3.2.1 .Chức năng
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2007-2009)
Vốn huy động là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn, vần đề là làm sao
thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi đó vào trong Ngân hàng. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần
lớn cịn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Ngân hàng đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh,
huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá
trình điều hành kinh doanh. Do đó, vai trị của việc huy động vốn là rất quan
trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng. Vì vậy, việc phân tích để kiểm sốt và kịp thời có những chiến lược phù hợp trong công tác huy động vốn là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
GVHD: Th.s Lê Phước Hương -40- SVTH: Nguyễn Thị Thường
Bảng 4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN BÌNH THUỶ QUA 3 NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn huy động 63.688 23,29 99.910 32,92 104.333 28,36 36.222 56,87 4.423 4,43 - Không kỳ hạn 30.870 11,29 29.586 9,75 18.195 4,95 -1.284 -4,16 -11.391 -38,50 - Dưới 12 tháng 19.243 7,04 62.270 20,52 82.582 22,45 43.027 223,60 20.312 32,62 - Trên 12 tháng 13.575 4,96 8.054 2,65 3.556 0,97 -5.521 -40,67 -4.498 -55,85 2. Vốn điều chuyển 209.731 76,71 203.611 67,08 263.525 71,64 -6.120 -2,92 59.914 29,43 Tổng nguồn vốn 273.419 100,00 303.521 100,00 367.858 100,00 30.102 11,01 64.337 21,20
30870 18195 29586 62270 82582 19243 3556 8054 13575 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000
năm 2007 năm 2008 năm 2009 triệu đồng
- Không kỳ hạn - Dưới 12 tháng
- Trên 12 tháng
Hình 4.1. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng (2007-2009)
Qua bảng 2 cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm
đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là năm 2008 so với năm 2007 là 36.222 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 56,87%, trong khi đó năm 2009 so với năm 2008 chỉ là
4.423 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,43%.
Do ảnh hưởng của môi trường kinh tế: cụ thể trong năm 2007 nền kinh tế
nước ta đang tăng trưởng cao, người dân đổ xô đi gửi tiền vào Ngân hàng. Qua năm 2008, nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp như:
chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong các tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho
vay thay đổi liên tục, trong những tháng đầu năm 2008 cuộc chạy đua lãi suất của các Ngân hàng thương mại do lạm phát tăng cao làm cho các nhà đầu tư chuyển
từ gửi tiết kiệm không kỳ hạn và trên 12 tháng sang gởi tiết kiệm ngắn hạn để
hưởng được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất làm cho nguồn vốn huy động trong năm này tăng cao.
Do tâm lý khách hàng là sợ rủi ro nên trong thời kỳ biến động kinh tế, để hạn chế rủi ro nên các khách hàng đã chuyển sang đầu tư ngắn hạn và nhờ đó
hưởng được lợi nhuận chênh lệch từ lãi suất nhằm tối đa hố lợi nhuận cho mình.
Cuối năm 2008 đầu 2009, nền kinh tế bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng, làm cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng tiếp tục giảm mạnh. Qua biểu đồ hình 2 ta có thể thấy rõ và cụ thể qua bảng số liệu 2 cho thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2009 giảm nhiều nhất trong 3 năm với
số tiền giảm là 11.391 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ giảm là 38,50%,
trong khi năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.248 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 4,16%. Tương tự, tiền tiết kiệm trên 12 tháng cũng giảm trong 2 năm 2008 và 2009 như bảng số liệu trên.
Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn lại tăng rất cao, cao nhất vẫn là năm 2008 với số tiền huy động so với năm 2007 là 43.027 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 223,60%. Sang năm 2009, số tiền gửi vẫn cịn tăng nhưng tăng ít hơn so
với năm 2008, cụ thể tăng 20.312 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 32,62%. Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này.
Trong nguồn vốn thì vốn điều chuyển ln chiếm tỷ trọng cao. Diễn biến tình hình vốn điều chuyển 3 năm qua thì riêng năm 2008 vốn điều chuyển giảm cịn 203.611 triệu đồng, giảm 6.120 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm
2,92%. Do trong năm 2008 Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt
tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Sang năm 2009, lạm phát đã được kiềm chế nên vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng trở lại như trong bảng số liệu năm 2009 là 263.525 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 59.914 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 29,43%.
Trong 3 năm mức huy động có nhiều biến đổi, tuy nhiên mức huy động của
chi nhánh không giảm mà ngược lại vẫn giữ và tiếp tục tăng. Điều đó cho thấy chi nhánh thực hiện rất thành cơng cơng tác và chính sách huy động vốn, thu hút
được nhiều nguồn khác nhau, giúp chi nhánh có vốn để thực hiện hoạt động kinh
doanh của mình và khẳng định huy động vốn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của chi nhánh.
4.1.2. Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2010
Nhìn chung nguồn vốn tăng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2010 tăng 13,7% so với cùng kỳ. Sự gia tăng của tổng nguồn vốn giúp cho hoạt động của
Ngân hàng được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay ngày càng tăng
Bảng 4.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu 2010/6 tháng đầu 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn huy động 71.899 31,53 81.683 29,86 9.784 1360 - Không kỳ hạn 10.043 4,04 14.465 5,28 4.422 44,03 - Dưới 12 tháng 59.201 25,96 64.413 23,54 5.212 8,80 - Trên 12 tháng 2.655 1,53 2.805 1,04 150 5,64 2. Vốn điều chuyển 156.172 68,47 191.926 70,14 35.754 22,89 Tổng nguồn vốn 228.071 100,00 273.609 100,00 45.538 19,96
(Nguồn: phịng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy)
- Vốn huy động: tiền gửi không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2010 tăng 44,03%
so với cùng kỳ, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 8,80%, tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng tăng 5,64% so với cùng kỳ. Tuy nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2010 tăng so với 6 tháng đầu 2009 nhưng tỷ lệ tăng lại giảm so với cùng kỳ.
Nguyên nhân là do năm 2010 nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng phục hồi, cịn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên lượng tiền Ngân hàng
huy động từ dân cư không nhiều. Do huy động vốn khó khăn, buộc Ngân hàng
phải sử dụng nhiều biện pháp thu hút người dân gửi tiền. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà Ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy, từ bảng số liệu trên ta thấy cũng không mấy bất ngờ khi tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 6 tháng đầu năm 2010 chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động do các doanh nghiệp một phần muốn tăng lượng tiền nhàn rỗi của mình một cách nhanh chóng, cịn một phần khác muốn rút vốn nhanh để phục vụ cho cơng việc sản xuất của mình.
- Vốn điều chuyển: mặc dù ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng đã rất chú
trọng đến công tác huy động vốn nhưng nguồn vốn này vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng còn phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên nên nguồn vốn này 6 tháng đầu năm 2009 tăng 22,89% và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn so với 6 tháng đầu năm 2009.