Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nam việt cần thơ phòng giao dịch ninh kiều (Trang 82 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2009 – 6T/2012

5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn thì Ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều cần có những giải pháp sau:

- Xây dựng một chiến lược khách hàng phù hợp; xác định khách hàng thân thiết, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng; cần tiến hành phân loại khách hàng: Khách hàng có uy tín, trả nợ đầy đủ, đúng hạn và khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, trả nợ trễ hạn để áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với khách hàng trả nợ tốt, tạm ngưng cho vay và tiến hành xử lý đối với khách hàng thua lỗ và khơng có thiện chí trả nợ đúng hạn.

- Chọn lọc đối tượng khách hàng để phục vụ, không chạy theo số lượng tăng dư nợ tín dụng mà phải chú trọng chất lượng tín dụng là chủ yếu.

- PGD cần tập trung nguồn vốn cho các loại hình doanh nghiệp, kinh tế cá thể luôn làm ăn ổn định và đạt hiệu quả cao. Ví dụ như: kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bách hóa tổng hợp, cho thuê nhà trọ,…

- PGD cần chú trọng cho vay các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế cá thể, tăng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động, đầu tư mở rộng sản xuất dịch vụ, hạn chế cho vay các lĩnh vực có rủi ro cao như ni trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm,…

- Phải thực hiện tốt việc tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận (kinh doanh, quản lý rủi ro, hỗ trợ kinh doanh), tuân thủ tuyệt đối các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay ngắn hạn vừa mang tính chuyên nghiệp lại giảm được tiêu cực, rủi ro.

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng ngắn hạn như: cho vay đúng mục đích, trích dự phịng rủi ro, thực hiện chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng, phân loại nợ…, không mang tính bảo thủ của thời kỳ trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay, rủi ro tín dụng rất cao, chất lượng kém. Ngồi ra, cịn phải quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như tư cách, hiệu quả kinh

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 72 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan

doanh, mục đích vay, dịng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát khoản vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính…

- PGD đang trong quá trình mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh nói chung và mở rộng tín dụng nói riêng, tuy nhiên mở rộng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, PGD phải lấy chất lượng tín dụng làm tiêu chí trọng tâm để đánh giá năng lực, trình độ, hiệu quả đối với từng cán bộ, nhân viên.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng. Hạn chế tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp nhằm tập trung cho tín dụng ngắn hạn, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

- Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng. Trong cho vay, thẩm định là yếu tố vô cùng quan trọng trong quyết định cho khách hàng vay. Đây là biện pháp tích cực nhằm hạn chế và phịng ngừa rủi ro. Bởi vì nếu đánh giá đúng khách hàng thì sẽ biết được khả năng trả nợ của khách hàng dựa vào các chỉ tiêu sau:

+ Tình hình tài chính của khách hàng.

+ Trình độ và năng lực quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp. + Tài sản đảm bảo.

+ Tính khả thi của dự án.

+ Thiện chí trả nợ của khách hàng.

- Việc chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay phải được chú trọng hơn. Để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng, trước khi cho vay, cần đánh giá kỹ lưỡng về khách hàng với tình hình hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai, đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra quyết định cho vay chính xác. Do đó, PGD cần đẩy mạnh cơng tác phân tích tài chính và xếp loại khách hàng

- Phải tuyệt đối tuân thủ quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, PGD đã quyết định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người. Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn về hoạt động kinh doanh .

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 73 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan

- Cải thiện, nâng cao cơng nghệ thơng tin, có đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện công tác này để sửa chữa kịp thời các sự cố đột ngột xảy ra hoặc cập nhật những chương trình mới như: chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín dụng, quản lý rủi ro,…đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa PGD nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng

- Giám sát khoản vay:

+ Sau khi cho vay, PGD phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thong tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro hoặc hỗ trợ khách hàng kịp thời.

+ Chủ động nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế, địa phương; đánh giá và dự báo về nhu cầu vốn, khả năng huy động vốn, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành ở địa phương. Trên cơ sở đó báo cáo cấp trên để có hướng chỉ đạo cho thời gian tới.

+ Kiểm soát chặt chẽ các đối tượng cho vay và mức tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ để tránh rủi ro về tỷ giá, lãi suất và không làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn chung của hệ thống.

- Chủ động trong công tác thu hồi và xử lý nợ: đối với các món nợ đến hạn thì cán bộ tín dụng chủ động gửi giấy báo nợ hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến khách hàng để nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc, nợ lãi đến hạn, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Việc xử lý tài sản đảm bảo cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải nợ xấu còn tồn đọng, qua đó giúp PGD bổ sung nguồn vốn trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh những giải pháp trên thì Ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều cũng cần chú trọng đến những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng như:

- PGD khơng nên tập trung vào một số ít khách hàng mà phải phân ra nhiều đối tượng khách hàng khác nhau để phân tán rủi ro.

- Cho vay hợp vốn đối với những món vay lớn, khi có rủi ro thì PGD sẽ chịu thiệt hại ít hơn thay vì một mình gánh chịu hậu quả.

GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba - 74 - SVTH: Lê Thị Hồng Loan

- Bảo hiểm tín dụng là nhằm san sẻ rủi ro cho cơng ty bảo hiểm. Các loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.

- Phải thành lập và quản lý tốt quỹ dự phòng rủi ro để giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nam việt cần thơ phòng giao dịch ninh kiều (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)