Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông quận cái răng (Trang 48)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

4.2.3.1. Tình hình dư nợ ngắn hạn chung

Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo (bao gồm các khoảng vay

chưa đến thời hạn thanh toán, các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn được

gia hạn thời hạn trả nợ...). Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ

tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ.

Bảng 8: Dư nợ ngắn hạn qua ba năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 153.673 220.223 296.391 66.550 43,3 76.168 24,6 Ngắn hạn 100.314 143.200 218.015 42.885 42,8 74.816 52,2 Trung hạn 53.359 77.024 78.376 23.665 44,3 1.352 1,8

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng)

Tình hình dư nợ của ngân hàng trong ba năm qua đều tăng trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định. Cụ thể, năm

2009 dư nợ ngắn hạn đạt 143.200 triệu đồng tăng 42,8% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 218.015 triệu đồng tăng 52,2% so với năm 2009. Điều này cho thấy tình

hình tín dụng của ngân hàng tăng trưởng rất tốt, tín dụng ngày càng được mở rộng ra trên địa bàn quận phù hợp với mục tiêu của ngân hàng đã đề ra. Tuy nhiên, dư nợ tăng cao cũng đã tạo áp lực lớn trong việc huy động vốn của ngân hàng để đảm bảo nhu cầu vốn của khách hàng trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân dư nợ tăng cao như vậy là do những năm gần đây quận Cái Răng có nhiều

dự án đầu tư được triển khai, nhiều doanh nghiệp thành lập mới đi vào hoạt động, nhu cầu vốn tăng lên dẩn đến việc doanh số cho vay trong những năm qua tăng mạnh, tốc độ thu hồi nợ cũng tăng nhưng còn thấp so với mức tăng của doanh số cho vay dẫn đến dư nợ tăng qua các năm.

4.2.3.2. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn chung thì tình hình dư nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu ở loại hình hộ sản xuất kinh doanh chiếm trên 50% tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Kế đến là các loại hình DNTN, HTX, và các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể như sau:

Bảng 9: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng)

Năm Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNTN 4.840 4,82 23.250 16,24 47.618 21,84 18.410 380,37 24.368 104,81 HTX 2.950 2,94 15.325 10,70 33.766 15,49 12.375 419,49 18.441 120,33 Hộ SXKD, cá thể 88.363 88,09 98.886 69,05 123.476 56,64 10.523 11,91 24.590 24,87 Khác 4.161 4,15 5.739 4,01 13.155 6,03 1.578 37,92 7.416 129,22 Tổng 100.314 100,00 143.200 100,00 218.015 100,00 42.886 42,75 74.815 52,25

- Doanh nghiệp tư nhân

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này

tăng mạnh qua các năm. Do các doanh nghiệp này thời gian qua đã đẩy mạnh tăng cường nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất ngay khi nền kinh tế dần được hồi phục. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã được thành lập mới

cần vốn để đi vào hoạt động đã góp phần khiến cho dư nợ của loại hình này tăng lên trong những năm vừa qua. Đặc biệt trong năm 2009 với chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đối với doanh nghiệp làm cho dư nợ năm này tăng lên đột biến 380,37%. Từ đó cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mơ tín dụng

đối với DNTN và loại hình này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong danh

mục đầu tư của ngân hàng.

- Tương tự như DNTN, HTX cũng có dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng

mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 419,49%, năm 2010 tăng 120,33%. Nguyên nhân là do loại hình HTX trên địa bàn quận đang có xu hướng mở rộng

trong tương lai. Nên doanh số cho vay của loại hình này tăng lên dẫn đến dư nợ

cũng tăng theo. Tuy nhiên dư nợ đối với HTX năm 2009 tăng cao như vậy một phần là do doanh số thu nợ của của HTX trong năm này tăng trưởng q thấp, vì vậy tăng trưởng tín dụng của loại hình này có độ an tồn chưa cao.

- Hộ sản xuất kinh doanh, cá thể

Là lĩnh vực có số dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng. Dư nợ này tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng còn thấp so với các thành phần kinh tế khác. Năm 2009 tăng 11,91% so với năm 2008, năm

2010 tăng 24,87% so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ tăng là do nhu cầu về

vốn của cá nhân thời gian qua tăng lên, mục đích để phục vụ cho q trình sản suất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng... nhưng tốc độ tăng không cao so với các thành phần kinh tế khác là do doanh số cho vay của thành phần kinh tế này những năm qua tăng thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác.

