Khái quát về Quận Bình Thủy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 37 - 39)

3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN

3.1.2. Khái quát về Quận Bình Thủy

Bình Thủy là một trong các quận trung tâm của TP Cần Thơ; phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ơ Mơn; Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền; Nam và

Đông Nam giáp quận Ninh Kiều; Đông giáp sông Hậu, Ngăn cách với huyện

Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long. Về hành chính, 8 phường là: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Long Hịa, Long Tuyền, Thới An Đơng, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa.

Bình Thủy có một hệ thống sông rạch chi chít, sơng liền sơng, vườn nối

vườn. Các con rạch có nhiều tên nôm na, dân dã như rạch Cam,rạch Chanh, rạch

Ông Vữa, rạch Bà Chủ Kiều, rạch Cái Sơn, rạch Miễu Ông… Hai bên bờ rạch là

vườn tược xanh tốt, khơng khí trong lành, là điều kiện lý tưởng cho những

tiêu biểu như: đình Bình Thủy, nhà cổ Bình Thủy, chùa Hội Linh, chùa Long Quang, mộ Bùi Hữu Nghĩa… Với môi trường xanh, sạch, đẹp cùng với việc bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng, truyền thống, du lịch Bình Thủy mang một sắc

thái riêng, độc đáo và hấp dẫn.

Quận Bình Thủy được thành lập vào đầu năm 2004, khi TP Cần Thơ chính thức tách khỏi tỉnh Cần Thơ và trở thành TP trực thuộc Trung ương. Ngày 02/01/2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Môn; các huyện: Phong

Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, thành lập quận Bình Thủy trên cơ sở tồn

bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc và các xã: Long Hịa, Long Tuyền và Thới An Đông (thuộc TP Cần Thơ cũ); đổi các xã Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đơng lần lượt thành các phường Long Hịa, Long Tuyền và Thới An Đông. Quận Bình Thủy sau khi được thành lập có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: An Thới, Bình Thủy, Trà Nóc, Long Hịa, Long Tuyền và Thới An Đơng.

Ngày 06/11/2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

16/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ơ Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh

Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường Bùi Hữu Nghĩa thuộc quận Bình Thủy trên cơ sở điều chỉnh 637,12 ha diện tích tự nhiên và 11.185 nhân khẩu của phường An Thới, thành lập phường Trà An thuộc quận Bình Thủy

trên cơ sở điều chỉnh 565,67 ha diện tích tự nhiên và 5.339 nhân khẩu của phường Trà Nóc. Sau khi điều chỉnh, Quận Bình Thủy có 7.059,31 ha diện tích

tự nhiên với 97.051 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính phường trực thuộc, bao gồm các phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đơng, Bình Thủy, Long Hịa, Long Tuyền.

Quận Bình Thủy có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của quận đứng đầu thành phố. Hai khu công nghiệp chủ lực của thành phố nằm trên địa bàn quận là Trà Nóc I, Trà Nóc

giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quận trong việc phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch.

Bình Thủy có nhiều tiềm năng nơng nghiệp, các phường Long Hòa, Long Tuyền của quận đã được quy hoạch thành vùng chuyên canh trồng rau màu sạch. Một trong những sản phẩm chuyên canh nổi tiếng của quận là dưa hấu sọc được trồng chủ yếu ở phường Long Tuyền. Năm 2008, Long Tuyền có trên 20 ha diện tích trồng dưa hấu trái vụ với năng suất khá cao từ 2,5 đến 3 tấn/công.

Định hướng phát triển kinh tế của quận là phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp. Theo đó,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận bình thủy (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)