Quyền được tham gia phiên tòa

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 50)

Bị hại được quyền tham gia phiên tòa để thực hiện chức năng buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đóng vai trị tương tự một người làm chứng. Đây là quyền cơ bản của bị hại được pháp luật quốc tế thừa nhận. Nghị quyết khung về vị trí của nạn nhân trong TTHS (2001) yêu cầu các nước phải quy định quyền của nạn nhân trong việc tham gia phiên tòa và bổ sung chứng cứ trong BLTTHS quốc gia. Cả hai BLTTHS Việt Nam và Liên Bang Nga đều có quy định về quyền này của bị hại tại điểm h khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 và điểm 14 khoản 2 Điều 42 BLTTHS 2001. BLTTHS 2001 của Nga quy định bị hại được tham gia phiên tòa xét xử cấp sở thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Trong khi đó, BLTTHS 2015 của Việt Nam quy định bị hại chỉ được tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm. Đối với phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, bị hại chỉ được triệu tập tham gia khi họ có quyền, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Điều 249 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga quy định rõ “việc xét xử có sự tham gia của người bị hại và (hoặc) người đại diện của họ”. Trường hợp người bị

hại vắng mặt thì Tịa án vẫn tiến hành xét xử, trừ những trường hợp Tòa án quyết định sự có mặt của người bị hại là bắt buộc. Có thể thấy, sự vắng mặt của bị hại hầu như không ảnh hưởng đến việc xét xử của Tịa án, chỉ trong trường hợp nếu khơng có bị hại thì Tịa án khơng thể tiến hành xét xử được như: cần phải có người bị hại để thẩm vấn lại các chứng cứ, tình tiết trong vụ án mà Tịa án thấy có sự mâu thuẫn, bị hại trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại… Với vụ án tư tố, sự có mặt của bị hại là bắt buộc bởi trong vụ án này bị hại thực hiện việc buộc tội như một tư tố viên. Do đó, bị hại phải có mặt để trình bày lời buộc tội và tranh luận với bị cáo, người bào chữa… để Tòa án căn cứ vào đó giải quyết vụ án. Với vụ án tư tố, chỉ khi bị hại vắng mặt có lý do chính đáng thì Tịa án mới khơng đình chỉ vụ án (khoản 3 Điều 249).

Trong khi đó, BLTTHS 2015 Việt Nam quy định về sự có mặt của bị hại tại phiên tịa khơng rõ ràng. Điều 292 BLTTHS 2015 quy định “Nếu bị hại, đương sự,

45

người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử”. Điều này dẫn đến thực trạng mỗi phiên tịa được xét xử

tiếp hoặc hỗn sẽ tùy vào ý chí, đánh giá chủ quan của HĐXX trong các trường hợp cụ thể. Quy định này cũng thể hiện BLTTHS 2015 chưa đánh giá cao về vai trò, sự có mặt của bị hại tại phiên tịa. Do đó, BLTTHS 2015 nên học hỏi các quy định của BLTTHS 2001 của Nga để bảo đảm quyền lợi của bị hại, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đặc biệt là đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Một phần của tài liệu Quyền của bị hại nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang nga và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)