2.3.4.1 .Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị hại
3.2. Kiến nghị về các quyền cụ thể của bị hại
Qua so sánh các quy định về quyền của bị hại giữa BLTTHS 2015 của Việt Nam và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga, luận văn đề xuất hoàn thiện BLTTHS 2015 về một số quyền cụ thể của bị hại, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ các quy định của BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga một cách có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm của pháp luật TTHS hiện tại như sau:
Thứ nhất, bổ sung bị hại có quyền “thực hiện việc buộc tội” tại Điều 62 BLTTHS 2015 và sửa đổi, bổ sung nội dung của một số quyền của bị hại nhằm giúp bị hại thực hiện tốt chức năng buộc tội như sau:
Một là, bổ sung bị hại có quyền “thực hiện việc buộc tội” vào khoản 2 Điều 62
BLTTHS 2015 tương tự điểm 16 khoản 2 Điều 42 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga. Quyền “thực hiện việc buộc tội” của bị hại giúp bị hại nhận thức rõ vị trí, vai
65
trị của mình khi tham gia tố tụng là chủ thể có vai trị thực hiện chức năng buộc tội. Từ đó, bị hại sẽ chủ động tìm kiếm chứng cứ, tài liệu, thực hiện các hoạt động để phục vụ cho quá trình tham gia TTHS của mình được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng trong việc giải quyết VAHS, phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp của Việt Nam. Cần lưu ý “quyền buộc tội” của bị hại không chỉ được thực hiện ở các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thể hiện qua việc trình bày “lời buộc tội” tại phiên tòa. “Quyền buộc tội” của bị hại sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng của các quyền như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, cung cấp chứng cứ có nội dung buộc tội, trình bày ý kiến, đề nghị xét hỏi, tranh luận có nội dung buộc tội tại phiên tịa, kháng cáo đối với phần trách nhiệm hình sự của bị cáo… của bị hại. Ngoài ra, việc bổ sung thêm “quyền buộc tội” của bị hại tại phiên tịa cũng hồn tồn phù hợp với các quyền mà BLTTHS 2015 đã ghi nhận cho bị hại như quyền “đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại” (điểm g khoản 2 Điều 62 BLTTH 2015) hay quyền “trình bày lời buộc tội tại phiên tòa” (khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015). Quyền thực hiện việc buộc tội của bị hại sẽ đưa bị hại thuộc nhóm chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, giúp chức năng buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án được thực hiện đầy đủ hơn, từ đó giúp việc giải quyết vụ án hình sự công bằng, khách quan hơn.
Hai là, về quyền trình bày “lời buộc tội” tại phiên tịa của bị hại, luận văn đề
xuất sửa đổi khoản 4 Điều 320 BLTTHS 2015 của Việt Nam như sau: “Trường hợp
vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lợi buộc tội sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội”. Quy định này hồn tồn
phù hợp và là cơ sở củng cố “quyền thực hiện việc buộc tội” của bị hại như đã trình bày. Hơn nữa, quy định này sẽ loại bỏ sự không thống nhất giữa quy định về quyền “trình bày lời buộc tội tại phiên tòa” tại khoản 3 Điều 62 với quyền “trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội” tại khoản 4 Điều 320 BLTTHS
2015. Như đã phân tích, việc bổ sung, trình bày ý kiến sau lời luận tội của Kiểm sát
viên không thể giúp bị hại hồn tồn sử dụng được hết “quyền trình bày lời buộc tội
tại phiên tòa” được quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015. Lời buộc tội phải là một văn bản hồn chỉnh có kết cấu khoa học, logic về mặt nội dung, hình thức, trong đó đưa ra cơ sở pháp lý và lập luận, dẫn chứng, phân tích các chứng cứ, tài liệu mà bị hại có được để chứng minh sự cho việc buộc tội và các u cầu của mình là có căn cứ và hợp lý. Theo tác giả, việc trình bày, bổ sung ý kiến về lời luận tội của Kiểm
sát viên chỉ đơn giản là ý kiến bằng lời nói của bị hại thể hiện ở việc bị hại có đồng
66
của bị hại như thế nào, hồn tồn khơng có sự chuẩn bị bài bản bởi bị hại. Mặt khác, bản cáo trạng của KSV không thuộc đối tượng phải gửi trước cho bị hại xem do đó nếu quy định như khoản 4 Điều 320 BLTTHS 2015 thì bị hại hồn tồn bị động khi thực hiện quyền trình bày ý kiến sau lời luận tội của KSV tại phiên tịa, dẫn đến quy định về quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tồn của bị hại chỉ mang tính hình thức khi thực hiện trên thực tế. Ngồi ra, khơng phải tất cả các trường hợp ý kiến của bị hại đều đồng nhất với VKS. Lời luận tội của bị hại phải được xem là một căn cứ để ra Tòa án đưa ra phán quyết. Có như vậy mới bảo đảm ý nghĩa của quy định về việc cho phép bị hại tự do quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án; hoạt đơng buộc tội của bị hại ở phiên tịa mới có khả năng trở thành cơ sở để HĐXX căn cứ giải quyết vụ án cho dù “lời buộc tội” của bị hại có khơng chun nghiệp như “lời luận tội” của Kiểm sát viên đi chăng nữa. Điều này sẽ giải quyết được thực tiễn xét xử cho thấy đa phần Tòa án chỉ dựa trên “lời luận tội” và lời bào chữa của bị cáo, người bào chữa để giải quyết vụ án, trong khi bị hại cũng thuộc nhóm chủ thể có chức năng buộc tội – một bên chủ thể của hoạt động tranh tụng. Lúc này, việc giải quyết vụ án mới có thể đảm bảo yêu cầu của Điều 26 BLTTHS 2015 “Bản án, quyết định của Tòa án phải
căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tịa”.
