- Hoạt động thương mại điện tử từng phần: chỉ một hoặc một số giao dịch
F ; Các những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của website thương mạ
2.3.1 Thực hiện chuyển giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, một trong những nghĩa vụ quan trọng là việc thương nhân chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu cho khách hàng. Bên cạnh
đó, cịn có các nghĩa vụ khác của thương nhân đối với hàng hóa mà mình cung ứng
trên thị trường như: nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa theo hợp đồng, nghĩa vụ hướng dẫn và cung cấp thơng tin về hàng hóa, nghĩa vụ bảo hành,..Trong hợp đồng này, khách hàng cũng có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng, số lượng đối với hàng hóa
mà mình nhận chuyển giao.
Pháp luật thương mại Việt Nam quy định cụ thể về nghĩa vụ cũng như quyền của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này khi mua bán hàng hóa trên website có những điểm khác biệt nhất định:
- Đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên website thương mại thuần túy,
hàng hóa được chuyển giao từ thương nhân sang cho khách hàng bằng các phương tiện điện tử mà các bên chấp nhận. Chủ yếu phương thức này áp dụng đối với các
hàng hóa được số hóa. Thời điểm chuyển và nhận hàng hóa được xác định theo các quy định đối với việc xác định việc gửi và nhận các thông điệp dữ liệu. Thực tiễn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 53
thường ở dạng các thông điệp dữ liệu được mã hóa bảo mật. Hình thức bảo mật thứ nhất là sau khi giao kết hợp đồng thương nhân cung cấp địa chỉ liên kết để khách hàng download trực tiếp từ dữ liệu của thương nhân đối với hàng hóa có dung lượng lớn hoặc thương nhân chuyển trực tiếp cho khách hàng theo địa chỉ yêu cầu nếu hàng hóa có dung lượng nhỏ. Hình thức này được áp dụng với hoạt động mua bán hàng hóa số hóa như: sách điện tử, nhạc trực tuyến, phim trực tuyến,… Hình thức bảo mật thứ hại là khách hàng download dữ liệu nhưng thương nhân cung cấp mã bảo vệ (password) để khách hàng có thể sử dụng được hàng hóa đó. Hình thức này phổ biến đối với nhà cung cấp chương trình ứng dụng điện tử. Do phương thức thực hiện thông qua các phương tiện điện tử này mà việc thực hiện việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm cũng như cam kết của thương nhân theo hợp đồng thường chỉ được thực hiện sau khi nhận hàng (hậu kiểm). Do đó, quyền lợi của khách hàng theo phương thức này ít được đảm bảo và có khả năng gánh chịu những tổn thất về chất lượng hàng hóa gây ra. Đó là một trong những lý do phương thức kinh doanh này chưa thể phổ biến trên thị trường điện tử hiện nay. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được xác định theo các quy định của luật thương mại và luật dân sự về chuyển quyền sở hữu đối với từng loại hàng hóa nhất định.
- Đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên website thương mại từng phần.
Việc chuyển giao hàng hóa thường được thực hiện theo phương thức truyền thống. Những hàng hóa áp dụng phương thức này có những đặc điểm: hàng hóa vật chất
hữu hình khơng thể được số hóa; hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu; hàng hóa có giá trị lớn và cần đảm bảo tính bảo mật; hàng hóa yêu cầu cao về việc kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. Do những đặc điểm này,việc giao và nhận hàng hóa cũng như chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa được thực hiện theo những
quy định của pháp luật như hoạt động thương mại truyền thống.
Tuy nhiên, dù được thực hiện với cách thức nào, với sự phát triển của hệ thống internet và pháp luật về thương mại điện tử, các chứng từ về việc chuyển giao và nhận hàng hóa có thể được thực hiện thơng qua phương tiện điện tử dưới hình
thức các thơng điệp dữ liệu. Các chứng từ điện tử này thể hiện ở dạng: hợp đồng điện tử giữa thương nhân với người vận chuyển, vận đơn điện tử, chứng thư điện
tử,…Việc thực hiện và chuyển giao các chứng từ điện tử về hoạt động giao và nhận hàng được điều chỉnh như đối với các chứng từ khác. Trong đó:
- Hợp đồng vận chuyển điện tử là chứng từ điện tử được giao kết giữa bên
thuê vận chuyển và bên vận chuyển, trong đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho bên nhận và bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả phí vận chuyển. - Vận đơn điện tử là chứng từ điện tử được bên vận chuyển phát hành cho
bên thuê vận chuyển là cơ sở cho việc giao hàng hóa ở nơi đi và nhận hàng ở nơi đến.
