Công tác kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 79 - 88)

Kháng nghị là bước đầu tiên làm phát sinh thủ tục tái thẩm nên khi có quyết định kháng nghị một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay khơng thì người có thẩm quyền kháng nghị cần phải xem xét thận trọng. Bởi việc kháng nghị dẫn đến hậu quả là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

có thể bị hủy. Tuy nhiên, số lượng kháng nghị và án xét lại theo thủ tục tái thẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.

Việc tìm hiểu các số liệu thống kê về kháng nghị tái thẩm là rất khó khăn

do Báo cáo tổng kết năm của ngành Tịa án khơng thống kê riêng về kháng

nghị tái thẩm mà thống kê chung với kháng nghị giám đốc thẩm: Trong năm 2011 có 745 vụ có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm năm 2012 là 748 vụ, năm 2013 là 769 vụ; năm 2014 là 1.100 vụ và năm 2015 là 742 vụ [32, 33, 34, 35, 36]. Tương tự, Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin VKSNDTC cũng thống kê chung kháng nghị tái

thẩm với kháng nghị giám đốc thẩm: Trong năm 2011 Viện kiểm sát kháng

nghị 382 vụ, được tòa chấp nhận 355 vụ; năm 2012 Viện kiểm sát kháng nghị 276 vụ, được tòa chấp nhận 243 vụ; năm 2013 Viện kiểm sát kháng nghị 315 vụ, được tòa chấp nhận 279 vụ, năm 2014 Viện kiểm sát kháng nghị 228 vụ, được tòa chấp nhận 202 vụ; năm 2015 Viện kiểm sát kháng nghị 179 vụ, được tòa chấp nhận 166 vụ [46, 47, 48, 49, 50]. Trong khi đó số án kháng nghị tái thẩm trong những năm này là rất ít.

Số lượng kháng nghị tái thẩm quá ít so với thủ tục xem xét bản án có

hiệu lực pháp luật khác là giám đốc thẩm bởi một số các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Số lượng kháng nghị tái thẩm ít một mặt thể hiện chất lượng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhìn chung là đảm bảo chất lượng, đúng pháp luật.

+ Hơn nữa, căn cứ để kháng nghị tái thẩm phải là phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung, quyết định mà Tịa án khơng biết đến được những tình tiết đó khi ra bản án hoặc quyết định đó. Điều này là rất khó xảy ra, bởi hiện nay theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thì quá trình xét xử vụ án có thể được thực hiện ở hai cấp xét xử, ở mỗi cấp lại thực

hiện nhiều giai đoạn khác nhau. Trong q trình đó Tịa án đã xem xét rất kĩ các tình tiết của vụ án. Chính vì thế cho nên có rất ít tình tiết bị bỏ sót, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ít bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Ngồi ra, việc xác định tình tiết mới là căn cứ tái thẩm đúng pháp luật là một vấn đề rất khó, rất dễ nhầm lẫn với những tình tiết chưa phát hiện được mà do lỗi của thẩm phán trong q trình tố tụng.

Ta có thể lấy một ví dụ về tình tiết mới để làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự được thể hiện trong nội dung vụ án “kiện

địi nhà cho ở nhờ” giữa ơng Bùi Văn Năm và Bùi Thanh Nghị của Tòa án

nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng dưới đây:

Năm 1986, thực hiện quyết định của UBND thành phố Hải Phòng, UBND xã Mỹ Đức, huyện An Lão tiến hành làm thủ tục xin giao đất cho 40 hộ dân làm nhà ở tại khu vực thôn Qn Rẽ. Tại thời điểm đó, ơng Nghị đang lao động tại Đức nên đã nhờ ông Năm làm thủ tục xin cấp đất và xây nhà.

Ông Năm làm thủ tục xin cấp đất và được UBND xã Mỹ Đức cấp 195 m2

(5m x 39m) theo Quyết định số 40 ngày 02/01/1986 đứng tên ông Bùi Thanh

Nghị, sau đó ơng Năm tiến hành xây nhà (nay là ngôi nhà số 302 thôn Quán Rẽ).

Trong quá trình xây dựng nhà số 302, ơng Năm lấn chiếm đất liền kề và xây nhà trên diện tích đất lấn chiếm (nay là ngơi nhà số 304 thôn Quán Rẽ). UBND xã Mỹ Đức phạt ông Năm ba lần về việc lấn chiếm đất làm nhà được thể hiện thông qua các phiếu thu: số 111 ngày 29/03/1986; số 198 ngày 24/10/1986; số 214 ngày 24/11/1986. Cả ba lần trên ông Năm đều là người trực tiếp nộp tiền phạt, song tại phiếu thu số 111 ông Năm đã đề nghị ghi tên ông Bùi Thanh Nghị là người nộp tiền.

nhà 302 cùng Quyết định số 40 ngày 02/01/1986 và phiếu thu số 111 ngày 29/03/1986 cịn ơng Năm vẫn sử dụng ngôi nhà số 304. Ngày 29/08/1989, UBND xã Mỹ Đức lập biên bản xử lý hộ làm nhà khơng có giấy phép đối với

ơng Năm nhưng vẫn giao cho ông Năm sử dụng 375 m2 và buộc ông Năm

phải bồi thường tiền đền bù hoa lợi đất 208.000đ và thủ tục địa chính phí 12.000đ (phiếu thu số 80 ngày 15/09/1989).

