giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
Người có thẩm quyền THTT, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật có vai trị quan trọng trong việc giải quyết vụ án đúng
21 Điều 136 BLDS 2015 Việt Nam quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân: “1. Cha, mẹ đối với con
chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 3. Người do Tịa án chỉ định trong trường hợp khơng xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
48
đắn, khách quan do đó luật TTHS cho phép bị hại có quyền đề nghị thay đổi những người này khi có căn cứ cho rằng việc tham gia tố tụng của họ là không khách quan. BLTTHS 2015 của Việt Nam cho phép bị hại được quyền đề nghị thay đổi những chủ thể nêu trên tại điểm e khoản 2 Điều 62. Đối với những người có thẩm quyền THTT, tùy vào từng giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án mà bị hại được quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền THTT được phân cơng để giải quyết vụ án đó. Người có thẩm quyền THTT trong BLTTHS 2015 gồm: “Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên”(khoản 2 Điều 34).
BLTTHS 2001 của Nga quy định bị hại có quyền “đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng” (điểm 5 khoản 2 Điều 42). Ngoài ra, BLTTHS 2001 cũng quy định trường hợp Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, thư ký phiên tòa, người phiên dịch, người giám định, nhà chuyên môn, người bào chữa, người đại diện của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự không từ chối tham gia tố tụng khi có căn cứ thay đổi thì bị hại có quyền u cầu thay đổi họ (khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2001). Như vậy, khác với BLTTHS 2015, BLTTHS 2001 của Nga quy định bị hại có thể yêu cầu thay đổi cả người bào chữa, người đại diện của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Việc quy định người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng có thể bị thay đổi là hồn tồn hợp lý vì những chủ thể này cũng đều có thể rơi vào những trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền THTT hoặc người TGTT cho rằng việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ án của họ là không khách quan theo các căn cứ đã quy định. Bên cạnh đó, so với BLTTHS 2015 của Việt Nam thì BLTTHS 2001 của Nga cũng có quy định ngồi quyền đề nghị thay đổi người THTT, bị hại có quyền đưa ra các yêu cầu về những người THTT (khoản 5 Điều 42 BLTTHS 2001). Tuy nhiên, BLTTHS 2001 lại khơng quy định đó là những u cầu gì.