- Hoạt động thương mại điện tử từng phần: chỉ một hoặc một số giao dịch
F Về nguyên tắc, các bên tham gia giao dịch có quyền thỏa thuận về việc sử
2.1.4 Giá trị chứng cứ của chứng từ điện tử
Việc ghi nhận các chứng từ điện tử trong hoạt động mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử có giá trị như văn bản, giá trị như bản gốc văn bản và giá trị của của chữ ký điện tử được sử dụng là cơ sở cho việc
ghi nhận giá trị chứng cứ trong việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.
Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành đều khẳng định
“thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thơng
tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” hay “thông điệp dữ liệu không
bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thơng điệp dữ liệu.” Quy
định này rõ ràng cho ta thấy, nếu chứng từ điện tử có giá trị là căn cứ để giải quyết
tranh chấp, chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu các bên trong tranh chấp thương mại thì cần phải được xem là chứng cứ. Không được phủ nhận giá trị chứng cứ của các chứng từ điện tử mà chỉ dựa vào hình thức thể hiện.
Cụ thể, theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về chứng cứ và chứng minh, thì những chứng từ thể hiện ở dạng thông điệp dữ liệu điện tử có
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 37
i. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được: các chứng từ điện tử hay
dạng thông điệp dữ liệu nào đều có thể tồn tại dưới dạng là nguồn chứng cứ theo hình thức này. Thơng điệp dữ liệu có thể tồn tại là: mã hóa thành văn bản đọc được, hình ảnh ở dạng dữ liệu điện tử được mã hóa, chuỗi âm thanh ở dữ liệu được mã
hóa, hoặc kết hợp những yếu tố này.
ii. Kết luận giám định: các chứng từ điện tử hay bất kỳ thông điệp dữ liệu nào tồn tại dưới dạng nguồn này bao gồm: kết luận giám định thể hiện ở dạng thông điệp dữ liệu do tổ chức giám định có chứng năng giám định cung cấp, chứng thư điện tử chứng thực chữ ký điện tử.
Tuy nhiên, để được xác định là chứng cứ thì các chứng từ này cần thỏa mãn các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ:
- Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có cơng
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản saoF
1
F. Đối với các chứng từ điện tử tồn tại ở dạng tài liệu đọc được hồn tồn có thể
đáp ứng yêu cầu này. Bởi theo quy định, chứng từ điện tử có giá trị như văn bản gốc
nếu đáp ứng có điều kiện luật định như đã phân tích.
- Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản
xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh… Nếu đương sự khơng xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứF
2
F. Các thông điệp dữ liệu cần đáp ứng điều kiện kèm theo văn bản về xuất xứ của tài liệu.
Đó mới được xem là chứng cứ. Đây là quy định hạn chế của pháp luật tố tụng đối
với một quan hệ xã hội mới như hoạt động thương mại điện tử nói chung. Cho nên, quy định này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi sử dụng những tài liệu này làm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
- Đối với kết luận giám định, những thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ khi đảm bảo đúng thủ tục theo quy định của pháp luật, đặc biệt là thủ tục chứng
thực chữ ký điện tử.
Việc đánh giá chứng cứ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
tranh chấp có liên quan. Pháp luật quy định giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu
được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi
thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thông điệp dữ
liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khácF
3
F.
Do đó, với những quy định của pháp luật về thông điệp dữ liệu, những thông
điệp này hồn tồn có thể trở thành chứng cứ làm căn cứ để giải quyết tranh chấp. Đây là một đảm bảo cho tính an tồn của hoạt động thương mại trên môi trường
internet phát triển như ngày nay.
1 Mục 2.1 Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP. 2 Mục 2.2 Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP. 3 Điều 14 Luật Giao dịch điện tử.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 38
Kết luận, cùng với sự ra đời của những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ
thông tin đã ghi nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử nói chung và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website nói riêng. Sự
ghi nhận giá trị pháp lý này là một đảm bảo cho sự an toàn của hoạt động này trên thực tế. Hạn chế đáng kể rủi ro cho các bên tham gia và tránh những tranh chấp
trong hoạt động thương mại. Qua đó, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động này
diễn ra minh bạch hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là hướng tới mục tiêu chung xây dựng một nền kinh tế số trên phạm vi quốc gia và toàn cầu.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử của các quốc gia khác trên thế giới nếu nó đảm bảo độ tin cậy tương đương với chứng từ điển tử theo quy định của pháp luật Việt NamF
1
F.