Hộ sản xuất – đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 27 - 32)

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.7. Hộ sản xuất – đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT chi nhánh

nhánh quận Bình Thủy

2.1.7.1. Khái niệm hộ sản xuất nơng nghiệp và tín dụng sản xuất nơng nghiệp

- Hộ sản xuất nông nghiệp: là những đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực nơng nghiệp.

- Tín dụng sản xuất nơng nghiệp: là hình thức tín dụng mà đối tượng phục vụ của tín dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chi phí: cây trồng, vật ni, thức ăn, cải tạo vườn, xây dựng chuồng trại, mua sắm thiết bị công cụ lao động nông nghiệp.

2.1.7.2. Phân loại hộ sản xuất

Dựa vào cách phân loại theo đối tượng cho vay của Ngân hàng thì hộ sản xuất nơng nghiệp được phân loại như sau:

- Trồng trọt: trồng lúa, mía và các loại cây trồng cho thu nhập khác.

- Chăn ni và ni trồng thủy sản: Ni heo, bị, gà, cá và các loại gia súc, gia cầm khác.

- Ngoài các đối tượng nêu trên thì cịn có một số hộ phân theo mục đích sử dụng vốn như mua máy móc thiết bị và các cơng cụ lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.7.3. Đối tượng cho vay

a) Đối tượng cho vay ngắn hạn: Tất cả chi phí mua con giống, cây giống, phân bón, thức ăn, gia súc,… đối với những cây trồng, vật ni có chu kỳ sản xuất dưới 1 năm.

b) Đối tượng cho vay trung hạn:

- Chi phí mua giống mới, mở rộng diện tích đất canh tác, chi phí cải tạo đất

để trồng những loại cây lâu năm.

- Chi phí cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, mua những tài sản cố định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.7.4. Nguyên tắc vay vốn

a) Sử dụng vốn đúng mục đích đã thảo thuận trong hợp đồng tín dụng: việc

sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích

đã thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ

sau này.

Do vậy, về phía Ngân hàng, trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay

đúng mục đích đã cam kết hay khơng. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng

vốn vay đúng mục đích hay khơng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này.

Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và Ngân hàng sau này.

b) Hoàn trả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

Hồn trả nợ gốc và lãi là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động

cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà

cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho Ngân hàng để Ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi.

2.1.7.5. Điều kiện cho vay

Mặc dù cho vay, Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc vừa nêu trên, nhưng trên thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, Ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện cho vay nhất định. Các khách hàng muốn vay vốn Ngân hàng cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt

Nam.

2.1.7.6. Thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh

doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Cho vay trung và dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với

thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn vay của Ngân hàng.

+ Cho vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng.

+ Cho vay dài hạn: Từ trên 60 tháng trở lên nhưng không vượt quá thời gian hoạt động còn lại theo quy định thành lập đối với pháp nhân.

2.1.7.7. Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định.

- Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay:

Tất cả các khoản vay phải được định giá ở mức có thể bù đắp tất cả các chi phí liên quan. Những yếu tố cấu thành trong việc xác định lãi suất cho vay bao gồm:

+ Chi phí huy động vốn, chi phí huy động bình qn của tất cả các nguồn,

do phòng kinh doanh tổng hợp hoặc bộ phận quản lý vốn xác định và thông báo chi phí vốn cho từng sản phẩm vay trước thời hạn hiệu lực của khoản vay.

+ Chi phí hoạt động bao gồm tiền lương, chi phí văn phịng đào tạo, đi lại và các chi phí hoạt động khác.

+ Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng: phụ thuộc vào điểm tín dụng của khách

hàng, tương ứng với từng điểm tín dụng sẽ xác định mức dự phịng rủi ro khác

nhau.

+ Chi phí thanh khoản: Chi phí vốn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

+ Chi phí chủ sở hữu: là mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng thu được trên vốn chủ sở hữu.

+ Có hai loại lãi suất cho vay: lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn.

2.1.7.8. Quy trình xét duyệt cho vay (6) (1) (7) (5) (4a) (2) (4b) (3)

Hình 2.1. Quy trình xét duyệt cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh quận Bình Thủy

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến và lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng. (2) Cán bộ tín dụng sau khi nhận hồ sơ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho vay trình trưởng phịng tín dụng.

(3) Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của

hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, nếu có nghi vấn thì tiến hành tái thẩm định, nếu thấy đảm bảo và mang tính khả thi thì trình lên giám đốc xem xét và ký duyệt.

(4) Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phịng tín dụng

trình quyết định cho vay hoặc không cho vay.

(4a) Nếu Giám đốc không đồng ý cho vay thì Ngân hàng thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho vay.

(4b) Nếu Giám đốc đồng ý cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng tiến hành lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm tài sản). Hồ sơ vay vốn được Giám đốc ký duyệt cho vay và chuyển cho phịng kế tốn thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán.

(5) Chuyển đến thủ quỹ giải ngân (6) Phát tiền vay cho khách hàng

(7) Hồ sơ vay vốn được chuyển về phịng kế tốn lưu trữ độc lập.

Khách hàng Kế tốn ngân quỹ

Cán bộ tín dụng

Trưởng phịng tín

dụng

Kế tốn cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)