CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
5.1.4.1. Thu thập đầy đủ chính xác thơng tin khách hàng
Mọi hoạt động của một tổ chức kinh doanh điều xuất phát từ khách hàng và hướng tới phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các NH nhằm mở rộng thị trường, thì sản phẩm dịch vụ của các NH dành cho khách hàng ngày càng có nhiều điểm tương đồng. Do đó sự khác biệt quan trọng nhất tạo nên
lợi thế cạnh tranh là yếu tố chăm sóc và cách thức phục vụ khách hàng. Mỗi cán bộ Vietcombank phải hiểu rỏ khách hàng mình đang phục vụ, phải chủ động tìm khách hàng, đến với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và giới thiệu sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng,…
5.1.4.2. Marketing và bán chéo các sản phẩm dịch vụ
- Tháng 09/2009, Vietcombank cho ra đời sổ tay sản phẩm dịch vụ của toàn hệ thống, chủ yếu nhằm hệ thống lại tất cả các nhóm sản phẩm bán lẻ hiện NH đang cung cấp, bao gồm 07 nhóm dịch vụ chính sau:
+ Dịch vụ tài khoản thanh toán + Dịch vụ NH điện tử
+ Sản phẩm huy động vốn + Sản phẩm dịch vụ thẻ + Sản phẩm tín dụng + Dịch vụ chuyển tiền
+ Sản phẩm dịch vụ liên kết với doanh nghiệp.
Mỗi nhóm có nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. Ngoài chức năng hệ thống lại toàn bộ các dịch vụ bán lẻ, nó cịn mang một thơng điệp chung nhằm trao dồi kiến thức cho nhân viên Vietcombank hiểu thấu đáo các sản phẩm khơng phải nghiệp vụ của phịng/ban mình, mà vẫn có thể giới thiệu cho khách hàng những tiện ích hiện đại của NH. Nhưng vấn đề ở đây là lợi nhuận thu được từ việc bán chéo sản phẩm dịch vụ có gia tăng hay khơng phụ thuộc vào ý thức của mỗi cán bộ Vietcombank, cần phải phát động qua những phong trào thi đua tìm kiếm khách hàng mới, khen thưởng cho những cá nhân có tinh thần tích cực bán được nhiều sản phẩm,…
5.1.4.3. Hiện đại hóa cơng nghệ NH
- Hiện đại hóa cơng nghệ NH và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các NH nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh tốn, phải nhanh chóng, an tồn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Đầu tư vào cơng nghệ hiện đại có thể làm
nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, cơng tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là NH sẽ huy động nhiều tiền gửi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối.
- Xem xét thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu thay vào đó là các máy móc hiện đại đẩy nhanh tốc độ làm việc của các nhân viên trong NH vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng vừa tiết kiệm thời gian cho NH. Tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Đồng thời mỗi nhân viên NH cần có thời gian nhất định để thích ứng với cơng nghệ mới, giới chức lãnh đạo các NH cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả địi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi. Máy móc thực hiện cho dịch vụ thanh toán cần phải thường xuyên được kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Cần bổ sung thêm các máy ATM cho tương xứng với số lượng thẻ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh như thế, Vietcombank Sóc Trăng đã khơng ngừng vượt qua những khó khăn thử thách, trước điều kiện môi trừng khơng thuận lợi. Sau q trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH từ năm 2008 đến năm 2010, Có một số kết luận như sau:
Về tình hình huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đáp
ứng được nhu cầu vốn của của các TCKT, hộ sản xuất và các cá nhân, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tín dụng của khách hàng, việc hạn chế nhận vốn từ NH cấp trên đã góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn cũng mang lại kết quả khả quan, vốn huy động đều tăng lên qua các năm nhưng điều này đồng nghĩa với việc NH đã hạn chế nhận vốn điều chuyển từ NH cấp trên đã góp phần làm giảm chi phí, vì chi phí trả lãi cho vốn điều chuyển cao hơn so với chi phí huy động nói khả năng huy động vốn của NH.
Về hoạt động tín dụng: đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động và vốn vay
được, ngày càng được mở rộng, dư nợ hàng năm đều tăng lên, chất lượng tín dụng ln được đảm bảo, hiệu quả tín dụng cao. NH cần phải phát huy hơn nữa để luôn đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh khi mà hiện nay thị trường đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH.
