Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật vể hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên WEBSITE thương mại điện tử (Trang 46 - 55)

- Hoạt động thương mại điện tử từng phần: chỉ một hoặc một số giao dịch

F ; Các những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của website thương mạ

2.2.2 Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

Hoạt động giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức giao kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một

phần hoặc tồn bộ giao dịch trong q trình giao kết hợp đồng. Trong đó, nếu khơng có thỏa thuận khác, các chủ thể có thể sử dụng đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Vì vậy, hoạt động giao kết hợp đồng điện tử cũng là một trong những hình thức giao kết hợp đồng gián tiếp. Do đó, hoạt động này cũng có những quy định và yêu cầu như đối với hoạt động giao kết hợp đồng gián tiếp khác như: chủ thể tham gia, giá trị pháp lý của chào hàng, chấp nhận

chào hàng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng… Tuy vậy, website thương mại điện tử có đặc điểm riêng biệt đối với hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Thứ nhất, website thương mại điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ này kết

hợp nhiều cách thức nhằm tiến hành giao kết hợp đồng giữa chủ thể tạo lập website với khách hàng, hoặc đối với các chủ thể tham gia website với nhau. Ví dụ: Hầu hết các thương nhân tạo lập website đều cho các khách hàng lựa chọn cách thức tiến hành giao kết hợp đồng như: giao kết thông qua điện thoại, giao kết qua email, đặt hàng trực tuyến hay giao kết trực tiếp khi giao hàng. Thứ hai, trên website mua bán hàng hóa và cung ứng dịch cung cấp các chức năng bao gồm nhiều ứng dụng nhằm thực hiện hoặc hỗ trợ cho hoạt động giao kết hợp đồng như: chức năng giao dịch tự

động hay chức năng đặt hàng trực tuyến.

Do đó, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chú trọng phân tích cách thức tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website bằng hình thức sử dụng các chứng từ điện tử và các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt, là chức năng đặt hàng trực tuyến được thiết lập khá phổ biến trên các website hiện nay. Đối với các hình thức giao kết khác thuộc đối tượng nghiên cứu của pháp luật dân sự về giao kết hợp đồng. Do đó, nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

U

Thứ nhất, thông báo về đề nghị giao kết hợp đồngU:

Đối với website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, thơng

báo về đề nghị giao kết hợp đồng là những thông tin tồn vẹn về hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả những điều khoản liên quan do website cung cấp. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng là những thông tin phục vụ cho khách hàng khởi tạo và gửi

đi một đề nghị giao kết hợp đồng.

Do đó, cần phân biệt giữa thơng báo về đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị giao kết hợp đồng.

1 Điều 16 Nghị định 57/2006.NĐ-CP và Mục 3 Thông tư 09/2008/TT-BCT.

2 Điều 4 Thông tư 46/2010/TT-BCT về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 42

Bảng 9: So sánh thông báo vê đề nghị giao kết và đề nghị giao kết hợp đồng.

Đặc điểm Thông báo về hợp đồng đề nghị giao kết Đề nghị giao kết hợp đồng

Chủ thể khởi tạo

Thương nhân sở hữu đối với hàng hóa và cung ứng dịch vụ - Bên bán.

Khách hàng trên website - Bên Mua.

Chủ thể tiếp nhận

Thông báo là thơng tin hiển thị hoặc gửi đi khơng có người tiếp

nhận xác định.

Đề nghị giao kết hợp đồng có

chủ thể nhận xác định.

Nội dung

Những thơng tin chi tiết về từng hàng hóa, dịch vụ và những thơng tin có liên quan: giá, cách thức giao hàng, điều kiện và cách thức giao dịch.

Thể hiện ý định giao kết hợp

đồng và chịu sự ràng buộc

trách nhiệm với đề nghị.

Hình thức Thông tin hiển thị công khai trên website. Thể hiện là thông điệp dữ liệu do bên mua gửi cho bên bán.

Ý nghĩa Là thông tin hỗ trợ cho một đề nghị giao kết hợp đồng.

Là chứng từ điện tử có giá trị

pháp lý là đề nghị giao kết hợp

đồng.

Dựa vào những đặc điểm như trên, chúng ta có thể khẳng định, một thông

báo về đề nghị chấp nhận chào hàng không thỏa mãn điều kiện là một chấp nhận

chào hàng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:

+ Thứ nhất, xét mục đích khởi tạo một thơng báo về đề nghị giao kết hợp đồng là nhằm công khai thơng tin khơng nhằm mục đích xác lập giao dịch với bất

kỳ chủ thể nào nhưng theo quy định của Bộ luật dân sự thì đề nghị giao kết hợp

đồng phải nhằm xác lập một giao dịch hợp đồng.

