ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 68)

HUYỆN MANG THÍT QUA 3 NĂM 2008 – 2010

Sau đây là bảng số liệu về các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2010.

Bảng 9: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNNo&PTNT HUYỆN MANG THÍT NĂM 2008 - 2010

4.3.1. Đánh giá vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm của một ngân hàng. Đối với ngân hàng huyện Mang Thít ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động tăng, giảm nhẹ qua 3 năm. Năm 2008 vòng quay này là 1,27 vòng, sang năm 2009 giảm xuống còn 1,18 vòng, tức giảm 0,09 vòng so với năm trƣớc. Nguyên nhân có sự giảm nhẹ này là

Khoản mục Đơn vị tính Năm

2008 2009 2010

1. Vốn huy động Triệu đồng 175.679 191.468 228.137 2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 381.526 398.812 433.056 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 458.563 476.455 525.473 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 422.960 458.771 491.258 5. Tổng dƣ nợ cho vay Triệu đồng 378.685 396.369 430.584 6. Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 270.104 288.510 341.544 7. Dƣ nợ trung và dài hạn Triệu đồng 108.581 107.859 89.040

8. Nợ xấu Triệu đồng 7.002 3.908 4.321 9. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 332.512 387.527 413.477 10. Vịng quay vốn tín dụng Vịng 1,27 1,18 1,19 11. Hệ số thu nợ % 92,24 96,29 93,49 12. Dƣ nợ/ Vốn huy động Lần 2,16 2,07 1,90 13. Dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn % 99,26 99,39 99,43 14. Dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ % 71,33 72,79 79,32 15. Dƣ nợ trung và dài hạn/ Tổng dƣ nợ % 28,67 27,21 20,68 16. Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ % 1,85 0,99 1,00

nên làm cho vòng quay giảm 0,09 vịng. Thêm vào đó, năm 2009 ngân hàng mở rộng cho vay trung, dài hạn nhiều hơn so với năm 2008 cụ thể doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng 8,07% so với năm trƣớc nên nó làm ảnh hƣởng vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Đến năm 2010, chỉ tiêu này đạt 1,19 vòng, tăng lên 0,01 vòng so với năm trƣớc. Điều này có thể lý giải là do doanh số thu nợ năm 2010 có sự tăng trƣởng hơn so với tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân nên làm vịng quay vốn tăng. Nhìn chung, năm 2009 và 2010 đều có sự tăng trƣởng cả về doanh số thu nợ và dƣ nợ bình quân nên làm cho tốc độ luân chuyển vốn giảm xuống so với năm 2008.

4.3.2. Đánh giá hệ số thu nợ

Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá đƣợc công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Vì vậy, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, nếu hệ số này quá thấp cho thấy nợ quá hạn càng nhiều và ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tín dụng. Qua bảng 9, ta thấy công tác thu nợ của Ngân hàng huyện Mang Thít đạt kết quả khá tốt, biểu hiện qua hệ số thu nợ hằng năm đều trên 92%. Do ngân hàng chủ yếu cho ngắn hạn nên hệ số này càng cao sẽ càng tốt vì điều đó chứng tỏ đa số các khoản tín dụng ngắn hạn giải ngân đã thu về đƣợc khi đáo hạn. Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng không biến động mạnh và tƣơng đối ổn định qua các năm. Trong đó, năm 2009 đạt kết quả cao nhất với 96,29%. Nếu nhƣ năm 2008, 100 đồng cho vay thì đến hạn thu nợ ngân hàng chỉ thu về đƣợc 92,24 đồng thì năm 2009 100 đồng cho vay đến hạn sẽ thu về đƣợc 96,29 đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tốc độ tăng của doanh số cho vay đạt 1,03 lần trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ là 1,09 lần nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay là 0,06 lần. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do sự quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo cũng nhƣ sự nỗ lực hồn tốt nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng, thực hiện tốt qui trình cho vay và quản lý sau cho vay. Nhờ đó mà việc thu nợ đạt đƣợc kết quả tốt nhƣ vậy. Tuy nhiên, tình hình có chút biến chuyển trong năm 2010, hệ số này có chiều hƣớng giảm xuống và đạt 93,48% tức khi cho vay 100 đồng thì đến hạn thu nợ ngân hàng sẽ thu về 93,48 đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay năm này tăng nhanh doanh số thu nợ nên

làm cho hệ số thu nợ giảm xuống. Cụ thể, tốc độ tăng của doanh số cho vay đạt 1,10 lần trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ đạt 1,07 lần.