Nhìn chung thì tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT quận Cái Răng có sự tăng trưởng rõ rệt qua ba năm. Trong đó loại hình DNTN, HTX có tốc độ tăng khá mạnh trong khi dư nợ đối với hộ sản xuất

kinh doanh tăng tương đối ít. Mặc khác tỷ trọng dư nợ của hộ sản xuất kinh

năm 2010 là 56,64%. Cho thấy cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

của ngân hàng đang có sự chuyển dịch từ hộ sản xuất kinh doanh sang các thành phần kinh tế khác. Sự chuyển dịch này cũng góp phần tích cực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

4.2.4. Nợ xấu ngắn hạn

Bảng 10: Nợ xấu ngắn hạn qua ba năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 7.674 3.406 2.543 -4.268 -55,6 -863 -25,3 Ngắn hạn 5.885 2.229 1.569 -3.656 -62,1 -660 -29,6 Trung hạn 1.789 1.177 974 -612 -34,2 -203 -17,2

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng)

Vấn đề nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho ngân hàng biết khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nên khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng, nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng lớn và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng

kém. Do đó, trong q trình sản xuất kinh doanh thì ngân hàng phải tập trung

kiểm soát được vấn đề nợ xấu.

Tất cả các ngân hàng trong quá trình hoạt động đều tồn tại nợ xấu cịn ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi ngân hàng như: lựa chọn khách

hàng, công tác kiểm tra giám sát nợ vay, đảm bảo tiền vay, lập quỹ dự phòng rủi

ro... Cơ cấu nợ xấu của mỗi ngân hàng cũng khác nhau, đối với NHNo&PTNT

quận Cái Răng Nợ xấu ngắn hạn chiếm phần lớn tổng nợ xấu.

Năm 2008 chiếm 76,7%, năm 2009 chiếm 65,4% và năm 2010 chiếm

61,7% tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do chi nhánh cho vay chủ yếu trong ngắn hạn.

Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh

đang có những chuyển biến tích cực, nợ xấu ngắn hạn giảm dần qua các năm. Năm 2009 là 2.229 triệu đồng giảm 62,1% so với năm 2008. Năm 2010 là 1.569

triệu đồng giảm 29,6% so với năm 2009. Điều này biểu hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng từng bước được nâng lên, hoạt động tín dụng của ngân hàng trở

nên ít rủi ro hơn. Để đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng do đó cơng tác thẩm

định và kiểm sốt món vay luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín

dụng ln tích cực trong việc đơn đốc nhắc nhở thu hồi nợ quá hạn, từ đó nợ xấu giảm đáng kể.

4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU MỘT SỐ CHỈ TIÊU

Bảng 11 : Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn

Chi tiêu Đơn vị

tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Nợ xấu Trđ 5.885 2.229 1.569 2. Dư nợ Trđ 100.314 143.200 218.015 3. Tổng vốn huy động Trđ 191.498 197.937 269.961 4. Doanh số thu nợ Trđ 184.863 197.047 285.225 5. Dư nợ bình quân Trđ 97.134 121.757 180.608

6. Doanh số cho vay Trđ 191.223 239.933 360.040 7. Tổng nguồn vốn Trđ 191.498 243.412 318.428 8. Thu nhập lãi cho vay Trđ 15.154 15.382 25.648 9. Tổng thu nhập Trđ 27.607 25.785 38.759 10. Chi phí lãi Trđ 12.077 10.996 17.030 11. Tổng tài sản Trđ 191.498 243.412 318.428 12. Nợ xấu/Tổng dư nợ % 5,87 1,56 0,72 13. Dư nợ/Tổng vốn huy động % 52,38 72,35 80,76 14. Vòng quay vốn tín dụng Vịng 1,90 1,62 1,58 15. Hệ số thu nợ % 96,67 82,13 79,22 16. Dư nợ /Tổng nguồn vốn % 52,38 58,83 68,47

17. Thu nhập lãi cho vay/Tổng thu

nhập % 54,89 59,65 66,17 18. Thu nhập lãi cho vay/Chi phí

lãi Lần 1,25 1,40 1,51

19. Thu nhập lãi cho vay/Tổng tài

sản % 7,91 6,32 8,06

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Cái Răng)

4.3.1. Chất lượng tín dụng (Nợ xấu/Tổng dư nợ)

Để đánh giá chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thể hiện rủi

ro tín dụng của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ thấp nếu rủi ro tín dụng được đánh giá ở mức cao.

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo&PTNT quận Cái Răng năm 2008 là 5,87% cao hơn mức cho phép của NHNN Việt Nam theo QĐ/2005/QĐ-NHNN là 5%. Nguyên nhân là do nền kinh tế gặp nhiều khó

khăn, lạm phát cao, NHNN chủ trương thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát

nâng cao lãi suất cơ bản. Ngày 11/6/2008 lãi suất cơ bản được nâng từ 12%/năm

lên 14%/năm làm cho lãi suất cho vay gia tăng. Góp phần khiến cho khách hàng

gặp nhiều vấn đề trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ này đã được giảm dần ở các năm sau đó. Năm 2009 tỷ lệ này là 1,56% giảm 73,42% so với năm 2008. Năm 2010 là 0,72% giảm 53,84% so với năm 2009. không những tỷ lệ này giảm mà còn giảm cả về số lượng nợ xấu của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đã đưa ra những biện pháp

nâng cao trình độ chun mơn trong cơng tác thẩm định để cho vay, đưa ra các

chính khen thưởng cán bộ tín dụng hồn thành tốt cơng việc. Không để nợ quá

hạn, nợ xấu phát sinh.

