Khác với đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật, đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là tất cả những bản án, quyết định dân sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao. Trong đó, đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định dân sự bị phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, còn đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tịa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự [39, tr.41].
Theo quy định của BLTTDS, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể trở thành đối tượng kháng nghị tái thẩm bao gồm:
- Bản án, quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị;
- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoại trừ, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, đối với các bản án, quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì dù có tình tiết mới thì cũng khơng phải là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục tái thẩm mà là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Khác với đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, những bản án, quyết định là đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, tịa án khơng có sai lầm, vi phạm pháp luật. Nếu khơng phát hiện ra được những tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà tòa án, đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án và không xác định được mối liên quan của nó với việc ra bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn được coi là đúng đắn.
Riêng đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự pháp
luật tố tụng dân sự quy định: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội” [22, Khoản 2 Điều 188][25,
Khoản 2 Điều 213]. Như vậy, quyết định công nhận sự thoả thuận của các
đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà không thể