Thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 66 - 68)

Theo quy định tại Điều 310 và Điều 295 BLTTDS, thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm cũng được thực hiện như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm khơng mở cơng khai. Nếu có người tham gia tố tụng đã được Tịa án triệu tập vắng mặt thì phiên tịa vẫn được tiến hành. Trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi mà khơng có người thay thế ngay thì phải hỗn phiên tịa.

Sau khi chủ tọa khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng tái thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, q trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Sau đó, đại diện Viện kiểm sát pháp biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.

Trong trường hợp, có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Tồ án triệu tập tham gia phiên tồ thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị.

Cuối cùng các thành viên của Hội đồng tái thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Hội đồng tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Quyết định tái thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán thành. Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. Trong trường hợp không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phải hỗn phiên tồ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hỗn

phiên tồ, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

Tuy nhiên, do mục đích tái thẩm khác với mục đích giám đốc thẩm nên ở trong phiên tòa tái thẩm, Hội đồng tái thẩm chủ yếu tập trung vào việc xác định căn cứ kháng nghị. Trường hợp có căn cứ kháng nghị thì Hội đồng tái thẩm sẽ khơi phục lại vụ án để xét xử lại từ đầu.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa tái thẩm, như sau:

Tại phiên tòa tái thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Tịa án triệu tập đến phiên tòa tái thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng tái thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử tái thẩm cơng bố ý kiến của họ.

Đại diện Viện kiếm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện VKS phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 341, Điều 357, đối với việc Hội đồng tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án, BLTTDS năm 2015 chia ra làm 2 trường hợp, cụ thể:

- Trường hợp Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao xét xử tái thẩm bằng

Hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 thẩm phán thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

- Trường hợp toàn thể Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao, Hội đồng thẩm

phán TAND tối cao xét xử tái thẩm thì phiên tịa xét xử phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia và quyết định của Hội đồng xét xử phải

được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)