Việc “trình bày lời buộc tội tại phiên tòa” sau khi kết thúc phần xét hỏi và mở đầu phần tranh luận phải được BLTTHS quy định như là một thủ tục bắt buộc đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Đối với những vụ án không khởi tố theo yêu cầu của bị hại, luận văn đề xuất giữ nguyên quy định bị hại được trình bày, bổ
sung ý kiến sau lời luận tội của Kiểm sát viên vì trong trường hợp này, VKS đã giữ
vai trị chính trong việc buộc tội. Việc trình bày, bổ sung ý kiến của bị hại sau lời luận tội của Kiểm sát viên sẽ giúp bị hại nêu được quan điểm buộc tội của mình, vẫn đảm bảo được “quyền buộc tội” của bị hại. Việc này có thể giúp Tịa án có thêm căn cứ để giải quyết vụ án, trong một số trường hợp cịn có thể hạn chế được khả năng Cơ quan điểm tra, Viện kiểm sát buộc tội sai do hạn chế về nghiệp vụ hoặc có tiêu cực trong q trình điều tra, truy tố.
Ba là, một vấn đề mới mà luận văn đề xuất đó là trong tương lai, các nhà lập
pháp Việt Nam cần nghiên cứu, hướng đến việc công nhận việc hịa giải thành cơng giữa bị hại và người phạm tội sau khi được cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện thủ tục hịa giải trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Trong trường hợp này, vụ án sẽ được đình chỉ. Đây là một quy định học hỏi từ sự cơng nhận hồ giải thành công giữa bị hại và người phạm tội đối với vụ án được khởi tố theo yêu
67
cầu của bị hại trong BLTTHS 2001 của Nga (Điều 20 BLTTHS 2001). Việc bổ sung thêm thủ tục hịa giải và cơng nhận sự hịa giải của bị hại và người phạm tội có những ưu điểm nhất định đối với các trường hợp bị hại đã có yêu cầu khởi tố vụ án nhưng sau đó lại có ý định muốn rút yêu cầu khởi tố do thỏa thuận được với người phạm tội. Thứ nhất, thực tiễn giải quyết VAHS cho thấy có rất nhiều trường hợp bị hại từ chối giám định thương tích vì bị can, bị cáo đã bồi thường cho họ bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Theo Báo cáo số 35/BC-BTP ngày 12/02/2015 của Bộ Tư pháp về kết quả tổng kết thực tiễn thi hành BLHS có nêu thực trạng “đối với một số tội khởi tố,
xét xử theo yêu cầu của người bị hại như tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm... cũng phát sinh tiêu cực, không được công bằng. Trong thực tế, nhiều trường hợp bị cáo, gia đình bị cáo có điều kiện về kinh tế thì thường là thương lượng bồi thường vật chất và người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố. Ngược lại đối với bị cáo khơng có điều kiện kinh tế để thương lượng bồi thường thì phải bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Đây là một bất hợp lý nhưng lại diễn ra phổ biến, gây bất bình trong xã hội suốt thời gian qua.” Từ thực tiễn này, tác giả nhận thấy nhu cầu
hòa giải để đi đến một thỏa thuận cùng có lợi giữa của bị hại và người phạm tội là có thật. Thứ hai, nhà nước khơng thể hồn tồn kiểm sốt được hết việc thỏa thuận giữa bị hại và người phạm tội. Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án do thỏa thuận được với người phạm tội mà khơng có sự cơng nhận của nhà nước thì khơng có gì đảm bảo là người phạm tội sẽ thực hiện đúng theo những nghĩa vụ mà họ đã thỏa thuận với bị hại. Thứ ba, khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 của Việt Nam cũng quy định “bị hại
hoặc người đại diện của bị hại đã rút u cầu khởi tố thì khơng có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”. Giả sử trong trường hợp bị hại
rút yêu cầu khởi tố vụ án do đã thỏa thuận được với người phạm tội về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền THTT sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi vụ án được đình chỉ, nếu người phạm tội khơng thực hiện thỏa thuận thì sẽ bất cơng cho bị hại. Trường hợp này, bị hại vừa không được yêu cầu khởi kiện lại vụ án để truy cứu TNHS đối với người phạm tội, dành lại cơng bằng cho mình mà cũng khơng được bồi thường thiệt hại gì bởi việc rút u cầu khởi tố trước đó của họ được cơ quan có thẩm quyền THTT cơng nhận là tự nguyện, khơng bị ép buộc, cưỡng bức. Thực tế nhiều trường hợp bị hại cũng không muốn phải theo đuổi vụ kiện, vướng vào pháp luật mà có nguyện vọng thỏa thuận với người phạm tội để giải quyết nhanh chóng vụ việc, nhất là khi nhà nước đã trao cho bị hại quyền được quyết định có khởi tố VAHS hay không bởi đây là những tội mà nhà làm luật đã cân nhắc kỹ khi giải
68
