- Về tình hình giải quyết các vụ án tái thẩm
Qua số liệu thụ lý, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của các năm, có thể
nhận thấy số vụ việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án dân sự ở TANDTC và Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh đều chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng số vụ việc dân sự mà TAND các cấp giải quyết.
Qua các báo cáo tổng kết của ngành Tồ án hay báo cáo tổng kết cơng tác giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC thì chúng ta đều thấy số liệu gộp chung án giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng trên thực tế đó chủ yếu là số lượng án giám đốc thẩm, cịn số vụ tái thẩm là rất ít. Theo Báo cáo tổng kết của Tồ Dân sự TANDTC thì trong năm 2008, TANDTC xét xử tái thẩm 03 vụ; năm 2009 là 02 vụ, năm 2010 là 02 vụ…. Như vậy, số vụ tái thẩm quá nhỏ so với số vụ giám đốc thẩm. Điều này cũng xuất phát từ tính chất của thủ tục tái thẩm.
Việc số lượng án giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số án đã xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm cho thấy chất lượng xét xử của ngành Toà án đã và đang được nâng cao; bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm đã đảm bảo chất lượng, có căn cứ, đúng pháp luật và ít sai sót. Ngồi ra, tỷ lệ án giám đốc thẩm, tái thẩm giữa các năm khơng có chênh lệch nhiều chứng tỏ ngành Tồ án khơng ngừng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng xét xử.
- Công tác tái thẩm của TAND cấp tỉnh chưa thực sự hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, số lượng án tái thẩm là rất ít. Trong đó chủ yếu là các án tái thẩm do TANDTC giải quyết. Số liệu thu thập từ văn phòng của Tòa án nhân dân một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc cho thấy gần như khơng có án tái thẩm. Như vậy rõ ràng việc tái thẩm ở cấp tỉnh chưa đạt được
hiệu quả.
Việc tái thẩm ở cấp tỉnh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Thực trạng này đến từ một số các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ BLTTDS Việt Nam năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có quy định Tòa án xét xử theo 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu có những sai phạm thì hầu hết sẽ được sửa chữa, khắc phục ngay ở cấp phúc thẩm. Tòa án nhân dân cấp tỉnh lại chỉ có thẩm quyền tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong những trường hợp phải xét xử phúc thẩm thì thẩm quyền tái thẩm lại thuộc về TANDTC.
+ Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc tái thẩm ở Tịa án nhân dân cấp tỉnh khơng đạt được hiệu quả cao là do đội ngũ thẩm phán ở các Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn yếu, thiếu và kém. Trong những năm gần đây, không thể phủ nhận sự tiến bộ về mặt số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, ở một số tỉnh vùng sâu, xa thì số lượng thẩm phán vẫn chưa đảm bảo cho công tác xét xử nhất là việc thực hiện tái thẩm – hoạt động tố tụng cần có sự tham gia của hội đồng thẩm phán.
Chính vì những ngun nhân trên mà việc áp dụng thủ tục tái thẩm tại các Tịa án nhân dân cấp tỉnh khơng đạt được hiệu quả.
- Vướng mắc trong thi hành bản án, quyết định đối với bản án, quyết định bị huỷ theo quyết định tái thẩm
Theo quy định của pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải được thi hành. Người được thi hành án và cả người bị thi hành án đều có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cho thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án. Trong khi đó, thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì mới có quyết định tái thẩm xử
huỷ án. Việc xử lý “hậu thi hành án” trong những trường hợp trên sẽ rất khó
khăn. Nếu là các quan hệ tranh chấp như: vay, mượn, hay bồi thường thường thiệt hại…thì khắc phục hậu quả của việc đã thi hành bản án, quyết định mà bị huỷ theo thủ tục tái thẩm thì có phần đơn giản hơn nhưng đối với những tranh chấp liên quan đến nhà đất thì rất khó giải quyết, gây thiệt hại cho lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Do đó, vấn đề đặt ra là pháp luật cần có những quy định để giải quyết những vướng mắc này.