Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 64)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng ln được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Nhìn chung khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, mặt khác giá cả hàng hố ln biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, đặc biệt là đầu ra của hàng nơng sản, thuỷ sản cịn q bấp bênh làm ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của ngân hàng.

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Nhìn vào bảng 16 ta thấy tình hình nợ xấu tại Chi nhánh có xu hướng tăng, giảm khơng ổn định qua 3 năm. Cụ thể: năm 2007 tổng nợ xấu là 12.214 triệu đồng, sang năm 2008, tổng nợ xấu tại chi nhánh là 16.178 triệu đồng, tăng 3.964 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 32,45%. Nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao làm cho giá cả thị trường có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao nên khơng kịp thanh tốn nợ cho Ngân hàng. Đến năm 2009, Chi nhánh tập trung tồn lực vào cơng tác xử lý nợ, kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, kiềm chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế mở rộng tín dụng với những khách hàng phát sinh nợ xấu. Kết quả tổng nợ xấu trong năm là 10.380 triệu đồng, giảm 5.798 triệu đồng, tương đương giảm 35,84% so với năm 2008.

Đến 6 tháng đầu năm 2010 nợ xấu lên đến 75.577 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng cao nên dư nợ cũng tăng lên bao gồm cả nợ xấu.

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

- Nợ xấu ngắn hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng.

Bởi vì DSCV của Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn nên việc nếu phát sinh tình trạng nợ quá hạn ngắn hạn cũng là điều dễ hiểu. Năm 2007 nợ xấu ngắn hạn là 11.047 triệu đồng, sang năm 2008, nợ xấu ngắn hạn là 15.189 triệu đồng, tăng 4.142 triệu đồng, tương đương tăng 37,49% so với năm 2007. Nguyên nhân là do khách hàng vay làm ăn thua lỗ, không đạt hiệu quả nên khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh cùng với những nguyên nhân chủ quan như phương án sản xuất kinh doanh khơng khả thi, nhưng cán bộ tín dụng ngân hàng vẫn quyết định cho vay. Nhưng đến năm 2009 Ngân hàng quan tâm đến việc thu nợ, gia hạn nợ, xử lý nợ quá hạn, hạn chế tối đa nợ xấu làm cho nợ xấu ngắn hạn giảm đáng kể ở mức 7.923 triệu đồng, giảm 7.266 triệu đồng, tương đương 47,84 % so với năm 2008.

- Nợ xấu trung – dài hạn: cùng với sự biến đổi nợ xấu ngắn hạn thì nợ

xấu trung – dài hạn cũng biến đổi theo. Năm 2008, nợ xấu trung – dài hạn là 989 triệu đồng, giảm 178 triệu đồng, tương đương giảm 15,34% so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ xấu trung – dài hạn tăng lên mức 2.457 triệu đồng, tăng 1.468 triệu đồng tương ứng 148,43% so với năm 2008. Các khoản vay trung hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có thời hạn tương đối dài nên việc kiểm tra sau khi cho vay phải tiến hành nhiều lần và trong thời gian tới Ngân hàng có xu hướng giảm cho vay trung – dài hạn, mở rộng tín dụng ngắn hạn nhằm tăng hiệu quả kinh

Mặc dù nợ xấu của BIDV Hậu Giang đã được kiểm sốt nhờ vào sự nỗ lực khơng ngừng của chi nhánh, đã giảm rất nhiều so với năm 2008, nhưng vẫn còn ở mức cao. Nợ xấu cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nên Ngân hàng cần tiếp tục tập trung xử lý, tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu và có kế hoạch xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề..

4.2.4.2. Tình hình nợ xấu theo phân loại nợ

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ đã tiến gần tới những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau được trích tỷ lệ dự phịng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất.

Bảng 17: CƠ CẤU NỢ XẤU THEO NHÓM CỦA NH QUA BA NĂM

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 10.593 8.035 6.591 -2.558 -24,15 -1.444 -17,97 Nợ nhóm 4 85 807 1.435 722 849 628 77,82 Nợ nhóm 5 1.536 7.335 2.354 5.799 377 -4.981 -67,91 Tổng nợ xấu 12.214 16.178 10.380 3.964 32,45 -5.798 -35,84

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Hậu Giang)

Nhìn chung, nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua có chiều hướng tăng, giảm khơng ổn định ở các nhóm nợ. Trong đó nợ nhóm 3 có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng khơng cao lắm. Năm 2008 là năm mà ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhất trong những năm qua vì chịu tác động của nhiều yếu tố: lạm phát, giá xăng dầu biến động, thiên tai… vì vậy nợ xấu của các ngân hàng nói chung và ngân hàng ĐT& PT – HG nói riêng cũng tăng lên đáng kể. Năm 2008 nợ nhóm 4 của Ngân hàng có tăng mạnh lên đến 807 triệu đồng, tăng 722 triệu đồng, tương ứng 849% so với năm 2007. Nguyên nhân là do lạm phát nên giá cả hàng hóa tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp từ đó dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thấp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trả nợ cho Ngân hàng khơng đúng hạn. Cịn đối với nợ nhóm 5 thì đây là khoản nợ có khả năng mất vốn và bị tổn thất cao. Ta thấy năm 2008 ở nhóm này

là 7.335 triệu đồng, tăng 5.799 triệu đồng, tương ứng 377% so với năm 2007. Nợ nhóm 5 tăng một phần là do nợ quá hạn năm trước và nợ nhóm 4 chuyển sang, phần khác là do khách hàng hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, kinh doanh bất động sản trong năm qua đã gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh từ đó khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đây là dấu hiệu khơng tốt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nợ xấu ngày một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng.

