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

Pháp luật Hàn Quốc quy định “các cá nhân trong bộ máy lãnh đạo của cơng ty

dịch vụ địi nợ phải là người có đủ năng lực pháp luật, năng lực chun mơn và có

55

Thống kê tình hình kinh doanh dịch vụ địi nợ - xem thêm Phụ lục 01 56

Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (2013), Báo cáo kết quả kiểm tra các cơ

sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.

57

Xem thêm mục 2.1.2 58

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về AT,TT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

lịch sử cá nhân tốt, đặc biệt là chưa từng quá hạn trong việc trả nợ vay”59. Tiếp cận với kinh nghiệm của nước bạn, Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam qui định người quản lý, giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đảm bảo: có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; khơng có tiền án; Những người đã từng làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: “Trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ”60

. Quy định này áp dụng đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu cần thiết của người đứng đầu một dịch vụ kinh doanh có điều kiện, liên quan nhiều đến ANTT, đảm bảo các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sẽ được điều hành bởi các các nhà quản lý có kỹ năng, có đạo đức nghề nghiệp phù hợp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ kinh doanh dịch vụ địi nợ, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, quy định này còn bộc lộ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, điều kiện về trình độ học vấn, người quản lý, giám đốc chi nhánh

phải có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các chuyên ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. u cầu trình độ chun mơn như vậy nhằm đảm bảo người quản lý, điều hành doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn, các kỹ năng phù hợp cho công việc điều hành, quản lý hoạt động dịch vụ địi nợ. Phạm vi quy định trình độ học vấn là rất rộng, tạo thuận lợi cho các cá nhân có kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được tham gia quản lý, điều hành. Tuy nhiên, quy định về trình độ chuyên mơn vẫn cịn chung chung, các chun ngành trên vừa thừa lại vừa thiếu. Ví dụ như chuyên ngành An ninh chẳng hạn, chỉ là một bộ phận của khoa học Công an.Trong khoa học Công an gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như ngành An ninh, ngành Cảnh sát ... Trong mỗi chuyên ngành lại chia thành các chuyên ngành nhỏ. Nếu như một cá nhân tốt nghiệp chuyên ngành Cảnh sát quản lý hành chính, khơng nằm trong ngành An ninh, khi không phục vụ trong ngành Công an nữa thì về tiêu chuẩn học vấn có được kinh doanh dịch vụ này khơng? Trong thực tế, xét về

59 Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam (2011), “Kinh nghiệm quản lý dịch vụ đòi

nợ tại Hàn Quốc, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/02/09/kinh-nghi%E1%BB%87m- qu%E1%BA%A3n-l-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-di-n%E1%BB%A3-t%E1%BA%A1i-hn- qu%E1%BB%91c/, [Truy cập ngày 16/11/2013].

60

cơng tác quản lý hành chính Nhà nước, thì chun ngành này trực tiếp quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, trong đó có kinh doanh dịch vụ địi nợ. Do đó cần cân nhắc trong việc quy định các chuyên ngành để đảm bảo tính bao quát, tính hợp lý và dễ thi hành trong thực tiễn.

Thứ hai, những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi

nợ khác đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: “trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ”61

. Điều này nhằm hạn chế các cá nhân đã từng giữ chức danh quản lý trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh tiếp tục giữ chức danh quản lý, giám đốc trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới. Tránh trường hợp “thay tên đổi họ” của doanh nghiệp, còn bản chất, bộ máy và những cá nhân điều hành tiếp tục giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp mới thành lập. Quy định này cũng giống như một biện pháp hạn chế quyền quản lý của các cá nhân khi doanh nghiệp cũ của họ quản lý bị rút giấy phép kinh doanh vì có các hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, nội dung này về mặt quản lý trên phương diện hành chính thì rất dễ nhưng trong thực tiễn áp dụng, về thực chất, thì tương đối khó vì các cá nhân này muốn quản lý thì khơng nhất thiết cứ phải trực tiếp giữ chức danh quản lý, giám đốc cũng có thể điều hành doanh nghiệp này được, bằng cách cho một người khác có lý lịch tốt đứng ra thành lập cịn mình thì đứng sau chỉ đạo điều hành.

Tóm lại, quy định về tiêu chuẩn của người quản lý doanh nghiệp là cần thiết,

phù hợp với ngành nghề đặc thù này nhưng cũng cần sử dụng thuật ngữ phù hợp và cần làm rõ thêm về tiêu chuẩn của cá nhân, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ như cổ đơng sáng lập, chủ sở hữu … nhằm đảm bảo tính đồng bộ, tránh tình trạng các cá nhân tham gia thành lập hoặc chủ sở hữu có tiền án tiền sự, có lịch sử vi phạm pháp luật, dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoạt động khơng đúng tiêu chí, khơng đúng qui định của pháp luật.

b. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động

Người lao động trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đảm bảo là “người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời

hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên; có đầy đủ

61

năng lực hành vi dân sự; có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh và khơng có tiền án”62.

Nhìn chung điều kiện của người lao động cũng tương tự như điều kiện của người quản lý, giám đốc chi nhánh, chỉ khác ở trình độ học vấn địi hỏi trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh và phải ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên. Quy định về hợp đồng lao động là phù hợp cần thiết đối với Luật Lao động và có tính đến thực tế đặc thù trong hoạt động dịch vụ đòi nợ, thực tiễn đã cho thấy các quy định này góp phần hạn chế việc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ địi nợ sử dụng lao động khơng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về học vấn hoặc các đối tượng có có lịch sử vi phạm pháp luật trong hoạt động đòi nợ; thường xuyên thay đổi nhân viên thu hồi nợ hoặc sử dụng lao động thời vụ trong hoạt động thu hồi nợ, khi xảy ra các hành vi vi phạm thì cơ quan quản lý khó tìm và xử lý theo trách nhiệm.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn này đặt ra là khá cao so với tiêu chuẩn của lao động phổ thơng nói chung và khó khả thi trong thực tiễn, vừa qua có nhiều trường hợp các doanh nghiệp dịch vụ địi nợ đã sử dụng nhân viên làm việc khơng đúng tiêu chuẩn quy định như trường hợp Cơng ty CP dịch vụ địi nợ Song Long vào ngày 11/8/2011

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)