Chương 1 : GIỚI THIỆU
4.2 Phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT huyện Cái Bè
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập nên đòi hỏi một lượng vốn
lớn để đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư công nghệ, đầu tư con người.. Việc tạo ra một nguồn vốn lớn để đầu tư là rất khó khăn nhưng đầu tư vào đâu và như thế nào lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, song song với cơng tác huy động vốn thì cơng tác đầu tư
được xem là công tác mũi nhọn của chi nhánh. Để đánh giá cơng tác đầu tư tín dụng của chi nhánh chúng ta đi vào phân tích tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm 2007-
2009:
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động của Ngân hàng, thị phần mà Ngân hàng chiếm được trên thị trường tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của người dân ngày càng tăng cùng với việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của
Ngân hàng ngày càng tăng. Doanh số cho vay năm 2008 đạt được 956.827 triệu đồng tăng 139.998 triệu đồng hay tăng 17,1% so với năm 2007, không dừng lại ở đó
doanh số cho vay năm 2009 đạt đến 1.131.745 triệu đồng tăng 174.918 triệu đồng
tương đương tăng 18,3% so với năm 2008. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước
chứng tỏ Ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay làm cho doanh số cho vay không ngừng tăng lên.
Ngân hàng đã có những chính sách đúng đắn về cho vay, định hướng kinh doanh
của Chi nhánh là phù hợp với thực tế, cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, qua nhiều hoạt động đã tạo lòng tin cho khách hàng nên lượng khách hàng
Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm So sánh So sánh
2008/2007 2009/2008
Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%)
2007 2008 2009 Doanh số 816.529 956.827 1.131.745 139.998 17,1 174.918 18,3 cho vay Doanh số 717.719 916.173 1.086.278 198.454 27,6 170.105 18,6 thu nợ Dư nợ 585.495 626.149 671.616 40.654 6,9 45.467 7,3 Nợ xấu 2.284 9.490 6.780 7.206 315,5 -2.710 -28,5 (Nguồn: Phịng tín dụng) Doanh số thu nợ
Thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, thu hồi nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luận chuyển vốn trong lưu thông. Số thu nợ phụ thuộc vào kỳ hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Doanh số thu nợ càng lớn, càng tiến gần về doanh số cho vay cho thấy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhìn chung, trong 3 năm qua doanh số thu nợ liên lục tăng. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ đạt 717.719 triệu đồng đến năm 2008 đã tăng lên 916.173 triệu
đồng tức tăng 198.454 triệu đồng hay tăng 27,6%, sang năm 2009 doanh số thu nợ đã đạt đến con số 1.086.278 triệu đông tức tăng 170.105 triệu đồng tương ứng tăng
18,6% so với năm 2008. Mức thu nợ của Ngân hàng tăng qua từng năm là do đã có
những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình thức phương pháp giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm cách giải quyết
để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ tín dụng rất tín dụng rất
khả quan cũng phải tính đến việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hơn nên khả năng trả nợ cũng cao hơn.
Dư nợ
Là khoản vay mà khách hàng chưa thanh toán vào thời điểm 31/12 các năm. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết tình hình cho vay, thu nợ như thế nào đến thời điểm báo cáo và nó cũng cho biết số nợ mà Ngân hàng phải thu từ khách hàng.
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình dư nợ qua 3 năm luôn tăng. Năm 2007 dư nợ là 585.495 triệu đồng, đến năm 2008 dư nợ tăng lên 626.149 triệu đồng hay tăng
40.654 triệu đồng tương đương tăng 6,9% so với năm 2007. Dư nợ năm 2009 tiếp tục
tăng đến 671.616 triệu đồng tức tăng 45.467 triệu đồng hay tăng 7,3% so với năm 2008. Dư nợ không ngừng tăng qua các năm là do Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mơ
tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đáp ứng nguồn vốn cho mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Từ đó làm cho dư nợ tăng đều qua các năm giúp tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Tuy nhiên, nhình chung mặc dù dư nợ tăng đều qua các năm nhưng tăng với tốc độ
chưa cao chỉ tăng 6,9% vào năm 2008 và tăng 7,3% vào năm 2009. Nguyên nhân là do hai năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh phát sinh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng khơng ít đến việc sản xuất kinh doanh của người dân
trên địa bàn huyện gây khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu sử dụng vốn vay cũng không nhiều.