Ngày 16/09/1989, ơng Phạm Đình Hồng – phó chủ tịch UBND xã Mỹ Đức ký quyết định chuyển quyền sử dụng đất thổ cư khơng có số cho ơng

Năm, quyết định đã thu hồi toàn bộ 355 m2 nhưng giao lại cho ơng Năm 210

m2 có giáp ranh cụ thể, trong đó phía đơng giáp đất thổ cư của ơng Nghị (dài 3m).

Ngày 06/05/2003, Tịa án nhân dân huyện An Lão thụ lý vụ án tranh chấp về ngôi nhà số 304 giữa ông Nghị và ơng Năm. Tuy nhiên, trong q trình giải quyết vụ án ơng Năm chỉ cung cấp cho Tịa án bản phơtơ khơng có cơng chứng các tài liệu: Quyết định chuyển quyền sử dụng đất thổ cư không có số cho ơng Năm ngày 16/09/1989 do ơng Phạm Đình Hồng ký, biên bản xử lý hộ làm nhà khơng có giấy phép ngày 29/08/1989, biên bản phân định ranh giới đất ở ngày 16/09/1989. Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ông Năm nộp bản gốc nhưng ông Năm không cung cấp được vì tại thời điểm đó ơng Năm đã để thất lạc mất giấy tờ trên. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng tài liệu trên là thiếu khách quan nên đã không được coi là chứng cứ để giải quyết vụ án. Từ đó, Bản án số 03/2004/DS-ST ngày 27/07/2004 của Tịa án nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng căn cứ vào phiếu thu số 111 ngày 29/03/1986 mang tên người nộp phạt Bùi Thanh Nghị đã xác định ngôi nhà số

304 trên 195 m2 là của ông Nghị, buộc ông Năm phải trả nhà và đất cho ông

Nghị.

và chức danh lãnh đạo ký) gồm: 02 phiếu thu nộp phạt lấn chiếm đất số 198 ngày 24/10/1986, số 214 ngày 24/11/1986; phiếu thu bồi thường hoa lợi số 80 ngày 15/09/1989; Quyết định chuyển quyền sử dụng đất thổ cư khơng có số cho ơng Năm ngày 16/09/1989 do ơng Phạm Đình Hồng ký; biên bản xử lý hộ làm nhà khơng có giấy phép ngày 29/08/1989; biên bản phân định ranh giới đất ở ngày 16/09/1989. Ngày 01/06/2011, ơng Năm có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án sơ thẩm nêu trên vì ơng Năm cho rằng các tài liệu gốc nêu trên là các tình tiết mới phát hiện.

Như vậy, vấn đề đặt ra là toàn bộ các tài liệu gốc mà ơng Năm tìm thấy có phải là “tình tiết mới” khơng? Trong q trình xem xét lại bản án trên theo thủ tục tái thẩm, cũng có quan điểm cho rằng đây khơng phải là các tình tiết mới bởi thực tế tất cả tài liệu trên Tòa án cũng như các đương sự đã biết (đều có bản phơtơ trong hồ sơ vụ án) nhưng đã khơng được áp dụng trong q trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, cần có nhận thức thống nhất rằng Tịa án và các đương sự chỉ mới biết được nội dung của các tài liệu trên cịn việc các tài liệu trên có tồn tại thực tế và có hợp pháp hay khơng thì cả Tịa án và các đương sự khơng thể biết vì ơng Năm chỉ cung cấp bản phơ tơ khơng có cơng chứng, chứng thực. Tại thời điểm giải quyết vụ án, ngay chính bản thân ơng Năm cho rằng các tài liệu trên đã bị mất nên khơng thể chứng minh tính hợp pháp, tính xác thực của các tài liệu này. Do vậy, việc ơng Năm tìm thấy các tài liệu gốc đã chứng minh sự tồn tại thực tế cũng như hợp pháp của các tài liệu trên nên vẫn được coi là tình tiết mới.

Mặt khác, việc ơng Năm xuất trình các tài liệu gốc đã chứng minh được

quyền quản lý và sử dụng ổn định ngôi nhà 304 trên 355 m2 đất của gia đình

ơng Năm từ năm 1986 tới nay. Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào phiếu thu số 111 ngày 29/03/1986 mang tên người nộp phạt Bùi Thanh Nghị

trả nhà và đất cho ông Nghị là không đúng, chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ơng Năm.

Do đó, ngày 31/08/2011, Viện kiểm sát nhân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kháng nghị số 01/QĐ-KNTT-P5 kháng nghị Bản án số

03/2004/DS-ST ngày 27/07/2004 của Tòa án nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng theo thủ tục tái thẩm theo hướng hủy Bản án sơ thẩm nêu trên để xét xử lại và được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng chấp nhận.

+ Một nguyên nhân nữa đó là do sự khó phân biệt giữa căn cứ kháng nghị của hai thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm. Có nhiều trường hợp vừa có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vừa có căn cứ để kháng nghị tái thẩm.