4.3.3. Đánh giá tổng dƣ nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nhận xét thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của ngân hàng còn thấp đƣợc thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Năm 2008 bình quân 2,16 đồng dƣ nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Bƣớc sang năm 2009 và 2010, chỉ số này chƣa có sự cải thiện đáng kể mà chỉ giảm nhẹ xuống tƣơng ứng 2,07 và 1,90 lần. Trong hoạt động của Ngân hàng huyện Mang Thít thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Mặc dù, chỉ số này có sự sụt giảm qua các năm nhƣng vẫn còn quá lớn. Tuy nguồn vốn huy động đã có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của khách hàng. Cụ thể, năm 2010 bình quân 1,90 đồng dƣ nợ cũng chỉ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng NNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long là rất lớn (vốn điều chuyển chiếm trên 45% tổng nguồn vốn mỗi năm). Điều này đã làm ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí phải trả cho vốn huy động. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ngân hàng phải hết sức cố gắng trong công tác huy động vốn trong thời gian tới để vừa có thể nâng cao lợi nhuận, vừa chủ động đƣợc nguồn cung tín dụng, tránh sự chủ quan vào nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

4.3.4. Đánh giá tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay khơng. Ngân hàng NNo&PTNT huyện Mang Thít ra đời nhằm mục đích cung cấp vốn phục vụ cho việc phát triển nơng nghiệp, nơng thơn huyện Mang Thít. Đến nay, nghiệp vụ cấp tín dụng vẫn là nghiệp vụ chính của Ngân hàng, nó vừa cung cấp vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngƣời dân, vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này giải thích vì sao chỉ tiêu dƣ nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng 3 năm qua luôn đạt mức cao, cụ thể năm 2008 đạt 99,26%, năm 2009 đạt 99,39% và năm 2010 đạt mức 99,43%. Những năm qua, Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trị của mình, góp phần phát triển kinh tế của huyện Mang Thít.

4.3.5. Đánh giá dƣ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ

Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể xác định đƣợc cơ cấu cho vay của một ngân hàng. Qua bảng 9, ta thấy dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dƣ nợ (trên 70%) và có xu hƣớng tăng theo thời gian. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn ngắn hạn của ngƣời dân tăng cao và nhằm để giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Ngƣợc lại, dƣ nợ trung và dài hạn lại có xu hƣớng giảm dần, một phần do số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn dài chƣa nhiều, một phần do chƣa có thêm nhiều dự án lớn mới trong khi nhiều món vay cũ đã đáo hạn. Chính vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa dƣ nợ cho vay với thời hạn dài trong những năm tới vì xã hội càng phát triển, nhu cầu đầu tƣ sửa chữa, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, xây dựng mới ngày càng nhiều. Nếu chỉ cho vay ngắn hạn thì các khách hàng khơng thể thu hồi kịp vốn để hoàn trả cho ngân hàng dẫn đến hiệu quả đầu tƣ của khách hàng giảm, ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải làm tốt khâu thẩm định đối với những dự án lớn để tránh những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra từ phía khách hàng.

4.3.6. Đánh giá nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhƣng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng khơng đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Từ bảng 9 ta thấy dƣ nợ của ngân hàng tuy có biến động tăng giảm qua 3 năm nhƣng vẫn ở mức thấp (dƣới 1,9%/năm). Năm 2009 tuy dƣ nợ có sự tăng trƣởng nhƣng nợ xấu vẫn đƣợc khống chế ở mức tƣơng đối tốt 0,98%, giảm 0,87% so với năm 2008. Do năm 2009 nền kinh tế đạt đƣợc những bƣớc phục hồi đáng kể nhờ đó mà việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng cũng đạt kết quả khả quan hơn nên hạn chế đƣợc các khoản nợ quá hạn. Đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu có sự tăng nhẹ nhƣng vẫn ở mức thấp 1,00%. Trong 3 năm qua ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đƣợc duy trì ở mức tốt. Kết quả đó chứng minh rằng cơng tác thẩm định khách hàng, thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng là rất hiệu quả và đảm bảo tính trung thực. Đồng thời, phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng nhƣ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng là khá tốt.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT HUYỆN MANG THÍT 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1. Đối với cơng tác huy động vốn

Qua phân tích cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng nên phải sử dụng đến lƣợng vốn điều chuyển khá lớn. Do đó, ngân hàng cần phải đề ra những chính sách hợp lý để có thể đảm bảo nguồn vốn huy động đủ đáp ứng cho hoạt động tín dụng, hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển.

Tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động (chiếm từ 74% - 82%), đây là nguồn vốn dồi dào nhất của ngân hàng. Từ đó, cho thấy ngân hàng cần phải có nhiều chính sách để thu hút loại tiền gửi này nhằm đảm bảo mục tiêu về huy động vốn.

Bên cạnh đó, tiền gửi thanh tốn của cá nhân và các tổ chức kinh tế cũng là một nguồn tiền quan trọng giúp nâng cao nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, hiện tại ở ngân hàng vẫn chƣa phát triển lắm đối với mảng tiền gửi thanh toán của cá nhân bởi lẽ các dịch vụ hỗ trợ cho việc thanh toán nhƣ thẻ thanh toán, điểm đặt máy ATM,…ở địa bàn huyện vẫn chƣa nhiều. Nhiều ngƣời dân vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với cách sử dụng các sản phẩm này.

5.1.2. Đối với công tác sử dụng vốn

 Đối với doanh số cho vay: Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng, doanh số năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chỉ tập trung mạnh vào tín dụng ngắn hạn, các khoản vay trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay. Nhƣng xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tƣ, mở rộng quy mơ kinh doanh, xây dựng mới, mở rộng trang trại…càng nhiều do đó nhu cầu vốn trung - dài hạn cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung - dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở huyện nhà.

 Đối với doanh số thu nợ: cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, doanh số thu nợ của ngân hàng đều tăng hằng năm. Nếu xét theo thời hạn, ta thấy

doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nếu xét theo ngành kinh tế, ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đó là ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, cịn lại là ngành thƣơng nghiệp dịch vụ và ngành khác. Nguyên nhân là do sự nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, làm tốt cơng tác lƣợng hóa rủi ro tín dụng của khách hàng qua việc thực hiện tốt quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, liên hệ với khách hàng thƣờng xuyên để đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ,....

 Nợ xấu: có biến động tăng giảm qua các năm nhƣng nhìn chung vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dƣ nợ của ngân hàng, tuy vậy nhƣng ngân hàng cần phải nỗ lực để giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa. Từ đó, Ngân hàng có thể giảm bớt những tổn thất từ phía khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động của mình. Để có thể làm đƣợc điều này thì ngân hàng phải thực hiện tốt quy trình cho vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý giám sát sau cho vay đối với khách hàng. Từ đó có thể nắm bắt một cách kịp thời những thay đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài những hạn chế đã nêu ở trên trong cơng tác huy động vốn và cấp tín dụng thì cịn một số khó khăn khác mà ngân hàng cần phải khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và hạn chế phần nào những rủi ro có thể gặp phải. Đó là những khó khăn về:

 Do số lƣợng cán bộ tín dụng tại ngân hàng ở huyện cũng nhƣ các phòng giao dịch vẫn cịn ít, vì thế khơng tránh khỏi tình trạng q tải cơng việc từ đó làm cho hiệu quả cơng việc giảm xuống do không thể quản lý hết tất cả các món vay trên một địa bàn rộng. Điều này làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

 Trong năm 2010 tình hình lãi suất trên thị trƣờng biến động khá phức tạp. Các ngân hàng khác trên địa bàn huyện thi nhau thực hiện việc cạnh tranh lãi suất đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi làm cho áp lực cạnh tranh của Ngân hàng NNo&PTNT huyện Mang Thít là rất lớn. Mức lãi suất các ngân hàng này đƣa ra có khi cao hơn cả những qui định của Ngân hàng nhà nƣớc nhằm thu hút nguồn vốn về phía họ. Trong khi đó, Ngân hàng huyện Mang Thít ln tn thủ đúng qui định của cấp trên nên có phần gặp khó khăn trong huy động vốn.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT HUYỆN MANG THÍT

5.2.1. Biện pháp nâng cao nguồn vốn huy động

Để có thể chủ động về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng và mở rộng qui mơ tín dụng thì ngân hàng cần phải nâng cao khả năng huy động vốn của mình để một mặt đáp ứng nhu cầu vốn càng cao của ngƣời dân, mặt khác giúp ngân hàng giảm bớt sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Qua q trình phân tích ở trên cho thấy ngân hàng có thể thực hiện những giải pháp sau nhằm nâng cao nguồn vốn huy động của mình.

 Lãi suất là một công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó việc xác định lãi suất đầu vào thích hợp là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong từng thời kỳ, ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất một cách linh hoạt phù hợp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)