Căn cứ vào mục đích, tính chất của tái thẩm dân sự, Điều 309 BLTTDS quy định khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền sau:
Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là, đối với trường hợp việc kháng nghị tái thẩm của người có thẩm quyền là khơng có căn cứ và trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị là đúng đắn thì Hội đồng tái thẩm khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Thứ hai, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung. Có thể thấy đây là trường hợp mà có cơ sở để xác
định việc kháng nghị tái thẩm là có căn cứ. Nghĩa là quyết định của tòa án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án khơng phù hợp với thực tế khách quan của nó, khơng đúng pháp luật thì Hội đồng tái thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án. Tòa án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết vụ án như đối với vụ án mới. Trong q trình giải quyết lại vụ án, tịa án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Điều này
lý giải tại sao Hội đồng tái thẩm phải huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại mà không thể xét xử phúc thẩm lại như thủ tục giám đốc thẩm. Đối với thủ tục tái thẩm, nếu xác định có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án thì phải xử lại vụ án đó như đối với án mới nên phải
xét xử sơ thẩm lại. Khi hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị để xét xử lại vụ án dân sự, Hội đồng tái thẩm có thể hướng dẫn
tịa án cấp dưới xử lại vụ án về những vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án tòa án cấp dưới vẫn phải căn cứ vào pháp luật và thực tế khách quan của vụ án mà quyết định. Bản án, quyết định của tòa án xét xử lại vụ án cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ ba, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Khi có các căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại Điều 192 BLTTDS hiện hành thì Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Đó là những căn cứ sau:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
- Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tun bố phá sản mà khơng có
cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc
người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện;
- Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp khơng có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
- Các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải
quyết vụ án;
- Đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
- Thời hiệu khởi kiện đã hết, cũng như một số trường hợp khác theo quy
định của pháp luật…
So với thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm thì Hội đồng tái thẩm
khơng có quyền: “giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án
cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa”. Điều này xuất phát từ tính chất đặc thù của
thủ tục tái thẩm là xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện được những tình tiết mới mà các tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án. Như vậy, vụ án đã giải quyết khi chưa có những tình tiết đó, vì vậy khơng thể có quyết định đúng.
Những quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm trên được kế thừa tại Điều 356 BLTTDS năm 2015, chỉ khác ở điểm “Hội đồng tái thẩm” được thay thế bằng “Hội đồng xét xử tái thẩm”.