Hoạt động dịch vụ: đã cải thiện nhiều, thu nhập dịch vụ quá thấp khoảng
10% tỷ trọng thu nhập, cần phải tăng dần tỷ trọng trong tổng thu nhập, tạo lợi thế cạnh tranh cho NH trong bối cảnh hiện nay.
Về kết quả hoạt động kinh doanh: Qua kết quả kết quả hoạt động kinh
doanh của NH là tốt tuy mặc dù có giảm nhưng trước tình hình kinh tế lắm khó khăn và đầy thử thách đã khẳng định sự linh hoạt trong kinh doanh của Ban lãnh đạo NH đã đề ra chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn, cần có những phương pháp quản trị thích hợp, khắc phục những yếu điểm, phát huy thế mạnh
6.2. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị đối với NHNN
- NHNN cần có những văn bản hướng dẫn thật sự cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quyết định. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh sai phạm đáng tiếc xảy ra, hạn chế việc các NHTM thực hiện không đúng tinh thần các quyết định đã ban hành, nhất là vấn đề liên quan đến tỷ giá và huy động vốn trong tình hình hiện nay.
- Nâng cấp đường truyền, máy móc thiết bị hiện đại nhằm giúp Chi nhánh trong các hoạt động liên quan đến điều chuyển vốn về Hội sở chính.
- Cần giám sát và quán triệt nhằm ổn định lãi suất huy động trên thị trường, có chính sách phù hợp để hút tiền từ trong lưu thông về nhằm hạn chế lạm phát.
- Tiếp tục hoàn thành khung pháp lý về tín dụng NH theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng của mình.
Kiến nghị đối với NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- Thúc đẩy và hỗ trợ các Chi nhánh trong việc xử lí nợ tồn đọng để lành mạnh hóa tài chính ở các Chi nhánh.
- Nghiên cứu dựa trên những thực tế chung nhằm đơn giản hóa hồ sơ vay vốn, hoặc bỏ bớt những biểu mẫu không cần thiết nhưng đảm bảo đúng pháp luật.
- Tăng cường trang bị những thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại hóa NH.
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược quảng cáo, tiếp thị những sản phẩm mang tính cạnh tranh.
- Tăng cường việc đào tạo, trao dồi nghiệp vụ cho nhân viên, ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác điều hành quản lí. Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong q trình hoạt động để đảm bảo sức mạnh nội tại trong hệ thống NH.
Đối với Chi nhánh
- Hỗ trợ Chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các Chi nhánh. Thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng hồn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong cơng tác huy động vốn nếu các Chi nhánh hồn thành vượt chỉ tiêu thì sẽ khen thưởng.
- Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho NH và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Đối với chính quyền địa phương
- Cần phải có biện pháp phối hợp đồng bộ giúp đỡ NH trong công tác xử lý tài sản thế chấp vay vốn NH giúp NH thu hồi các khoản nợ hồn thành nhiệm vụ của mình tại địa phương.
- Đối với những hộ có tính trì hỗn khơng trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, chính quyền thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp NH thu hồi lại nợ.
- Sở Tài nguyên Môi Trường, Ủy Ban nhân dân các cấp cần cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin tài sản của khách hàng về tính hợp pháp, tuyệt đối không chứng thực tài sản đang tranh chấp, tài sản không hợp pháp làm tài sản đảm bảo của khách hàng cho NH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng tổng kết tài sản của hàng TMCP NT Chi nhánh Sóc Trăng năm
2008-2010
2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh TMCP NT Chi nhánh Sóc Trăng
năm 2008-2010
3. Báo cáo thu nhập - chi phí - lợi nhuận của TMCP NT Chi nhánh Sóc
Trăng năm 2008-2010
4. Đặng Thị Mỹ Dung. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thới Bình,
luận văn sinh viên Đại học Cần Thơ.
5. Ngô Trọng Hiếu. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ngã Năm, luận văn sinh
viên Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Tấn Bình. 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp.TpHCM:
NXB. Quốc gia TpHCM.
7. Nguyễn Thị Lương, (2008). Quản trị tài chính, Trường Đại học Cần Thơ
8. Phạm Thanh Trúc. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng đầu tư & phát triển Hậu Giang, luận văn sinh viên Đại học Cần Thơ.
9. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