- Hoạt động thương mại điện tử từng phần: chỉ một hoặc một số giao dịch
F ; Các những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của website thương mạ
2.2.3 Vấn đề đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử
luật và thực tiễn áp dụng còn nhiều hạn chế nhất định, hướng khắc phục trong thời gian tới được khẳng định trong Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn
2011 – 2015 là nhấn mạnh hoàn thiện cở sở pháp lý cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử nói chung trong thời thời kỳ mới và tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp.
2.2.3 Vấn đề đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử
Mặc dù pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải áp dụng các biện pháp
đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng khi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
trên website thương mại điện tử, tuy nhiên, thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thơng qua các phương tiện điện tử địi hỏi các chủ thể phải áp dụng biện pháp này như một cách thức để tránh những thiệt hại không đáng có đối với doanh nghiệp
cũng như người tiêu dùng. Trong một thời gian ngắn, hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Thực tiễn cho thấy, việc giao kết hợp đồng điện tử thường diễn ra phức tạp và không hạn chế về
không gian, thời gian, phân loại chủ thể. Các khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa thường có rất ít thơng tin về nhau hoặc những thông tin này
1 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005. 2 Điều 8 Thông tư 09/2008/TT-BCt. 3 Điều 13 Nghị định 57/2006/NĐ-CP. 4 Điều 9 Thông tư 09/2008/TT-BCT.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 51
thường rất khó kiểm chứng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chủ yếu dựa vào lòng tin và uy tín kinh doanh như đối với các hoạt động thương mại truyền thống
khơng cịn phù hợp. Do đó, biện pháp để các chủ thể (khách hàng và doanh nghiệp bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình là các biện pháp bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng mang tính tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong các biện pháp đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng được quy định thì biện pháp thì biện pháp đặt cọc và bảo lãnh hoặc ký quỹ là những biện pháp phù hợp với hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại
điện tử.
- Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên trang mạng điện tử không hạn chế về không gian giữa các chủ thể. Chủ yếu những thông tin về chủ thể thường rất ít hoặc khơng thể kiểm chứng được tính pháp lý. Do đó, những biện pháp tín chấp là không phù hợp.
- Đối với những biện pháp như thế chấp hay cầm cố, những biện pháp này
bắt buộc có sự chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu tài sản sang cho chủ thể khác có thể là người có quyền hoặc người thứ ba. Đối với biện pháp này, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như hình thức xử lí tài sản bảo đảm rất phức tạp. Do đó, trong hoạt động thương mại điện tử hai biện pháp này tỏ ra khơng hiệu quả.
- Hình thức ký cược chỉ áp dụng cho các hợp đồng thuê tài sản.
- Hình thức đặt cọc mà chủ yếu là hình thức đặt cọc bằng tiền là hình thức phù hợp. Trước khi giao kết hoặc sau khi giao kết hợp đồng, bên có nghĩa vụ
(thường là bên mua hoặc bên nhận dịch vụ) giao cho bên có quyền một khoản tiền
để đảm bảo cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Đối với khoản tiền này có thể được sử dụng để bù trừ vào nghĩa vụ thanh toán sau khi thực hiện hợp đồng. Nếu
một bên vi phạm sẽ chịu trách nhiệm phạt cọc.
- Đối với hình thức bảo lãnh, hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa va
cung ứng dịch vụ có thể lựa chọn chủ thể thứ ba để bảo lãnh cho việc thực hiện
nghĩa vụ đối với bên có quyền. Chủ thể được lựa chọn thường là các ngân hàng
thương mại.
- Biện pháp ký quỹ: biện pháp này cũng như biện pháp bảo lãnh cần có sự tham gia của các ngân hàng. Là những biện pháp thường chỉ được áp dụng đối với
các hợp đồng có giá trị lớn.
Thưc tiễn giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, các thương
nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ áp dụng các hình thức thực hiện trước một phần nghĩa vụ thanh tốn trước khi thương nhân chuyển giao hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ. Xét về góc độ pháp lý, đây không phải là biện pháp đảm bảo giao kết
và thực hiện hợp đồng. Do đó, nếu có tranh trấp phát sinh thì quyền lợi của các bên thường không thể đảm bảo. Nếu hợp đồng không được giao kết đúng theo những
quy định của pháp luật hoặc chưa được thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết thì khoản tiền này phải được hồn trả cho người trả trước.
Vì vậy, các bên chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử cần căn cứ vào đặc thù của các giao dịch cụ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 52
thể có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như khách hàng.
Dưới góc độ người tiêu dùng, là những chủ thể “yếu thế” trong hoạt động
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, việc áp dụng biện pháp đảm bảo là biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt đối với những sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ của
các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng.