KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ln là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tín dụng khơng chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà cịn đóng góp vào q trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Qua các phân tích về chỉ tiêu vốn huy động, doanh số cho vay từ 2009 – 6T/2012 tại PGD Ninh kiều – Ngân hàng Nam Việt Cần Thơ cho thấy nguồn vốn huy động của PGD luôn ở mức cao, PGD có thể chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay mang về nguồn thu nhập chủ yếu cho PGD bởi nguồn thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm trên 90% tổng thu nhập của PGD.
Nguồn vốn huy động lớn địi hỏi PGD phải tìm kiếm đầu ra cho nó để cân bằng giữa huy động và cho vay, vì thế cơng tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay đa ngành nghề, đối tượng được nâng cao nhằm phân tán rủi ro tín dụng, bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn được tập trung phát triển nhiều nhất.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ trong thời gian qua tăng trưởng cao nhưng vẫn cịn tồn tại một số khiếm khuyết, đó là hiệu quả hoạt động thực sự tăng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Tại PGD Ninh Kiều cũng vậy, qua các năm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn liên tục tăng cho thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng giảm xuống, rủi ro mất vốn có nguy cơ xảy ra nếu các khoản nợ xấu không được xử lý kịp thời. Do đó, vấn đề này địi hỏi các cán bộ tín dụng cần cẩn trọng hơn trong cơng tác thẩm định tín dụng, đồng thời phải có những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả tín dụng và giảm thiểu được rủi ro
Việc thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, hồn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cần phải
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 77 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan
được chú trọng. Với chính sách phù hợp, rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho Ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều thực hiện cơng tác tín dụng đạt hiệu quả cao, với cơ chế kiểm sốt tín dụng chặt chẽ và vận dụng vào thực tiễn các nhóm giải pháp hợp lý đã được đề ra sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của PGD ngày càng được nâng cao.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt
- Tăng cường cán bộ tín dụng để giảm công việc quá tải, tạo tâm lý nhẹ nhàng làm việc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên. Và cũng nhằm cập nhật các quy định mới có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước quy định một mặt nhằm tránh những sai sót đáng tiết.
- Tăng cường công tác quảng cáo để thu hút khách hàng, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, thêm vào đó là tình trạng các ngân hàng nước ngồi hoạt đơng ngày càng mạnh mẽ trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ, Ngân hàng cần có nhiều hơn nữa các chương trình quảng cáo, thơng báo tình hình lãi suất cũng như giới thiệu các sản phẩm mới của Ngân hàng đến với công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Hiện nay ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều và việc cạnh tranh giành thị phần lẫn nhau trên thương trường là điều không tránh khỏi. Ngân hàng Nhà nước nên thường xuyên quản lý chặt chẽ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Thông qua việc quản lý này sẽ hạn chế được một số trường hợp cạnh tranh không lành mạnh như hạ thấp lãi suất hay nới lỏng điều kiện cho vay vốn để thu hút khách hàng.
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 78 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan
6.2.3 Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng
- Chính quyền địa phương cần kết hợp với ngân hàng trong việc xử lý, ký duyệt hồ sơ vay vốn, xác minh quyền sở hữu, tranh chấp và thẩm định giá tài sản trong quá trình phát mãi tài sản thu hồi nợ.
- Hỗ trợ cho ngân hàng trong việc xử lý và thu hồi nợ khó địi, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để ngân hàng thu hồi sớm vốn đã cho vay, tiếp tục cơng việc kinh doanh của mình.
- Chính quyền địa phương cần tích cực hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp những thông tin cần thiết về khách hàng cho ngân hàng, phát hiện ra những dự án kinh doanh manh tính khả thi cao, có khả năng tạo ra phúc lợi cho xã hội. Tạo điều kiện cho ngân hàng xét duyệt những hồ sơ vay vốn chính xác và có hiệu quả.
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 79 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách Đại Học Cần Thơ,
2. Th.S. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách Đại Học Cần Thơ,
3. Quách Thùy Linh (2010). Báo cáo ngành ngân hàng, Cơng ty chứng khốn
Vietcombank,
4. Th.S. Nguyễn Hữu Tâm (2008). Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế, tủ sách Đại Học Cần Thơ.