Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang ln mở rộng cho vay đến nhiều loại hình doanh nghiệp để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần, vừa có thể phân tán rủi ro. Thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, vốn cho vay của Ngân hàng đã có mặt hầu hết các lĩnh vực kinh tế, phục vụ các doanh nghiệp và khách hàng thuộc mọi thành phần. Trong cơ cấu hoạt động cho vay cố gắng thay đổi tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh để tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế tỉnh nhà, phát huy khả năng tiềm tàng của các loại hình doanh nghiệp.

Qua tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy rõ ràng DSCV đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSCV của Ngân hàng. Điều này cho thấy kinh tế nhà nước đang mất dần tỷ trọng trong tổng DSCV. Ngược lại thành phần kinh tế là các Cty TNHH, DNTN đã dẫn đầu về doanh số cho vay cũng như về tỷ trọng. Qua đó cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng là mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế nhằm phân tán rủi ro, không tập trung cho vay đối với một thành phần kinh tế nhất định. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích nội dung của từng khoản mục cho vay để làm rõ nhận định trên:

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % DNNN 414.021 17,73 825.840 19,72 1.128.841 19,65 411.819 99,47 303.001 36,69 Cty TNHH 340.008 14,56 1.088.258 25,98 1.494.206 26,01 748.250 220,07 405.948 37,30 DNTN 213.907 9,16 271.692 6,49 371.684 6,47 57.785 27,01 99.992 36,80 Khác 1.367.835 58,55 2.002.985 47,81 2.750.006 47,87 635.150 46,43 747.021 37,29 Tổng 2.335.771 100 4.188.775 100 5.744.737 100 1.853.004 79,33 1.555.962 37,15

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Hậu Giang) Ghi chú:

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU CÁC NĂM 2008, 2009, 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng 2009/2008 6 tháng 2010/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % DNNN 252.275 20,34 298.148 18,16 9.050 0,39 45.873 18,18 -289.098 -96,94 Cty TNHH 355.174 28,64 481.754 29,34 1.013.434 43,19 126.580 35,64 531.680 110,36 DNTN 98.804 7,97 112.403 10,49 140.008 5,97 13.599 13,76 27.605 24,56 Khác 533.874 43,05 686.748 41,83 1.183.456 50,45 152.874 28,63 496.708 72,33 Tổng 1.240.127 100 1.642.053 100 2.345.948 100 401.926 32,41 703.895 42,87

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Hậu Giang)

Ghi chú:

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm DNNN CT TNHH DNTH Khác

* Doanh nghiệp nhà nước

Nhìn chung DSCV đối với loại hình doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng DSCV. Cụ thể năm 2008 doanh số này đạt 825.840 triệu đồng, tăng 411.819 triệu đồng, tương ứng 99,47% so với năm 2007. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương hoạt động có hiệu quả trong những năm gần đây nên các doanh nghiệp này đã mở rộng qui mô đầu tư. Đến năm 2009 doanh số này tăng tương đối ít, đạt 1.128.841 triệu đồng, tăng 303.001 triệu đồng, tương ứng 36,69% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 doanh số này chỉ còn 9.050 triệu đồng, giảm 289.098 triệu đồng, tương ứng giảm 96,94% so với cùng kỳ 2009. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng ít đi do thực hiện cổ phần hoá nên Ngân hàng phải xem xét lựa chọn những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả và chỉ cho vay đối với khách hàng lớn và thường xuyên của Ngân hàng.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn

Ngân hàng ngày càng quan tâm và mở rộng đầu tư với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (gồm DNTN, Cty TNHH, CTCP). Trong đó thành phần Cty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất. Sở dĩ Ngân hàng tập trung cho đối tượng này vì khả năng thu hồi vốn cao hơn và nhanh hơn so với các loại hình khác. Năm 2008, Ngân hàng giải ngân 1.088.258 triệu đồng, tăng 748.250 triệu đồng, tương ứng 220,07% so với năm 2007 và doanh số này tiếp tục tăng lên đến 1.494.206 triệu đồng vào năm 2009 tức tăng 404.948 triệu đồng, tương đương 37,3% so với cùng kỳ 2008. Khơng dừng lại ở đó trong 6 tháng đầu năm 2010 số tiền mà Ngân hàng

Hình 7: CƠ CẤU CHO VAY THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2007-2009

cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này đạt 1.013.434 triệu đồng, tăng 531.680 triệu đồng tương đương 110,36% so với cùng kỳ 2009. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh như thế là do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng có hiệu quả, tạo được nhiều uy tín cho Ngân hàng, các dự án có tính khả thi cao, Ngân hàng đã tiến hành giải ngân nhiều hơn nhằm phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng DSCV. Đồng thời Chính phủ đã có các giải pháp linh hoạt để hỗ trợ lãi suất như đưa ra các gói kích cầu, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng với mức lãi suất có thể duy trì và mở rộng sản xuất.

* Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp này rất phổ biến, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể năm 2008 doanh số này đạt 271.692 triệu đồng, tăng 57.785 triệu đồng, tương ứng 27,01% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số này đạt 371.684 triệu đồng, tăng 99.992 triệu đồng, tương ứng 36,8% so với năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh số này đạt 140.008 triệu đồng, tăng 27.605 triệu đồng tương đương 24,56% so với cùng kỳ 2009. Trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều DNTN buôn bán nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú nên nhu cầu về nguồn vốn để mở rộng đầu tư là rất lớn. Nhà nước khuyến khích kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nên nhu cầu về vốn của loại hình doanh nghiệp này tăng mạnh. Và để đáp ứng nhu cầu đó Ngân hàng đã tăng cường cho vay đối với loại hình này. Chính vì điều này đã góp phần làm tăng DSCV của Ngân hàng.

* Thành phần khác

Tăng trưởng khá nhanh qua 3 năm từ 2007 đến 2009, chiếm hơn 40%

trong tổng DSCV, trong đó chủ yếu là thành phần hộ sản xuất kinh doanh. Bởi Hậu Giang là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng chủ yếu đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, …Thêm vào đó người dân ngày càng mở rộng quy mơ sản xuất thì hình thức vay vốn của Ngân hàng khơng cịn xa lạ đối với người dân. Do vậy, thị phần đầu tư của Ngân hàng dành cho kinh tế hộ gia đình và cá nhân là rất lớn. Năm 2008 là 2.002.985 triệu đồng, tăng 46,43% so với 2007. Năm 2009 là 2.750.006 triệu đồng, tăng 743.021 triệu

1.183.456 triệu đồng, tăng 496.708 triệu đồng tương đương 72,33% so với cùng kỳ 2009. Tốc độ tăng nhanh như vậy cho thấy Ngân hàng đã mở rộng kinh doanh cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau, một mặt giúp Ngân hàng có thể phân tán rủi ro, mặt khác giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Nhìn chung, cơ cấu cho vay trên đã chứng tỏ Chi nhánh BIDV Hậu Giang ngày càng chú trọng việc đa dạng hố khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng biểu hiện qua việc cho vay DNTN và Cty TNHH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)