- Chứng thư điện tử là chứng từ do tổ chức cung ứng dịch vụ chứng thực để xác định sự kiện pháp lý theo yêu cầu của các bên.
Tương tự với hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử cũng được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển
của hệ thống thông tin điện tử. Tuy nhiên, với đặc thù là một hợp đồng cung ứng
dịch vụ thì việc thực hiện cung ứng dịch vụ cũng có những đặc điểm khác biệt nhất
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 54
theo nghĩa vụ hợp đồng, dó đó những chứng từ cho việc thực hiện công việc này cũng rất đa dạng. Hoạt động cung ứng dịch vụ thường rất đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực, hình thức cung ứng cũng khơng giống nhau giữa các dịch vụ nhất định.
Mặc dù vậy, hoạt động cung ứng dịch vụ trên website thương mại điện tử có những
đặc điểm sau:
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trực tuyến: Thực tiễn cung ứng dịch vụ trực tuyến phát triển khá phức tạp. Chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn, văn hóa giải trí, truyền thơng,… Do đó, vấn đề thực hiện một cơng việc cũng cần có
những chứng từ nhất định. Sau khi giao kết hợp đồng, các thương nhân có rất nhiều hình thức để thực hiện dịch vụ đối với từng loại dịch vụ nhất định. Hiện nay, các
hinh thức được áp dụng trên các website hiện nay là: Thứ nhất, cấp tài khoản người dùng cho khách hàng trên website và cung ứng dịch vụ định kỳ. Hình thức này áp dụng đối với các cơng việc mang tính chất thường xun như: tra cứu thơng tin, tra cứu văn bản pháp luật, trang nhạc, phim trực tuyến,.. Đối với hình thức này, khách hàng thường phải trả phí dịch vụ theo tháng hoặc theo kỳ. Việc quy định về quản lý thông tin người dùng, thanh tốn, hoặc bảo mật thơng tin khách hàng phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của thương nhân kinh doanh dịch vụ. Thứ hai, cung ứng dịch vụ theo từng cơng việc nhất định. Hình thức này áp dụng cho hoạt động dịch vụ mang tình thời vụ, khơng thường xun và liên tục. Trong đó, khách
hàng có nghĩa vụ thanh tốn theo từng vụ việc cụ thể. Hình thức này thường áp dụng đối với: hoạt động tư vấn trong đó có tư vấn pháp luật, tư vấn du học, dịch vụ cài đặt nhạc chờ, dịch vụ thiết kế website,… đối với cả hai hình thức trên, chứng từ
điện tử chứng minh cho việc thực hiện của các bên chủ yếu là những thông điệp dữ
liệu do các bên tự thỏa thuận về tạo lập và thường không áp dụng các biện pháp để bảo vệ tính tồn vẹn về nội dung. Do đó, mức độ an toan đối với giao dich này thấp hơn so với hoạt động thương mại thông thường. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của
hoạt động cung ứng dịch vụ trực tuyến là thời gian cung ứng dịch vụ ngắn và có thể
đảm bảo những nhu cầu tức thì của khách hàng mà không giới hạn về không gian và
thời gian.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thông thường khác, việc giao kết hợp
đồng và thực hiện một phần của hợp đồng cung ứng dịch vụ được thực hiện hoàn
toàn trên website thương mại điện tử. Tuy vậy, một số dịch vụ nhất định thì hoạt động cung ứng dịch vụ trên website chỉ đảm nhận công việc bước đầu như giao kết
hợp đồng còn vấn đề cung ứng dịch vụ cho khác hàng được thực hiện theo phương thức trực tiếp. Đó là những ngành như xây dựng, vận chuyển, …
Tuy nhiên, những quy định của pháp luật thương mại điện tử về mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên website cũng như các quy định cụ thể về mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ của thương nhân khi tham gia vào hoạt động này không hạn chế sự tự do thỏa thuận lựa chọn cách thức thực hiện nghĩa vụ đã giao
kết trong hợp đồng. Do đó, các chủ thể hồn tồn có thể đưa ra phương pháp hoặc cách thức thực hiện nghĩa vụ của mình, kể cả việc lựa chọn sử dụng hay không sử dụng các chứng từ điện tử hay một chứng từ nào khác.
Với sự tham gia của các phương tiện điện tử vào hoạt động mua bán hàng
hóa nói chung và thực hiện hiện nghĩa vụ giao hàng, cung ứng dịch vụ nói riêng là một bước tiến của các hoạt động thương mại truyền thống và cũng là bước tiến lớn của ứng dụng khoa học cơng nghệ.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năm 2011 55