2.3.4.1 .Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại
3.1. Về vị trí pháp lý của bị hại trong hệ thống các chủ thể
Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong quá trình cải cách tư pháp của nước ta. Nghị quyết số 08/2002/NQ-TW yêu cầu “việc phán
quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo… để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp”. Điều
103 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng yêu cầu trong xét xử, nguyên tắc tranh tụng phải được bảo đảm. Tuy nhiên, các văn bản trên chỉ đề cập đến bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn xét xử mà không đề cập đến việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong các giai đoạn khác. Bản chất của tranh tụng là hoạt động tranh luận giữa hai nhóm chủ thể thuộc chức năng buộc tội và chức năng bào chữa nhằm mục đích cuối cùng là tìm ra sự thật và giải quyết vụ án khách quan, công bằng. Hoạt động tranh tụng được thực hiện trong suốt q trình giải quyết VHAS mà khơng chỉ riêng giai đoạn xét xử. Giai đoạn xét xử, cụ thể tại phiên tịa chỉ là hình thức thể hiện cao nhất của nguyên tắc tranh tụng bởi lúc này, các chủ thể thuộc chức năng buộc tội và chức năng bào chữa thông qua tranh luận trực tiếp bằng lời nói, đưa ra các chứng cứ, lập luận nhằm đạt được mục đích của mình. Là một ngun tắc cơ bản và quan trọng trong TTHS do đó nguyên tắc tranh tụng phải được bảo đảm trong suốt trong quá trình giải quyết VAHS. Điều 26 BLTTHS 2015 của Việt Nam đã mở rộng phạm vi tranh tụng so với quan điểm được thể hiện trong các văn bản pháp lý trên khi quy định tranh tụng được bảo đảm thực hiện cả trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Điều tra viên, kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người TGTT khác đều được quyền tham gia vào quá trình tranh tụng. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 lại không quy định rõ các chủ thể thực hiện chức năng gì trong quá trình tranh tụng dẫn đến sự lúng túng từ cả cơ quan, người có thẩm quyền THTT đến những người TGTT khác. Điều này dẫn đến các chủ thể tham gia tố tụng thiếu tính
62
định hướng và khơng nắm rõ bản chất vị trí, vai trị của mình khi tham gia tố tụng. Từ quy định của BLTTHS 2015 cho thấy các chủ thể đang thực hiện các chức năng cơ bản trong tố tụng còn chồng chéo nhau rất nhiều. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng khơng chỉ về mặt pháp lý mà cả trên thực tiễn giữa bên buộc tội và bên bào chữa…; làm hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong tranh tụng, dẫn đến tình trạng lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm giữa Cơ quan điểm tra, Viện kiểm sát và Tòa án; dẫn đến chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự khơng cao, vẫn cịn tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vơ tội.22 Ví dụ, về ngun tắc thì Tịa án chỉ thực hiện chức năng xét xử nhưng BLTTHS 2015 cho phép Tòa án được quyền được khởi tố VAHS (khoản 4 Điều 153 BLTTHS 2015) hay Tịa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 15 BLTTHS 2015). TTHS có ba chức năng cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Xác định chính xác vị trí, vai trị làm cơ sở quy định các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia tố tụng dựa trên ba chức năng cơ bản sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp hình sự của nước ta. Vì vậy, việc làm đầu tiên cần hồn thiện đối với chế định bị hại trong BLTTHS 2015 là xác định lại vị trí pháp lý, vai trị của bị hại cũng như của tồn bộ chủ thể tham gia tố tụng dựa trên ba chức năng cơ bản của TTHS. Có như vậy, yêu cầu đảm bảo nguyên tắc tranh tụng mới được thực hiện và kết quả giải quyết VAHS mới thể hiện đúng bản chất là một phán quyết được đưa ra trên cơ sở tranh tụng giữa các bên.
Quy định về vị trí pháp lý của bị hại trong BLTTHS 2015 của Việt Nam vẫn chưa rõ. Điểm c khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015 quy định “người tham gia tố tụng là
cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này”.
Quy định này chưa làm rõ được bị hại hoặc các chủ thể TGTT khác tham gia tố tụng với mục đích gì, quyền và nghĩa vụ ra sao. Về lý luận, người TGTT được chia làm ba nhóm: người TGTT có quyền và lợi ích trong vụ án, người TGTT để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác và góp phần bảo vệ cơng lý, người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý23. Nếu xét theo sự phân chia này thì bị hại thuộc nhóm người TGTT có quyền và lợi ích trong vụ án. Quyền và lợi ích chính của bị hại trong vụ án chính là thực hiện các hoạt động có tính chất buộc tội nhằm mục đích truy cứu TNHS đối với người
22 Nguyễn Đức Mai (2009), Phương hướng hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam, Tài liệu hội thảo
khoa học mơ hình luật tố tụng hình sự Việt Nam thuộc Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp – Giai đoạn II của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trang 5.
