Quyết định tái thẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 71 - 73)

Quyết định tái thẩm là văn bản do Hội đồng tái thẩm ban hành thể hiện ý chí của Hội đồng tái thẩm về việc giải quyết vụ án, bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.

Theo quy định tại Điều 301 và 310 BLTTDS thì Hội đồng tái thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định tái thẩm phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 301 BLTTDS.

Sau khi ra quyết định tái thẩm, theo quy định tại Điều 303 BLTTDS,

trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm

phải gửi ngay quyết định tái thẩm cho đương sự, những người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan; Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm

quyền. Quyết định tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng tái thẩm ra quyết định. BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm quy định về việc quyết định tái thẩm

được Tịa án có thẩm quyền tái thẩm cơng bố trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thơng tin liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo u cầu chính đáng của đương sự…(khoản 2 Điều 350).

Quy định về hình thức và hiệu lực của Quyết định tái thẩm của BLTTDS đã góp phần bảo đảm cho quyết định tái thẩm được thực hiện trên thực tế, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Chương 2 tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về tái thẩm dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay quy định tương đối chi tiết về các vấn đề của tái thẩm như: thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện; hình thức và nội dung đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị; người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm, những vấn đề về phiên tòa

tái thẩm... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, BLTTDS vẫn

còn nhiều quy định chưa thực sự phù hợp, cần sửa đổi bổ sung thêm như: căn

cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái

thẩm; thẩm quyền ký quyết định kháng nghị; những người tham gia phiên tòa

tái thẩm; phạm vi xét xử tái thẩm, về hình thức phiên tịa tái thẩm... Để việc

thi hành các quy định của BLTTDS về tái thẩm có hiệu quả hơn, trong

Chương 3 của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tái thẩm, từ đó đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)