Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1. KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Ngày nay nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tiến hành kinh doanh thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Việc tạo lập, tổ chức và quản lí vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khơng chỉ vì lợi ích của bản thân các NHTM mà cịn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như : vốn tự huy động, vốn hội sở, vay các tổ chức tín dụng khác,…trong đó vốn huy động đóng vai trị quan trọng nhất. Nếu vốn huy động khơng đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Ta xem xét cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua bảng sau:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐT & PT HG ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 403.900 341.572 345.922 673.321 -62.328 -15,43 4.350 1,27 Vốn điều chuyển 675.743 1.211.109 1.836.913 1.709.315 535.366 79,23 625.804 51,67 Vốn và các quỹ 30.267 31.666 36.251 61.591 1.399 4,62 4.585 14,48 Tổng nguồn vốn 1.109.910 1.584.347 2.219.086 2.444.227 474.437 42,75 634.739 40,06

Qua bảng 2 ta thấy, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua ba năm (2007-2009) cụ thể: năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 1.584.347 triệu đồng tăng 474.437 triệu đồng so với năm 2007 hay tăng 42,75%. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 2.219.086 triệu đồng tăng 634.739 triệu đồng, tăng 40,06% so với năm 2008. Tính đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 2.444.227 triệu đồng. Qua đó ta thấy được sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng trong việc huy động vốn từ nền kinh tế cũng như sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tỉnh nhà.

* Vốn huy động:

Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng tăng giảm khơng đều qua các năm. Năm 2007 huy động được 403.900 triệu đồng, đến năm 2008 vốn huy động chỉ đạt 341.572 triệu đồng, giảm 62.328 triệu đồng, tương ứng 15,43% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng để tiền mặt làm ăn và tiêu dùng hàng ngày, ít có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng hơn, vì thế huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác cũng làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Sang năm 2009 Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý, với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất linh hoạt. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Vì thế vốn huy động đạt 345.922 triệu đồng, tăng 4.350 triệu đồng tương ứng 1,27% so với năm 2008. Đến năm 2010 chính sách này vẫn cịn được duy trì nên nguồn vốn huy động đã tăng lên rất nhanh đạt 673.321 triệu đồng.

* Vốn điều chuyển:

Qua bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2007 vốn điều chuyển đến của Ngân hàng là 675.743 triệu đồng, chiếm 61% tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 1.211.109 triệu đồng, chiếm 76% tổng nguồn vốn, so với năm 2007, tăng 535.366 triệu đồng tương ứng tăng 79,23%. Đến năm 2009 là

625.804 triệu đồng, tương ứng tăng 51,67%. Sang 6 tháng đầu năm 2010 vốn điều chuyển là 1.709.315 triệu đồng.

Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn Ngân hàng lệ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển và việc huy động vốn bên ngồi cịn hạn chế. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ làm giảm tính chủ động của Ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Trong tương lai Ngân hàng cần có biện pháp để tăng nguồn vốn huy động, giảm áp lực chi phí từ vốn điều hịa nhằm giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài hai nguồn vốn trên thì Ngân hàng cịn có nguồn vốn và các quỹ khác như quỹ phúc lợi, khen thưởng, dự phòng rủi ro. Mặc dù nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng liên tục qua ba năm.

Tóm lại: Qua phân tích ta thấy BIDV Hậu Giang ln duy trì nguồn vốn

lớn, tăng ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trung gian tài chính. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển thì Ngân hàng cần phải có biện pháp tăng cường nguồn vốn huy động, giảm bớt vốn điều chuyển. Điều này sẽ giúp Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao uy tín Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)