CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu được đặc điểm của từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.
Qua bảng 5 ta thấy ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay đối với hầu hết các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hợp tác xã (HTX), và hộ sản xuất kinh doanh,cá nhân. Doanh số cho vay ngắn hạn của hầu hết các thành phần kinh tế này đều tăng qua các năm phù hợp với mục tiêu của ngân
hàng đã đề ra. Trong đó cho vay đối với loại hình hộ sản xuất kinh doanh, cá
nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
Đây là thành phần kinh tế có doanh số cho vay cao thứ hai trong cơ cấu
doanh số cho vay theo thành phần kinh tế và hiện có xu hướng tăng dần qua các
năm. So với năm 2008 thì doanh số cho vay năm 2009 tăng 58,87%. Sau đó lại
tiếp tục tăng vào năm 2010 với con số cũng khá cao 46,82%. Nguyên nhân cho
vay đối với thành phần kinh tế này tăng là do mục tiêu mở rộng cho vay đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Đồng thời trong những năm qua
trên địa bàn quận có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập như: DNTN Nguyễn
Lộc sản xuất và kinh doanh nhựa, doanh nghiệp thủy sản Panga Mê Kông kinh doanh nuôi trồng chế biến và xuất khẩu thủy sản, DNTN Công lập xây dựng và
cưa xẻ mua bán gổ, DNTN xăng dầu Chính Giang....nên nhu cầu về vốn là rất
cao. Vì vậy mà cho vay đối với đối tượng này liên tục tăng trong những năm qua. Mặc khác cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp cũng hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng)
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNTN 27.060 14,15 42.990 17,92 63.120 17,53 15.930 58,87 20.130 46,82 HTX 12.950 6,77 19.453 8,11 44.532 12,37 6.503 50,22 25.079 128,92 Hộ SXKD, cá nhân 145.693 76,19 172.713 71,98 234.122 65,03 27.020 18,55 61.409 35,56 Khác 5.520 2,89 4.777 1,99 18.266 5,07 -743 -13,46 13.489 282,37 Tổng 191.223 100,00 239.933 100,00 360.040 100,00 48.710 25,47 120.107 50,06
- Hợp tác xã
Doanh số cho vay đối với HTX chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số cho vay đối với HTX lại liên tục tăng qua ba năm. Trong đó tăng cao nhất vào năm 2010, tăng 128,92%,
cơ cấu cho vay với loại hình này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do loại hình HTX trên địa bàn quận có khuynh hướng mở rộng, góp phần quan trọng cho kinh tế quận trong những năm
gần đây. Cho nên ngân hàng cũng rất thích thú trong cho vay đối với thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó do chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, ngân hàng
đã tăng cường khối lượng cho vay trong đó cũng tăng cường cho vay đối với
thành phần kinh tế HTX. Vì vậy làm cho doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng qua các năm.
- Hộ sản xuất kinh doanh, cá thể
Đây là đối tượng khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT quận Cái răng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm trên 60% tổng doanh số. Bởi đây là quận còn nhiều người dân sống bằng nghề nông nghiệp và sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Do vậy ngân hàng rất chú trọng đầu tư đối với những hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Xét về cơ cấu doanh số cho vay loại hình này thì có xu hướng giảm đi, tuy nhiên doanh số cho vay của nó ln tăng qua ba năm, năm 2009 tăng 18,55% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cá thể tiếp tục tăng lên đạt mức 35,56% so với năm 2009. Điều này phù hợp với tiêu chí của
NHNo&PTNT là cho vay để phát triển nơng nghệp. Vì vậy cho vay đối với thành
phần kinh tế này chủ yếu để các hộ đầu tư cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, chăn nuôi và mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
các nơi như: Ba Láng, Phú Thứ. Cấp vốn cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như mở
quán cà phê, cửa hàng tạp hóa…tập trung ở phường Lê Bình.
- Ngồi ra ngân hàng còn cho vay đối với một số thành phần kinh tế khác
như công ty cổ phần, công ty TNHH…những thành phần này không chỉ chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng mà còn biến động thất thường qua ba năm. Do những công ty lớn, hoạt động hiệu quả trên địa bàn
đa phần có quan hệ lâu dài với những ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh
tại thành phố Cần Thơ vì những ngân hàng này mới có được nguồn vốn lớn đáp
ứng được nhu cầu của họ. Chỉ còn lại những công ty nhỏ kinh doanh, hoạt động
kém hiệu quả, vì vậy ngân hàng khơng chú trọng cho vay những thành phần kinh tế này cũng như không nằm trong mục tiêu của ngân hàng đã đề ra.
Tóm lại, cho vay ngắn hạn đối với mỗi thành phần kinh tế qua ba năm có xu
hướng gia tăng cho thấy ngân hàng từng bước mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn ở tất cả các lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay này lại giảm qua các năm còn tỷ trọng cho vay đối với DNTN lại liên tục tăng cho thấy ngân hàng đang cố gắng cân bằng cơ cấu cho vay theo tành phần kinh tế của mình. Chuyển dần tỷ trọng từ cho vay hộ sản xuất kinh doanh sang DNTN nhưng vẩn không làm giảm khối
lượng cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên gia tăng về mặt tín
dụng cũng đặt chi nhánh vào một thử thách mới đó là trình độ quản lý điều hành của các nhà quản trị, trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng phải khơng
ngừng được tăng lên nhằm thu hồi các khoảng nợ đúng thời hạn cho vay. Có như vậy ngân thì hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đạt được chất lượng tốt.