+ Thứ hai: thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng khơng có chủ thể tiếp

nhận cụ thể, có nghĩa là đối tượng muốn xác lập giao dịch không xác định được.

Đây là quy định gây dễ nhầm lẫn đối với khách hàng cũng như các thương

nhân tạo lập website thương mại điện tử. Trong đó,người tiêu dùng nhầm lẫn những thơng tin về thông báo đề nghị giao kết hợp đồng là đề nghị giao kết. Hay các chủ sở hữu website khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng lại tự động xem như hợp

đồng đã được giao kết mà không cần xác nhận bằng một chấp nhận đề nghị.

Vì vậy, thơng tư 09/2008/TT-BCT khẳng định: “Nếu một website thương

mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể

được giới thiệu trên website đó, thì các thơng tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và

các điều khoản liên quan được xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Chứng từ điện tử do khách hàng

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 43

nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm

chức năng đặt hàng trực tuyến đó.”

Khơng chỉ người tiêu dùng hay thương nhân có sự nhầm lẫn này mà cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có quy định gây ra sự khó hiểu và việc khó khăn trong việc áp dụng đối với các chủ thể. Cụ thể tại Nghị định 57/2006/NĐ-CP

về thương mại điện tử quy định:

“Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng

Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà khơng có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên

thơng báo chỉ rõ trong thơng báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận

được trả lời chấp nhận.”

Theo đó, mặc dù tên của điều khoản cũng nói về thơng báo về đề nghị giao kết hợp đồng nhưng nội dung của nó lại thể hiện là một đề nghị giao kết hợp đồng có đối tượng nhận không được xác định cụ thể.

U

Thứ hại, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghịU:

Thực tiễn hoạt động giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì việc xác định chính xác giá trị pháp lý của các chứng từ mà các bên trao đổi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế hoạt động

này lại diễn ra rất phức tạp. Tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại điện tử này với tư cách là khách hàng khó có thể xác định chính xác chứng từ có giá

trị pháp lý và thời điểm nào là hợp đồng được giao kết. Một trong những lý do là do chưa am hiểu những quy định của pháp luật có liên quan. Nhưng cũng có một phần nguyên nhân xuất phát từ chính thương nhân. Cụ thể, thương nhân phối hợp nhiều phương tiện điện tử khác nhau để tiến hành giao dịch nhưng lại không giải thích cho khách hàng về giá trị của những thơng điệp mà chính thương nhân khởi tạo và gửi.

Đơn cử một ví dụ, khi khách hàng đề nghị giao kết hợp đồng bằng một đơn đặt

hàng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến, thương nhân mua bán hàng hóa xác nhận thơng tin, nội dung đơn đặt hàng qua điện thoại mà người đặt hàng khai báo. Vậy, trong quan hệ này, nội dung của cuộc gọi xác nhận thơng tin có được coi là chấp nhận chào hàng hay là một đề nghị chào hàng mới. Khi nào được xem là thời

điểm hợp đồng được giao kết và các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Những

vấn đề này thương nhân khơng có bất kỳ giải thích nào đối với khách hàng. Do đó, những hành vi này tiềm ẩn những rủi ro pháp lý rất lớn. Đặc biệt, nếu hợp đồng có giá trị lớn thì người phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi chính là thương nhân. Do đó, khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên

website này cần xác định chính xác từng nội dung, vấn đề và hình thức cụ thể. Trong giao kết hợp đồng điện tử bằng cách sử dụng các thông điệp dữ liệu

tuân thủ các quy định đối với việc khởi tạo, gửi, nhận và xác định thời điểm gửi,

thời điểm nhận các thông điệp dữ liệu:

- Chủ thể khởi tạo chứng từ là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thơng điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao

hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệuF

1

F

. Theo nguyên tắc chung của giao

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 44

kết hợp đồng thì việc xác định chủ thể khởi tạo căn cứ vào thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận trực tiếp hoặc “thỏa thuận ngầm” thông qua các cách thức, thông tin được thể hiện trên website mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, nếu các bên khơng có thỏa thuận nào về việc xác định chủ thể khởi tạo thông điệp dữ liệu sẽ được xác định theo cách thức sau:

+ Chứng từ điện tử được xem như của chủ thể khởi tạo nếu như chứng từ đó

được người khởi tạo hoặc gửi từ hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định. Hiểu một cách đơn giản, chủ thể khởi là người có

thẩm quyền chỉ định cho hoạt động khởi tạo hoặc gửi chứng từ điện tử bằng biện

pháp thông thường hay sử dụng các hệ thống giao dịch tự động.