Nợ xấu
Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ xấu là không thể tránh khỏi. Nợ xấu phát sinh là do nhiều nguyên nhân bao gồm khách quan lẫn chủ quan. Nhưng nhìn chung
đây là mối quan tâm thường xuyên của các Ngân hàng. Bởi vì nếu nợ xấu phát sinh vượt mức cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn của Ngân hàng.
Trong 3 năm qua, tình hình nợ xấu có những chuyển biến như sau: năm 2007
nợ xấu là 2.284 triệu đồng sang năm 2008 nợ xấu đã tăng lên 9.490 triệu đồng tức
bệnh hoành hành trong sản xuất nông nghiệp như rầy nâu gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, vườn trái cây bị thất mùa, giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, cây con giống, thuốc trừ sâu,…tăng nhanh. Giá nơng sản có tăng nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng cũng do một số hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn thua lỗ; một số doanh nghiệp
làm ăn không hiệu quả dẫn đến phá sản, khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Ngoài ra, trong tình hình đó do chủ trương của Ngân hàng chuyển dịch định tính các
nhóm nợ để trích lập dự phịng rủi ro làm cho nợ xấu tăng lên đáng kể.
Đến năm 2009, tình hình nợ xấu đã giảm xuống còn 6.780 triệu đồng tức giảm
2.710 triệu đồng hay giảm 28,5% so với năm 2008. Đây là chuyển biến tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Ngân hàng kết hợp với tổ liên doanh, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các cam kết trả nợ cũng như đôn đốc khách hàng để thu hồi nợ xấu.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0&PTNT HUYỆN CÁI BÈ
Doanh số cho vay ngắn hạn
Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động lên cao thì Ngân hàng cần phải
chú ý đến việc tìm kiếm đầu ra, nghĩa là Ngân hàng phải làm sao đảm bảo được sự cân đối giữa nguồn vốn huy động được và việc sử dụng vốn để đảm bảo thu lợi
nhuận và trả lãi cho khách hàng. Nếu khơng tìm được đầu ra thì Ngân hàng sẽ rơi
vào tình thế bị động và sẽ không trả được lãi cho khách hàng có thể dẫn đến mất khả
năng thanh toán và nghiêm trọng hơn là bị phá sản. Doanh số cho vay qua các năm
không ngừng tăng lên. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng, đây là hoạt động chính mang lại thu nhập cho Ngân hàng.
Do đặc thù của huyện Cái Bè là một huyện ở nông thôn nên phần lớn người dân
sống bằng nghề nông, trong những năm qua nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển nên nhu cầu vay vốn của người dân để phục vụ mở rộng sản xuất cũng tăng lên. Chính vì vậy mà NHN0&PTNT huyện Cái Bè cố gắng mở rộng các hình thức
Bảng 4: TÌNH HÌNH VAY VỐN NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT QUA 3
NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm So sánh So sánh
2008/2007 2009/2008
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (%) Số tiền (%)
Doanh số 424.241 480.707 676.109 56.466 13,3 195.402 40,6 cho vay Doanh số 388.457 425.719 643.157 37.262 9,6 217.438 51,1 thu nợ Dư nợ 291.957 346.945 379.897 54.988 18,8 32.952 9,5 Nợ xấu 837 5.965 2.880 5.128 612,7 -3.085 -51,7 (Nguồn: Phịng tín dụng)
cho vay để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Doanh số cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì
đa số khách hàng là nông dân. Họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc vườn,…mà nhu cầu vốn đối với hoạt động này thường không cao nhưng do số lượng khách hàng đông nên tổng giá trị tiền vay của Ngân hàng lớn. Thời gian hoàn
vốn của cho vay ngắn hạn là tương đối ngắn và lãi suất thấp hơn cho vay trung - dài hạn.
Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 424.241 triệu đồng; sang năm 2008 tăng lên 480.707 triệu
đồng tức tăng 56.466 triệu đồng tương đương tăng 13,3% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 676.109 triệu đồng, tức tăng 195.402
triệu đồng với tỷ lệ tăng 40,6% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cơ sở ngày càng phát triển dẫn đến doanh số cho vay không ngừng tăng nhanh.