4.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn (Dư nợ/Tổng vốn huy động)

Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì quá lớn thì khả năng huy

động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng

vốn khơng hiệu quả.

Với số liệu về hiệu suất sử dụng vốn nói trên ta thấy tỷ lệ này tăng dần qua

các năm. Cho thấy tình hình sử dụng vốn huy động cho các hoạt động ngắn hạn

của ngân hàng đã được nâng lên. Năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn là 52,38%

nghĩa là 1 đồng vốn huy động được sẽ đóng góp khoảng 0,52 đồng vào hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Việc sử dụng vốn của năm này là chưa tốt, dư ngắn hạn còn quá nhỏ so với vốn huy động. Trong khi dư nợ ngắn hạn của năm này chiếm hơn 65% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do hộ dân, doanh nghiệp không với tới được nguồn vốn vay do lãi suất quá cao. Đến năm 2009 và 2010 tình hình

tăng lên. Vốn huy động đáp ứng đủ hoạt động cho vay mà chủ yếu là cho vay

ngắn hạn.

4.3.3. Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ số vịng quay vốn tín dụng cho biết một đồng vốn khả dụng trong một

năm tham gia bao nhiêu vịng trong q trình chu chuyển vốn. Chỉ tiêu này của ngân hàng tương đối tốt qua ba năm nhưng nó lại đang trên đà tuột dốc mạnh.

Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 1,9 vịng, sang năm 2009 là

1,62 vòng giảm 0,28 vòng so với năm 2008. Năm 2010 lại tiếp tục giảm còn 1,58 vòng giảm 0,04 vòng so với năm 2009. Do cho vay ngắn hạn của ngân hàng ngày

càng tăng làm tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng trưởng chưa tương xứng với doanh số cho vay. Vì vậy đã làm cho

thời gian quay vòng của vốn chậm lại. Ngân hàng cần nhanh chóng đề ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

4.3.4. Hệ số thu nợ

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ qua ba năm có xu hướng giảm dần. Nhìn chung hệ số này của năm 2008 là tương đối tốt trên 96% do doanh số cho vay của ngân hàng còn thấp, việc thu hồi nợ diễn ra dễ dàng hơn. Khách hàng đa phần được thẩm định một cách chặt chẽ mới quyết định giải ngân cho vay. Hệ số này lần lượt giảm vào năm 2009 còn 82,13%, năm 2010 còn 79,22%. Cho thấy NHNo&PTNT quận Cái Răng đang gặp vấn đề về tình hình thu nợ. Việc xử lý các món nợ lãi, nợ q hạn cịn chậm làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

4.3.5. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt

động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động tín dụng ngắn hạn hay không.

Trong ba năm qua chỉ tiêu này của ngân hàng luôn ở mức cao và tăng các năm.

Cụ thể, năm 2008 chỉ tiêu này là 52,38%, năm 2009 là 58,83%, năm 2010 là 68,47%. Sự tăng lên không ngừng của tỷ lệ này qua các năm cho thấy tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ln tăng trưởng khơng ngừng và chiếm vai trị rất lớn trong hoạt động chung của đơn vị.

4.3.6. Hiệu quả tín dụng

- Thu nhập lãi cho vay trên tổng thu nhập

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Từ đó cho thấy vai trị và vị trí của hoạt động cho vay ngắn hạn trong việc tạo ra lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Ta thấy chỉ tiêu này liên tục tăng qua ba năm: năm 2008 chỉ tiêu này là

54,89%, năm 2009 là 59,65%, năm 2010 là 66,17%. Điều này chứng tỏ nguồn

thu từ hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm vị trí quan trọng và ngày càng nâng

cao trong tổng thu nhập. Ngân hàng cần đầu tư thêm các hoạt động khác để cơ cấu nguồn thu đa dạng hơn và hạn chế rủi ro xảy ra.

- Thu nhập lãi cho vay trên chi phí lãi

Chỉ tiêu này cho ta thấy số tiền thu được so với chi phí bỏ ra trong hoạt

động tín dụng, chỉ tiêu này càng cao có nghĩa lợi nhuận thu về từ hoạt động tín

dụng càng nhiều hay chi phí bỏ ra từ hoạt động tín dụng càng thấp.

Năm 2008 chỉ tiêu thu nhập lãi ngắn hạn trên chi phí lãi ngắn hạn là 1,25

lần, có nghĩa cứ 1 đồng chi phí bỏ ra ngân hàng thu về được 1,25 đồng. Năm 2009 là 1,4 lần, năm 2010 là 1,51 lần. Qua các năm chỉ tiêu này luôn tăng, do ngân hàng tiến hành phân loại nhiều kỳ hạn cho vay, nhiều kỳ hạn huy động vốn và áp dụng các mức lãi suất phù hợp cho từng kỳ hạn, từng loại tiền, từng dự án vay vốn. Dẫn đến việc thu nhập lãi tăng lên và chi phí trả lãi giảm xuống. Cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông quận cái răng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)