+ Chứng từ điện tử được xem như của chủ thể khởi tạo nếu như người nhận hoặc các chủ thể có liên quan thực hiện các biện pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và kết quả cho thấy chứng từ điện tử đó là của người khởi tạo. Để

xác định chủ thể khởi tạo trong trường hợp này nhất thiết phải thỏa mãn hai điều

kiện: Thứ nhất, biện pháp xác minh phải được người khởi tạo chấp thuận. Về nội

dung, người khởi tạo sẽ thể hiện một cách minh thị sự chấp thuận biện pháp xác minh này thông qua những thông tin mà chủ thể này cung cấp thông qua chứng từ. Hoặc sự chấp thuận này có thể là mặc thị thơng qua hành vi chấp thuận cho hoạt

động xác minh mà người khởi tạo biết mà không phản đối; Thứ hai, kết quả của

việc xác minh phải chỉ rõ chứng từ điện tử là của người khởi tạo.

Việc xác định chủ thể khởi tạo là một yếu tố quan trọng trong việc giao kết hợp đồng nhằm xác định chính xác chủ thể muốn giao kết hợp đồng và năng lực ký kết của người khởi tạo. Đây là yếu tố quyết định hiệu lực của hợp đồng sẽ ký kết.

Trên thực tế, việc xác định chủ thể khởi tạo được thực hiện bằng biện pháp phức tạp hay đơn giản là tùy thuộc vào từng chủ thể và tính chất của giao dịch. Đối với các giao dịch thông thường, các bên căn cứ tên miền hoặc địa chỉ gửi và khởi tạo để xác

định chủ thể khởi tạo. Ví dụ: địa chỉ email được cung cấp từ một trang website của

doanh nghiệp chỉ định: HUname@têncôngty.comUH. Đối với các giao dịch quan trọng,

giá trị lớn, các bên giao kết không những yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức chứng từ mà cịn u cầu cụ thể cơng nghệ để xác minh chính xác chủ thể khởi tạo. Ví dụ: yêu cầu chủ thể sử dụng chữ ký số được chứng thực bằng chứng thư điện tử gửi

kèm. Tuy nhiên, nếu bên nhận trong quá trình xác minh chủ thể khởi tạo mà phát hiện lỗi kỷ thuật trong việc gửi thơng điệp thì hai biện pháp trên không được áp dụng.

- Thời điểm gửi chứng từ điện tử: Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời

điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thơng tin dưới sự kiểm soát của người

khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thơng tin dưới sự kiểm sốt của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tửF

1

F.

- Người nhận chứng từ điện tử người được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thơng điệp dữ liệu đóF

2

F. Tuy nhiên, trong môi trường internet, việc xác định nơi hoặc

địa chỉ tiếp nhận khá phức tạp. Từ cấp độ kinh tế, nhiều thông tin về người nhận

1 Điều 11 Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử. 2 Điều 18 Luật giao dịch điện tử.

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 45

được thông điệp dữ liệu đưa ra có thể gây hiểu lầm về chủ thể tiếp nhận thực sự có

nhu cầu giao kết hợp đồng. Ví dụ, trên website có nhiều thơng tin để khách hàng liên hệ về nhiều vấn đề như: thắc mắc, tư vấn, góp ý,.. nhưng chỉ có 1 thơng tin

chính xác để giao kết hợp đồng. Từ góc độ pháp lý, chứng từ điện tử chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng chỉ khi nó được gửi đúng địa chỉ và phương thức đáp ứng yêu cầu của các bên. Do đó, việc xác định chủ thể tiếp nhận là vấn đề rất cần thiết. Trong trường hợp khơng có bất cứ thỏa thuận nào về xác định chủ thể tiếp nhận chứng từ thì việc nhận thông điệp dữ liệu được thực hiện như sau:

+ Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thơng tin do người đó chỉ định và có thể truy cập

được. Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp

dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thơng điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thơng điệp dữ liệu đó là bản sao;

+ Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thơng báo xác nhận khi nhận được thơng điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện

đúng yêu cầu hoặc thoả thuận này;

+ Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tun bố thơng điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thơng báo xác nhận thì thơng

điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông

báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó. Trường hợp

người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc người nhận

Một phần của tài liệu Pháp luật vể hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên WEBSITE thương mại điện tử (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)