quyết có thể sẽ khơng có lợi nhiều cho bị hại. Mặt khác, trường hợp bị hại bị cưỡng bức, ép buộc rút u cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền THTT cũng khơng thể nào nắm hết được nên quy định này sẽ giúp cơ quan THTT kiểm soát vụ việc, hạn chế tình trạng đe dọa, cưỡng ép bị hại rút yêu cầu khởi tố. Như vây, việc thực hiện thủ tục hịa giải và cơng nhận sự hịa giải thành giữa bị hại và người phạm tội sẽ là cơ chế đảm bảo quyền lợi của bị hại trong trường hợp bị hại đã có yêu cầu khởi tố nhưng sau đó lại mong muốn rút yêu cầu khởi tố do đã thỏa thuận được với người phạm tội. Ngoài ra, quy định này sẽ giúp nhà nước quản lý được vấn đề thỏa thuận giữa bị hại và người phạm tội, làm cơ sở cho việc thống kê, nghiên cứu thực tiễn để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại. Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi tốt nhất bị hại, BLTTHS nên quy định nếu người phạm tội vi phạm thỏa thuận thì bị hại có quyền hủy bỏ việc rút yêu cầu khởi tố. Tác giả cũng kiến nghị cần quy định bắt buộc bị hại phải giám định thương tích đối với tội phạm xâm phạm tích mạng, sức khỏe hoặc có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan điều tra để xác định được loại tội phạm ban đầu. Nếu vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì thỏa thuận của bị hại và người phạm tội mới được cơng nhận vì thực tế có xảy ra trường hợp là đối với tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, do bị hại đã thỏa thuận được với người phạm tội nên không chịu đi giám định thương tích và vì vậy cơ quan có thẩm quyền THTT không biết được tỷ lệ thương tật và khơng xác định được vụ án có phải thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại hay không.
Bốn là, bổ sung quy định “trường hợp được sự thống nhất của Viện kiểm sát cấp trên hoặc đã có được sự đồng ý sau khi tham khảo ý kiến của bị hại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi thẩm quyền có quyền khởi tố vụ án hình sự đối với các tội được khởi tố theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp vì lí do khách quan mà bị hại không thể yêu cầu khởi tố”. Đây là quy định học hỏi từ khoản 4 Điều 20
BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga. Tuy nhiên, cần quy định rõ những lý do khách quan trong trường hợp này là gì ví dụ như bị hại đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể thực hiện khởi tố hoăc bị hại đang ở trong tình trạng lệ thuộc, kiểm sốt chặt chẽ của người phạm tội mà không thể thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án được.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bị hại tại điểm
g khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 như sau:
BLTTHS cần bổ sung bị hại có quyền u cầu thanh tốn các chi phí phát sinh trong q trình tố tụng bao gồm chi phí ăn ở, đi lại khi bị hại ở xa Tịa án, các chi phí phát sinh gián tiếp khác như thu nhập bị mất hoặc giảm sút khi bị hại, người đại diện
69
hợp pháp của bị hại phải nghỉ làm việc để tham gia vào quá trình giải quyết vụ án tương tự khoản 3 Điều 42 và điểm 1, điểm 2 khoản 2 Điều 131 BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga. Thực tế có khơng ít trường hợp bị hại là người nghèo, khơng có cơng việc ổn định, chỉ đi làm kiếm sống qua ngày nhưng họ vẫn nghỉ làm việc để tham gia vào quá trình giải quyết theo yêu cầu triệu tập của cơ quan có thẩm quyền THTT và cũng để tìm lại sự cơng bằng cho chính mình. Chính vì vậy, chi phí này phải do bị cáo hoặc người có nghĩa vụ bồi thường chi trả tồn bộ hoặc một phần hoặc Nhà nước bảo đảm một phần trong một số trường hợp cụ thể tùy vào hoàn cảnh thực tế của bị hại là điều hợp lý, thể hiện tính nhân đạo cũng như bảo vệ cho lẽ công bằng trong xã hội của Nhà nước.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quyền thuộc nhóm quyền được bảo đảm giải
quyết vụ án vô tư, khách quan, công bằng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, đối xử tế nhị, riêng tư, an toàn trên cơ sở học hỏi những quy định hay, tiến bộ của BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga:
Một là, bổ sung quyền “được đối xử tôn trọng, công bằng, tế nhị, riêng tư bởi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác” vào khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015. Đây là quy định cần thiết để bảo vệ bị
hại khỏi bị tổn thương thêm một lần nữa trong quá trình giải quyết VAHS bởi sự đối xử không tôn trọng, tế nhị từ phía cơ quan, người có thẩm quyền THTT và những