Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 63 - 67)

3.2.1 .Chức năng

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

4.3.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp

4.3.1.1. Doanh số cho vay phân theo kỳ hạn

Trong những năm qua, Ngân hàng đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế

địa phương, xác định rõ phương hướng đầu tư, gắn chặt hoạt động của Ngân

hàng với kinh tế nông nghiệp nông thôn nên DSCV của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp là rất cao.

Bảng 4.5. DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO KỲ HẠN (2007-2009) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 98.966 124.230 152.034 25.264 25,52 27.804 22,38 Trung và dài hạn 1.364 1.068 1.205 -296 -21,70 137 12,82

TỔNG 100.330 125.298 153.239 24.968 24,88 27.941 22,29

Cụ thể năm 2007, DSCV là 100.330 triệu đồng, trong đó DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, đạt 98.966 triệu đồng, chiếm 98,8% tổng doanh số cho vay. DSCV trung hạn đạt 1.364 triệu đồng, chiếm 1,2% DSCV. Sự phân phối

khơng đều giữa tín dụng trung hạn và ngắn hạn do là do tín dụng ngắn hạn quay

vòng nhanh, khả năng luân chuyển nhanh hơn, do nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng còn hạn chế nên chưa thể mở rộng tín dụng trung hạn, do bản

chất tín trung và dài hạn mang tính rủi ro cao nên chiếm tỷ lệ ít trong tổng

DSCV. Năm 2008 DSCV tăng 24.968 triệu đồng, tỷ lệ tăng 24,88% so với năm

2007. Trong đó, DSCV ngắn hạn tăng 25.264 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,87% so với năm 2007 và chiếm 99,1% DSCV, DSCV trung và dài hạn chỉ chiếm 0,9% DSCV. Đặt biệt, DSCV trung và dài hạn năm 2008 giảm nhiều, giảm 296 triệu

đồng, tỷ lệ giảm 21,7%. Nguyên nhân do năm 2008 Ngân hàng thực hiện chính

sách thắt chặt tiền tệ, các Ngân hàng thương mại đua nhau chạy đua lãi suất, tạo tâm lý cho các nhà đầu tư chuyển sang tín dụng ngắn hạn thay vì trung và dài hạn

để hạn chế rủi ro và hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất nên DSCV năm 2008

so với 2007 tăng trưởng thấp.

152034 124230 98966 153239 125298 100330 1364 1068 1205 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

tr iệ u đồ ng Ngắn hạn TỔNG Trung và dài hạn

Hình 4.3. Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp phân theo kỳ hạn (2007-2009)

Năm 2009, DSCV của Ngân hàng tăng 27.941 triệu đồng, tỷ lệ tăng

22,29%. Trong đó, DSCV ngắn hạn tăng 27.804 triệu đồng, tỷ lệ tăng 22,38%, cho vay trung hạn tăng 137 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,82%. Năm 2009 hoạt động Ngân hàng có nhiều thay đổi so với năm 2008, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng, thị trường tiền tệ dần ổn định, lãi suất cho vay và huy động giảm

mạnh so với năm 2008. Đặc biệt thực hiện chính sách kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ thơng qua gói hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn bao gồm cả trung và dài hạn, ngắn hạn, cho vay nông nghiệp, nông thôn… giúp cho tín dụng Ngân hàng năm 2009 tăng trưởng mạnh so năm 2008. Cụ thể

DSCV tăng gần 50% so với năm 2008, trong đó DSCV trung và dài hạn tăng

mạnh 12,82% so với năm 2008. Nguyên nhân do thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo QĐ 443 của Thủ tướng Chính Phủ về hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, làm cho DSCV trung hạn tăng cao so với năm 2008. Bên cạnh

đó, DSCV ngắn hạn năm 2009 cũng tăng trưởng mạnh nhờ chính sách hỗ trợ lãi

suất theo QĐ 131 của Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng cấp trên

và đặt biệt lãi suất cho vay 2009 cũng giảm mạnh (cịn từ 10,5 – 12%/năm) cũng

làm cho tín dụng Ngân hàng có điều kiện tăng trưởng mạnh.