Ví dụ như trong vụ án "Tranh chấp thừa kế tài sản" giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ơng Trần Đĩnh Mãng với bị đơn là ơng Trần Đình Bê

(Bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc

thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh).

Tại đơn khởi kiện đề ngày 22/3/2006 và quá trình giải quyết vụ án, ngun đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ơng Trần Đình Mãng trình bày: Cụ Trần Đình Cật có 2 vợ: vợ cả là cụ Nguyễn Thị Bằng, vợ hai là cụ Nguyễn Thị Tình. Cụ Cật và cụ Bằng có 7 người con là các ơng, bà: Trần Đình Thái, Trần

Cơng Luyện, Trần Đình Oánh, Trần Đình Phức, Trần Đình Bê, Trần Thị

Thanh Lan và Trần Đình Ngự. Cụ Cật và cụ Tình có 7 người con là các ơng, bà: Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Thanh Loan, Trần Đình Mãng, Trần Thị Kim Hồng, Trần Đình Trung, Trần Thị Kim Ánh và Trần Đình Long. (Cụ Cật chết năm 1998, cụ Bằng chết năm 2003, cả hai cụ đều không để lại di chúc).

Về tài sản, cụ Cật và hai người vợ tạo lập được tài sản như sau: cụ Cật và cụ Bằng tạo lập được căn nhà số 25 đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình

lý, sử dụng. Cụ Cật và cụ Tình tạo lập được căn nhà số 365/19B đường Xô Việt Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cụ Tình đang quản lý, sử dụng. Cụ Tình và ơng Trần Đình Mãng yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà ông Bê đang trực tiếp quản lý.

Bị đơn là ơng Trần Đình Bê trình bày: Về quan hệ gia đình và tài sản đúng như nguyên đơn khai, tuy nhiên năm 1998 cụ Cật chết đã để lại di chúc với nội dung giao tồn bộ căn nhà 25 đường Bạch Đằng cho ơng Trần Đình Oánh (hiện đang cư trú tại Canađa) quản lý. Bởi lẽ, năm 1987 ông Oánh gửi tiền về để sửa chữa căn nhà này với số tiền là 25.000USD, nên yêu cầu thực hiện di chúc của cụ Cật và không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn. Ông Bê yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Cật là căn nhà số 365/19B đường Xô Việt Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh hiện nay cụ Tình đang quản lý, sử dụng.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1358/2008/DSST ngày 29/8/2008, TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định (tóm tắt):

…1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Không chấp nhận yêu cầu của ơng Trần Đình Bê địi cơng nhận tờ di chúc ngày 10/1/1998 của cụ Trần Đình Cật (chết ngày 28/4/1998) vì di chúc khơng hợp pháp.

2. Xác định di sản thừa kế của cụ Trần Đình Cật (chết năm 1998) bao

gồm: Phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 25 Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh và phân nửa giá trị căn nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 356/19B Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh được chia thừa kế theo pháp luật. Còn lại phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 25 Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh thuộc quyền sở hữu của cụ Nguyễn Thị Bằng (chết năm 2003) và phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 356/19B Xơ Viết Nghệ

Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh thuộc quyền sở hữu của cụ Nguyễn Thị Tình.

3. Xác định chi phí sửa chữa nhà của ơng Trần Đình nh tại căn nhà số 25 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh là 412.400.000đ.

Chia thừa kế phần di sản thừa kế của cụ Cật cho các con của cụ Cật… Tại bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Giữ y án sơ thẩm về nội dung. Ngồi ra Tịa án cấp phúc thẩm cịn quyết định về án phí.

Ngày 15/6/2010 bà Trần Thị Thanh Mỹ (khơng phải là đương sự trong vụ án này) khiếu nại với nội dung: Bà Mỹ là con của cụ Tình và cụ Cật. Năm 1962 sau khi sinh được 3 tháng cụ Tình và cụ Cật giao bà Mỹ cho vợ chồng cụ Trần Đình Đảm (là anh của cụ Cật) ni dưỡng. Khi chia thừa kế tài sản của cụ Cật các anh chị em đã che giấu không cho bà Mỹ biết nên bà Mỹ không được hưởng thừa kế tài sản của cụ Cật.

Tại Quyết định số 15/2012/KN-DS ngày 16/01/2012, Chánh án TANDTC kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 43/2013/QĐ-GĐT ngày 22/5/2013, HĐTP TANDTC đã quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/1/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 1358/2008/DSST ngày 29/8/2008 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "tranh chấp thừa kế tài sản" giữa ngun đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ơng Trần Đình Mãng với bị đơn là ơng Trần Đình Bê và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

Như vậy, trong vụ án này việc Tịa án các cấp khơng đưa chị Trần Thị Thanh Mỹ vào tham gia tố tụng được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và đã bị Chánh án

TANDTC kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm đó vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về việc không đưa bà Trần Thị Thanh Mỹ vào tham gia tố tụng được xác định là "có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng" làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (theo khoản 2 Điều 283 BLTTDS) hay là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Trong đó, quan điểm thứ nhất cho rằng: Phải xác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)