Sang năm 2009 Ngân hàng đã thường xuyên đánh giá lại khách hàng, giữ vững khách hàng tiềm năng hoạt động ổn định và có hiệu quả. Ngân hàng cho vay tập trung vào các ngành mũi nhọn và có tiềm năng như: cơng nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ và thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo, vì vậy cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng có khuynh hướng giảm so với năm 2008. Cụ thể: nợ nhóm 3 năm 2009 đạt 6.591 triệu đồng, giảm 1.444 triệu đồng tương ứng giảm 17,97% so với năm 2008, nợ nhóm 4 năm 2009 tuy có tăng nhưng tốc độ tăng rất ít đạt 1.435 triệu đồng, tăng 628 triệu đồng tương ứng 77,82% so với năm 2008, nợ nhóm 5 đạt 2.354 triệu đồng, giảm 4.981 triệu đồng tương ứng giảm 67,91% so với năm 2008.

Đến 6 tháng đầu năm 2010 Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay nên tình hình nợ xấu ở các nhóm nợ cũng tăng cao. Cụ thể nợ nhóm 3 lên đến 52.935 triệu đồng, nợ nhóm 4 là 399 triệu đồng, nợ nhóm 5 là 22.243 triệu đồng.

Tóm lại, nợ xấu của ngân hàng tăng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy tỷ lệ này cịn thấp nhưng các cán bộ tín dụng phải phấn đấu và tìm biện pháp xử lý để làm tỷ lệ này ngày càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu thì ngồi việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng cịn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong q trình sử dụng vốn, quản lý tốt cơng tác thu hồi nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

Cần bổ sung tình hình nợ xấu theo loại hình DN.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

các chỉ tiêu tài chính sau: dư nợ trên tổng nguồn vốn, dư nợ trên vốn huy động vịng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009

Tổng nguồn vốn triệu đồng 1.109.910 1.584.347 2.219.086

Vốn huy động triệu đồng 403.900 341.572 345.922

Doanh số cho vay triệu đồng 2.335.771 4.188.775 5.744.737

Doanh số thu nợ triệu đồng 1.887.473 3.722.014 5.132.390

Tổng dư nợ triệu đồng 1.089.612 1.556.373 2.168.720

Dư nợ bình quân triệu đồng 865.463 1.322.992 1.862.546

Nợ xấu triệu đồng 12.214 16.178 10.380 Hệ số thu nợ % 80,81 88,86 89,34 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 2,18 2,81 2,75 Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 2,70 4,56 6,27 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn Lần 0,98 0,98 0,97 Tỷ lệ nợ xấu % 1,12 1,04 0,48

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Hậu Giang)

4.3.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số tính tốn khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của ngân hàng càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì cịn rất nhiều khoản tồn động khơng sinh lãi. Ngồi ra chỉ số này cịn xác định quy mơ Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn.

+ Năm 2007 và năm 2008 một đồng vốn Ngân hàng bỏ ra thì sẽ sử dụng 0,98 đồng để cho vay.

+ Năm 2009 một đồng vốn Ngân hàng bỏ ra sẽ sử dụng 0,97 đồng cho vay. Qua đó ta thấy khả năng cho vay của Ngân hàng rất tốt, số lượng khách hàng đến vay ngày càng nhiều. Do vậy nguồn vốn của Ngân hàng phát huy được hiệu quả và tính năng động trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ tiền vốn để cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ cơ cấu dư nợ trên cho thấy định hướng phát triển của BIDV Hậu Giang là phục vụ nhiều khách hàng, nhiều đối tượng

nhằm chủ động được nguồn vốn cho vay và thu hồi vốn nhanh, tránh trường hợp vốn không sinh lời bị tồn đọng nhiều. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là tỷ số cao như thế có làm phát sinh rủi ro về thanh khoản và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng khơng? Ta cần xem xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn, hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua.

4.3.2. Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh khả năng cho vay của ngân hàng và nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Chỉ số này càng gần 1 thì càng đạt hiệu quả hơn. Khi đó Chi nhánh chủ động được hoạt động kinh doanh của mình, khơng cần phải sử dụng đến vốn điều chuyển từ hội sở với lãi suất cao.

Nhìn chung ba năm qua Ngân hàng đã có thể khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, biểu hiện là chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1. Năm 2007 bình qn cứ 2,7 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, còn lại 1,7 đồng là lấy từ nguồn vốn điều chuyển. Nếu Ngân hàng duy trì được tốc độ này thì Ngân hàng sẽ khơng lo sợ tình trạng ứ động vốn. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này đã tăng lên 4,56 lần và đến năm 2009 là 6,27 lần. Điều này cho thấy đồng vốn Ngân hàng huy động được từ dân cư phát huy hiệu quả cao nhưng việc huy động vốn khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho vay vì hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng về quy mô và doanh số qua các năm, Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở. Tuy nhiên chi phí cho số vốn điều chuyển từ Hội sở là khá cao vì thế Ngân hàng cần phải hạn chế sử dụng nguồn vốn này để có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó trong thời gian tới Ngân hàng cần không ngừng nâng cao phong cách phục vụ, tạo niềm tin thu hút khách hàng, đẩy mạnh cơng tác tun truyền quảng cáo các hình thức huy động trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ giao dịch.

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, cho biết được số tiền Ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Nhìn chung hệ số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm vẫn ở mức tương đối cao. Cụ thể, năm 2007 hệ số thu nợ của Ngân hàng đạt 80,81%, năm 2008 là 88,86% và năm 2009 là 89,34%. Đạt được kết quả như vậy là do cán bộ Ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát, thường xuyên làm việc với khách hàng trong quá trình sử dụng vốn cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Từ đó tạo uy tín trong khách hàng, nâng cao được vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt đợng. Để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng địi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

4.3.4. Tỷ lệ nợ xấu (%)

Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước, những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% thì được xem là có chất lượng tín dụng tốt.

Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng được

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)