CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK CH
4.1.1.1. Thu nhập từ lãi
Cũng giống như nhiều NH thương mại khác thì khoản thu nhập của Chi nhánh từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao khoản 91.6% trong tổng thu nhập còn lại là thu từ hoạt động dịch vụ và thanh toán, gửi vốn nội bộ. Sóc Trăng có nền kinh tế sản xuất nhỏ là chủ yếu, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của những doanh nghiệp này cịn gặp nhiều khó khăn mà
nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này Vietcombank Sóc Trăng đã khơng ngừng nỗ lực để mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng.
Trong tổng thu nhập thì ta thấy NH thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, năm 2008 là 92.862 triệu đồng, năm 2009 đạt 120.855 triệu đồng tăng 27.993 triệu đồng tương ứng với 30,14% so với năm 2008. Năm 2010 thu nhập tiếp tục tăng đạt 145.004 triệu đồng tăng 24.149 triệu đồng, tăng 19,98% so với năm 2009, để có tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy là do NH đã kết hợp thành công giữa khâu mở rộng tăng cường hoạt động cho vay và khâu kiểm tra, giám sát thu lãi các khoản vay đúng hạn của cán bộ phòng khách hàng. Đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu về những món vay đã quá hạn. Qua đó ta thấy hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH.
Trong đó thu nhập từ cho vay ngắn hạn mặc dù có biến động tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2008 là 80.011 triệu đồng chiếm 79,96%, sang năm 2009 thì đạt 106.644 triệu đồng chiếm 80,63% và đến năm 2010 thì chỉ cịn 90.537 triệu đồng chiếm 58,76% trong thu từ lãi cho vay. Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng giảm chứng tỏ rủi ro của NH sẽ tăng nhưng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh tăng cường cấp tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức là tín dụng theo hạn mức và tín dụng từng lần, nó rất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chu kì của các doanh nghiệp, và chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, đặc biệt áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trong việc cấp tín dụng và những chính sách nhằm giữ những khách hàng đã vay vốn nhiều lần và có lịch sử trả nợ tốt như: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex), Cơng ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi, Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Phương Nam, Công ty TNHH Kim Anh, Công ty TNHH Minh Đăng, Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín, Hợp Tác Xã Mua Bán Sóc Trăng… Cịn về tốc độ tăng trưởng thì thu từ cho vay ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng cao 33,28% tức tăng 26.633 triệu đồng, năm 2010 so với năm 2009 thì giảm 15,10% giảm 16,107 triệu đồng. Nguyên nhân sụt giảm nguồn thu này trong năm
là do lãi suất trong năm liên tục biến động và chêch lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp tình hình chung cho hầu hết các NH trong nước.
Còn về thu nhập từ cho vay trung và dài hạn lại thì tăng trưởng năm 2009 là 12.623 triệu đồng so với năm 2008 tăng 8,31%, cịn năm 2010 thì tăng rất cao tăng 11.629 triệu đồng tương ứng 92,36% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp phục vụ mục đích bổ sung vốn cố định nhằm xây dựng nhà xưởng nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tăng lên.
Ngoài ra, thu lãi tiền gửi, chủ yếu từ hoạt động gửi vốn nội bộ, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập từ lãi. Tuy nhiên khoản thu này cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2008 khoản thu nhập này chỉ có 1.196 triệu đồng, đến 2009 tăng 392 triệu đồng, đạt 1.588 triệu đồng tương ứng tăng 32.78% so với năm 2008. Đến năm 2010, khoản thu nhập này đạt đến con số thu 30.185 triệu đồng, tăng 28.597 triệu đồng, tương ứng tăng 1.800,82%. Sự tăng trưởng khá cao về lãi tiền gửi đã thể hiện cách nhìn mới của Ban lãnh đạo trong cách quản lý và sử dụng nguồn vốn thích hợp, đạt hiệu quả tối ưu. Nếu trong năm 2008 và 2009, khi nguồn tiền nhàn rỗi có được chủ yếu phục vụ cho cơng tác sử dụng vốn tại Chi nhánh, nếu gửi lại Hội Sở chỉ gửi lại kỳ hạn ngắn với lãi suất thấp, điều này đã không phát huy được nguồn sinh lợi của đồng tiền. Trong năm 2010, do lãi suất biến đỗi không ngừng, sự cạnh tranh giữa các NH địi hỏi phải có cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, nếu huy động lãi suất cao để lại cho vay thật sự không tạo được nguồn thu chênh lệch, Chi nhánh chuyển sang gửi thỏa thuận với Hội Sở, đảm bảo vẫn giữ được số dư cho huy động mà vẫn không bị lỗ trong kinh doanh. Từ những phân tích trên ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NH. Cơ cấu thu nhập của Chi nhánh cũng dần dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một NH bán lẻ đa năng hiện đại.