Việc cho vay ngắn hạn mặc dù thời gian hồn vốn nhanh, nhưng một khi có biến cố xảy ra đối với hộ sản xuất thì họ khó có thể tìm được nguồn vốn trả nợ. Vì thế, nguy cơ dẫn đến nợ xấu cho Ngân hàng cũng rất cao.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Với phương châm “Chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” thì cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ, ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay của cán bộ tín dụng. Do đó, cơng tác thu hồi nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng.
Năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất đạt 388.457 triệu đồng. Đến năm 2008, doanh số thu nợ tăng 37.262 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 9,6%. Sang năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng so với năm 2008 là
217.438 triệu đồng, tương ứng tăng 51,1%. Đây là một kết quả khả quan cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của hộ sản xuất. Đồng thời, kết quả này cho thấy hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng trong việc thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời thu nợ khi đáo hạn.
Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn là rất quan trọng vì thời gian thu hồi vốn
nhanh, đảm bảo cho Ngân hàng có nguồn vốn để tái đầu tư. Thời gian cho vay ngắn
có tác dụng giảm rủi ro cho món vay, tạo sự an toàn cho nguồn vốn đầu tư của Ngân
hàng. Do đó, chủ trương của Ngân hàng là tăng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản
xuất trong những năm sắp đến nhằm đảm bảo vịng quay vốn tín dụng được nhanh
để mở rộng tái đầu tư.
Dư nợ ngắn hạn
Như chúng ta đã biết, dư nợ là số tiền Ngân hàng cho vay mà chưa thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo. Hay nói cách khác, dư nợ là số tiền khách hàng còn
thiếu nợ Ngân hàng bao gồm nợ trong hạn và nợ xấu. Nếu dư nợ trong hạn càng lớn thể hiện khả năng cho vay của Ngân hàng càng cao và Ngân hàng có vai trị rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
Dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ
ngắn hạn của hộ nông dân là 291.957 triệu đồng; năm 2008 đạt 346.945 triệu đồng, tức tăng 54.988 triệu đồng tương đương tăng 18,8% so với năm 2008. Đến năm
2009 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 379.897 triệu đồng, tức tăng 32.952 triệu đồng, tỷ
lệ tăng 9,5% so với năm 2008. Dư nợ ngắn hạn tăng trong những năm qua là do nhu cầu
để đầu tư sản xuất kinh doanh cao nên nhu cầu vốn tăng theo. Hơn nữa, trong thời gian
qua Huyện đã áp dụng nhiều mơ hình sản xuất hiệu quả như: 2 vụ lúa 1 vụ màu, tăng thu nhập trên cánh đồng, chăn nuôi heo, tận dụng thời gian nhàn rỗi đã làm tăng dư nợ.
Nợ xấu ngắn hạn
Trong hoạt động tín dụng, nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Một khi nợ xấu vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ làm tăng rủi r, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng đối với hộ sản xuất qua
3 năm như sau:
Nợ xấu ngắn hạn là tình trạng nợ đến hạn trả nhưng khách hàng không thể trả được nợ và số nợ đó sẽ được chuyển thành nợ xấu. Nợ xấu theo quy định là các khoản nợ
được xếp vào các nhóm nợ 3,4,5. Xét theo thời hạn tín dụng thì ngắn hạn được cho vay
nhiều nhất nên nợ xấu phát sinh cũng tăng theo.
Năm 2007, nợ xấu ngắn hạn là 837 triệu đồng; sang năm 2008 thì nợ xấu ngắn hạn lại lên đến 5.965 triệu đồng, tức tăng 5.128 triệu đồng với tỷ lệ tăng 612,7% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ý thức trả nợ của khách hàng chưa cao, ảnh hưởng của dịch bệnh,…làm cho người dân bị thiệt hại nặng nề trong sản xuất kinh doanh. Do đó, họ khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn hoặc do thu hoạch trễ nên người dân
chưa có tiền trả nợ. Đến năm 2009, nợ xấu đã giảm được 3.085 triệu đồng tức giảm 51,7%
so với năm 2008.