63
phạm tội, tìm kiếm sự cơng bằng cho mình và được đáp ứng u cầu về các thiệt hại mà mình phải gánh chịu do tội phạm gây ra.
Từ phân tích mục đích chính của bị hại khi tham gia TTHS có thể khẳng định bị hại thuộc nhóm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội khi tham gia tố tụng. Về bản chất, sự tham gia của bị hại cũng có mục đích tương tự Viện kiểm sát và có tính chất đối kháng với bên thực hiện chức năng bào chữa. Trong khi đó, nếu xem xét các BLTTHS của Việt Nam từ trước đến nay cũng như thực tiễn xét xử cho thấy bị hại chỉ có vai trị giúp cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án thơng qua nghĩa vụ khai báo khi có u cầu lấy lời khai… mà khơng thể hiện được bị hại chính là chủ thể có vai trị thực hiện các hoạt động có tính chất buộc tội khi tham gia tố tụng. Theo quan sát của tác giả, sự vắng mặt của bị hại trong thực tiễn xét xử hầu như cũng không ảnh hưởng gì tới việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Trong khi về khách quan, bị hại là chủ thể có ví trí độc lập trong TTHS bởi họ có mục đích, mong muốn về lợi ích cũng như hệ thống các quyền và nghĩa vụ riêng khi tham gia TTHS. Ý kiến, yêu cầu, tranh luận, chứng cứ của bị hại khi đưa ra phải được cơ quan, người có thẩm quyền THTT tiếp nhận, xem xét và căn cứ để giải quyết vụ án. Từ kết quả so sánh vị trí, vai trị của bị hại trong BLTTHS năm 2001 của Nga, luận văn đề xuất một số vấn đề để hoàn thiện BLTTHS 2015 của Việt Nam về vị trí, vai trị của bị hại như sau:
Một là, phân định lại vị trí pháp lý, vai trị của tất cả các chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật TTHS nói chung và bị hại nói riêng dựa trên ba chức năng cơ bản của TTHS. Trong đó quy định rõ bị hại thuộc nhóm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Quy định này sẽ giúp bị hại hiểu rõ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của mình trong việc giải quyết VAHS; giúp bị hại hiểu được bản chất các quyền, nghĩa vụ của mình để chủ động tham gia vào q trình tố tụng tốt hơn chứ khơng chỉ tham gia tố tụng một cách thụ động như trước đây. Quy định này sẽ giúp bị hại nhận thức được bị hại chính là một chủ thể thuộc bên buộc tội trong q trình giải quyết vụ án, có quyền thực hiện các hoạt động có tính chất buộc tội thơng qua đó đạt được các mục đích của mình khi tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp tồn bộ các chủ thể tham gia tố tụng, kể cả cơ quan, người có thẩm quyền THTT nhận thức lại đúng vị trí, vai trị của mình theo đúng các chức năng cơ bản trong TTHS từ đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ đúng đắn hơn, tránh thực hiện chồng chéo chức năng của nhau, phù hợp với nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Ngoài ra, BLTTHS 2015 của Việt Nam cũng cần có quy định tương tự như BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga khi bổ sung thêm người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại cũng
64
thuộc nhóm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội để việc quy định quyền, nghĩa vụ cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này khi tham gia tố tụng được đúng đắn và đầy đủ hơn.
Hai là, quy định về việc công nhận tư cách bị hại phải được thể hiện bằng văn
bản của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát tương tự như quy định tại khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga. Theo đó, tác giả đề xuất bổ sung Điều 62 BLTTHS 2015 của Việt Nam như sau: “Cơ quan đã khởi tố vụ án hình sự sau khi
xác định được tổ chức, cá nhân thiệt hại thì trong vịng 03 ngày làm việc phải ra quyết định công nhận bị hại. Quyết định công nhận bị hại phải bảo đảm được gửi trực tiếp đến bị hại trong đó ghi rõ thơng tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng… của bị hại, loại thiệt hại và mức độ thiệt hại (thực tế hoặc ước tính), vụ án được khởi tố, bị can (nếu có) bị khởi tố, các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”. Có như vậy bị hại mới có
thể biết rõ các quyền, nghĩa vụ của mình ngay từ khi vụ án được khởi tố. Từ đó kịp thời, chủ động chuẩn bị các hoạt động cần thiết nhằm tham gia tố tụng để thực hiện chức năng buộc tội cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất, tránh trường hợp chỉ đến khi cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập lấy lời khai mới được xác định tư cách tham gia của bị hại và được giải thích về các quyền và nghĩa vụ như thực tế hiện nay. Mặt khác, quyết định về công nhận tư cách bị hại sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền THTT thận trọng hơn trong việc xác định tư cách của bị hại và nguyên đơn dân sự, tránh nhiều trường hợp xác định nhầm lẫn tư cách của bị hại, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.