4.3.1.2. Doanh số cho vay phân theo ngành nghề

Hiện nay các hộ gia đình hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ tham gia hầu hết vào các lĩnh vực nuôi trồng nên DSCV nông nghiệp đều tăng qua 3

năm. Sỡ dĩ có sự tăng cao như thế là do người dân trên địa bàn tập trung chuyển

dịch mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường, ngoài ra cũng cần nhắc đến sự chỉ đạo hợp lý, kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm

khách hàng mới. Cụ thể:

Bảng 4.6. DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (2007-2009) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 21.253 20.978 31.539 -275 -1,29 10.561 50,34 Chăn nuôi 29.848 33.257 39.732 3.409 11,42 6.475 19,46 Nuôi trồng thủy sản 47.865 69.995 80.763 22.130 46,23 10.768 15,38

Chăm sóc cải tạo vườn 1.364 1.068 1.205 -296 -21,70 137 12,82

TỔNG 100.330 125.298 153.239 24.968 24,88 27.941 22,29

- Trồng trọt: là một ngành bao gồm các loại như; trồng lúa, hoa màu, chăm

sóc vườn… DSCV ngành này tăng giảm qua 3 năm. Năm 2007 là 21.253 triệu đồng, năm 2008 giảm 275 triệu ứng với giảm 1,29%. Nguyên nhân do một số hộ gia đình từ trồng lúa đã chuyển sang nuôi tôm ở một số huyện của thành phố như

Long Hoà, Long Tuyền… Đến năm 2009, DSCV đạt 31.539 triệu đồng , tăng 10.561 triệu ứng với 50,34%, do nền kinh tế đang trong q trình khơi phục, giá cả một số mặt hàng nông sản như lúa, rau màu… ổn định và tăng cao, diện tích

cây ăn trái được ổn định và do hiểu quả sản xuất cây màu cao nên một số vùng có điều kiện người dân chuyển lúa sang trồng rau màu, làm tăng diện tích rau

màu… nên nhu cầu về vốn để phát triển ngành trồng trọt tăng cao.

- Chăn ni: Bên cạnh trồng trọt thì người dân cịn chăn nuôi để tăng thêm

lợi nhuận giúp ổn định cuộc sống, chủ yếu là chăn nuôi heo, gà… DSCV đối

tượng này tăng qua 3 năm, năm 2007 là 29.848 triệu đồng, năm 2008 tăng 3.409

triệu ứng với tăng 11,42% so với năm 2007. Đến năm 2009, DSCV đạt 33.257 triệu đồng, tăng 6.475 triệu ứng với 19,46%. Mặc dù năm 2008 do nhiều loại dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng DSCV vẫn

tăng cao năm 2009 là do người dân chuyển sang tập trung nuôi các loại vật nuôi khác như cá trê vàng lai, cá tra, cá ba sa… Bên cạnh đó, những năm gần đây người dân đã tiếp cận nhanh chóng các phương thức chăn nuôi hiện đại nên hiệu

quả của con giống, thức ăn được cải thiện, giúp người nông dân nâng cao được

năng suất chăn nuôi và mang lại lợi nhuận cao, đó cũng là nguyên nhân Ngân

hàng quyết định đầu tư vào đối tượng này.

- Nuôi trồng thuỷ sản: đối tượng đầu tư chủ yếu của ngành NTTS là cá tra,

cá lóc, cá rô phi… Qua 3 năm, DSCV của ngành NTTS liên tục tăng với tốc độ nhanh. Năm 2007, DSCV của ngành này là 47.865 triệu đồng, đến năm 2008 là

69.995 triệu, tăng 22.130 triệu, ứng với 46,23% so với năm 2007. Có được sự

tăng trưởng này là do năm 2008 thị trường tiêu thụ cá tra, cá ba sa tương đối ổn định và người dân có xu hướng tái đầu tư. Đến năm 2009, DSCV của ngành vẫn tăng cao, đạt 80.763 triệu đồng, tăng 10.768 triệu ứng với 15,38% so với 2008,

do nuôi trồng thuỷ sản đạt được kết quả cao, bán được giá, tình hình dịch bệnh

suất cho vay thấp hơn những Ngân hàng Nhà nước nên thu hút đông đảo khách

hàng đến Ngân hàng vay vốn làm cho doanh số tăng cao.

- Chăm sóc cải tạo vườn: DSCV chăm sóc vườn sử dụng vào mục đích cải

tạo lại đất, chăm sóc vườn nhằm mang lại năng suất cao trên diện tích đất canh

tác. DSCV ngành này tăng giảm qua 3 năm như sau: Năm 2007 là 1.364 triệu đồng, đến năm 2008 là 1.068 triệu, giảm 296 triệu ứng với 21,70% so với năm 2007. Nguyên nhân do năm 2008 ảnh hưởng của môi trường kinh tế, trong năm

nền kinh tế có nhiều bất ổn, mà cho vay chăm sóc cải tạo vườn khả năng thu hồi nợ chậm, có nhiều rủi ro nên DSCV có xu hướng giảm. Đến năm 2009, DSCV là 1.205 triệu đồng, tăng 137 triệu ứng với 12,82%. Do địa phương thực hiện chỉ tiêu phát triển vườn cây ăn trái, để thực hiện được điều đó thì người dân phải cải tạo lại đất trồng, củng cố đê bao…Vì vậy chi phí cải tạo đất là yếu tố rất cần thiết kéo doanh số cho vay tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)